xl 1

Xử lý nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản

Việc xử lý nguồn nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản được coi là việc làm bắt buộc. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tôm, cá và năng suất thu hoạch.

Nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường. Nước ô nhiễm làm gia tăng nguồn bệnh cho thủy sản, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì vậy, việc xử lý nguồn nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản được coi là việc làm bắt buộc. Có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững ngành thủy sản.

Tình trạng nguồn nước trong ngành nuôi trồng thủy sản

Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không xử lý tốt sẽ lập tức bị ô nhiễm. Nguyên nhân do lượng thức ăn dư thừa, xác chết và chất thải của các đối tượng nuôi… khiến nước có màu và mùi rất khó chịu. Đặc biệt, lượng oxy hòa tan trong nước bị giảm mạnh, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ thủy sinh.

nuoi trong thuy san
Hình 1. Hình thức nuôi cá theo hình thức bán thâm canh và thâm canh

Hiện nay nuôi cá theo hình thức bán thâm canh và thâm canh đã và đang trở nên phổ biến. Mô hình này được nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh áp dụng, giúp nâng cao năng suất nuôi, tăng sản lượng thu hoạch. Tuy nhiên, mặt trái của nó có ảnh hưởng lớn đến môi trường ao nuôi.

Do lượng thức ăn dư thừa, chất thải dạng phân, chất bài tiết tích tụ trong nước và nền đáy. Dưới tác động của vi sinh vật và các quá trình phân hủy tự nhiên, chất thải chuyển thành Amoni, Nitorat, Photphat… hay các chất khoáng đã kích thích sự phát triển của tảo. Vì vậy dẫn đến hiện tượng nở hoa của tảo trong ao.

nuoi trong thuy san
Hình 2. Hiện tượng nở hoa của tảo trong ao

Thêm vào đó, các độc tố phát sinh từ quá trình phân hủy các chất thải trong ao nuôi và sự tàn rụi của tảo làm cho môi trường ao nuôi nhanh bị suy thoái. Dẫn đến đối tượng nuôi dễ bị nhiễm bệnh, thiếu ôxy hay nhiễm độc tính của các chất chuyển hóa. Giải pháp cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi là thay nước. Tuy nhiên, không phải địa phương nào nuôi thủy sản cũng tiện nguồn nước để thay.

Biện pháp khắc phục

Để tăng hiệu quả xử lý, tăng mật độ vi sinh, chúng ta nên bổ sung chế phẩm vi sinh. Sản phẩm vi sinh Microbe-Lift AQUA C là giúp làm sạch ao nuôi trong nuôi trồng thủy sản. AQUA C chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng. Với khả năng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường.

microbelift aqua c - che pham sinh hoc lam sach nuoc ao nuoi
Hình 3. Vi sinh Microbe-Lift AQUA C.

>>>Xem thêm: TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG VI SINH VẬT TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ?

Tác dụng của vi sinh Microbe-Lift AQUA C

  • Phân hủy chất bài tiết và thức ăn thừa của tôm cá.
  • Tạo môi trường tốt và giữ cân bằng sinh thái cho ao nuôi.
  • Tạo môi trường lành mạnh cho ao hoặc mương. Thúc đẩy sự tăng trưởng của cá nhanh hơn
  • Giảm mùi H2S, amonia và các khí độc hại trong nước. Hỗ trợ tôm cá phát triển nhanh và chất lượng thịt tốt hơn.
  • Giảm chất thải hữu cơ và hạn chế hình thành lớp bùn đáy.
  • Giảm tần suất nạo vét đáy ao.
  • Tăng tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ chết của tôm cá.
  • Giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), tiết kiệm chi phí thức ăn.
  • Cho phép thả với mật độ cao hơn, tăng sản lượng thu hoạch.
  • Hiệu quả trong khoảng pH rộng.
  • Duy trì hoạt động sinh học trong nhiệt độ nước dưới 400
xử lý nước thải

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời