Với đặc trưng là dầu và chất ô nhiễm hữu cơ, quá trình xử lý nước thải sản xuất dầu ăn áp dụng công nghệ sinh học được nhiều đơn vị lựa chọn. Công nghệ sinh học được áp dụng để xử lý nước thải sản xuất dầu ăn điển hình là AAO (Anaerobic (Kỵ khí) – Anoxic (Thiếu khí) – Oxic (Hiếu khí)).
Các nội dung chính
Nguồn gốc phát sinh và đặc trưng ô nhiễm của nước thải sản xuất dầu ăn
Quy trình sản xuất dầu ăn trải qua nhiều giai đoạn, từ chuẩn bị và xử lý nguyên liệu, nghiền ép, chiết xuất và xử lý với dung môi, lọc, tinh luyện đến đóng thành phẩm phát sinh nhiều nước thải. Trong đó, giải đoạn rửa-xử lý nguyên liệu và vệ sinh thiết bị-nhà xưởng phát sinh nhiều nước thải nhất. Bên cạnh đó là nước thải từ hoạt động vệ sinh của công nhân cũng chiếm một lượng khá lớn.
Nước thải sản xuất dầu ăn chứa 2 đặc trưng chính là: Dầu và chất ô nhiễm hữu cơ. Dưới đây là bảng ví dụ phân tích thành phần nước thải đầu vào của một nhà máy sản xuất dầu ăn hiện nay:
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị đầu vào |
1 | pH | – | 6.5 – 7.5 |
2 | BOD5 | mg/l | 700 – 1000 |
3 | COD | mg/l | 1000 – 2000 |
4 | TSS | mg/l | 350 – 500 |
5 | Tổng N | mg/l | 35 – 55 |
6 | Tổng P | mg/l | 10 – 20 |
7 | Dầu mỡ | mg/l | 180 – 280 |
8 | Tổng Coliform | MNP/100ml | 104 – 105 |
Tác hại của nước thải sản xuất dầu ăn
Nước thải sản xuất dầu ăn nếu không được xử lý sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng:
Đối với dầu, đây là một chất ô nhiễm có khả năng gây cản trở quá trình xử lý nước thải bởi nó không tan trong nước và khi ở nhiệt độ thấp thì dầu có khả năng đông và có độ kết dính cao, làm cản trở dòng chảy. Khi vào hệ thống xử lý nước thải, dầu gây bám dính vi sinh vật và các chất lơ lửng, từ đó làm giảm hiệu quả xử lý nước thải.
Nếu nước thải chứa dầu không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ kết dính và tạo thành từng mảng gây mất mỹ quan. Dầu cũng làm giảm khả năng khuếch tán oxy vào nước thải, gây cản trở quá trình phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải làm nước có mùi hôi, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của con người.
Đối với các chất ô nhiễm hữu cơ, điển hình là BOD, COD, TSS, Nitơ, Photpho, nếu không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận sẽ phân hủy và tạo thành các hợp chất gây mùi hôi thối như H2S và gây phú dưỡng hóa nguồn tiếp nhận, gây độc cho động vật thủy sinh và làm mất cân bằng sinh thái.
Với những tác hại do nước thải dầu ăn gây ra, việc xử lý nước thải sản xuất dầu ăn là yêu cầu cần thiết ở mỗi doanh nghiệp để đảm bảo an toàn cho môi trường và tránh các vấn đề pháp lý ảnh hưởng đến thương hiệu.
Xử lý nước thải sản xuất dầu ăn bằng công nghệ sinh học
Với đặc trưng là dầu và chất ô nhiễm hữu cơ, quá trình xử lý nước thải sản xuất dầu ăn áp dụng công nghệ sinh học được nhiều đơn vị lựa chọn vì mang đến nhiều ưu điểm:
- Hiệu suất xử lý chất ô nhiễm cao.
- Có khả năng duy trình tính ổn định của hệ thống vận hành trong thời gian dài.
- Chi phí đầu tư không quá cao do không cần dùng nhiều đến máy móc.
- Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thiết bị thấp do công nghệ xử lý sinh học thân thiện, ít gây hao mòn thiết bị.
- Quá trình vận hành khá đơn giản.
- An toàn cho người vận hành do giảm thiểu việc sử dụng hóa chất độc hại.
- Giảm khả năng tái ô nhiễm môi trường, điều mà các phương pháp xử lý nước thải sản xuất dầu ăn khác có thể gặp phải như phương pháp hóa học.
Một hệ thống xử lý nước thải sản xuất dầu ăn thường áp dụng quy trình xử lý như sau:
Công nghệ sinh học được áp dụng để xử lý nước thải sản xuất dầu ăn điển hình là AAO (Anaerobic (Kỵ khí) – Anoxic (Thiếu khí) – Oxic (Hiếu khí)). Để quá trình xử lý nước thải sản xuất dầu ăn bằng công nghệ AAO diễn ra hiệu quả, có 2 yếu tố khi vận hành cần quan tâm là:
- Kiểm soát tốt các điều kiện vận hành
Điều kiện vận hành ở mỗi bể sinh học xử lý nước thải sản xuất dầu ăn sẽ khác nhau, điển hình là nồng độ oxy hòa tan (DO):
- Đối với bể hiếu khí: DO > 2mg/l.
- Đối với bể kỵ khí: DO = 0 mg/l.
- Đối với bể thiếu khí: DO < 0,2 mg/l.
Bên cạnh đó, các yếu tố khác như độ pH, độ kiềm, dinh dưỡng, nhiệt độ, vận tốc nước dâng… ở mỗi bể cũng cần phải phù hợp để vi sinh vật hoạt động và xử lý chất ô nhiễm.
- Bổ sung thêm các chủng vi sinh chuyên biệt để đẩy nhanh quá trình xử lý chất ô nhiễm
Việc bổ sung thêm các chủng vi sinh chuyên biệt vào từng giai đoạn xử lý sẽ giúp tăng hiệu suất của từng bể, từ đó giúp gia tăng hiệu suất của toàn hệ thống xử lý nước thải sản xuất dầu ăn. Các chủng vi sinh thường được sử dụng là:
- Vi sinh xử lý dầu mỡ: Bổ sung vào bể tách dầu để xử lý dầu trong nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý để xử lý các chất ô nhiễm.
- Vi sinh kỵ khí: Bổ sung vào bể kỵ khí để xử lý chất ô nhiễm hữu cơ BOD, COD, giảm tải cho hệ hiếu khí.
- Vi sinh xử lý Nitơ Amonia: Bổ sung vào bể thiếu khí để thúc đẩy quá trình Nitrat hóa, chuyển hóa Nitơ Amonia về dạng Nitrat.
- Vi sinh khử Nitrat: Bổ sung vào bể hiếu khí để khử Nitrat về dạng Nitơ tự do.
Với công nghệ sản xuất độc quyền, các dòng men vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift được sản xuất và bảo quản ở dạng lỏng, đảm bảo khả năng hoạt động của vi sinh vật mạnh gấp 5-10 lần so với vi sinh vật thông thường, đặc biệt không cần kích hoạt mà có thể sử dụng trực tiếp xuống hệ thống xử lý nước thải.
Các dòng men vi sinh Microbe-Lift phù hợp để xử lý nước thải sản xuất dầu ăn là:
- Men vi sinh xử lý dầu mỡ Microbe-Lift DGTT.
- Men vi sinh xử lý kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS.
- Men vi sinh xử lý Nitơ Amonia Microbe-Lift N1.
- Men vi sinh xử lý BOD, COD, TSS Microbe-Lift IND.
Liên hệ ngay Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về phương án xử lý nước thải sản xuất dầu ăn với men vi sinh Microbe-Lift ngay hôm nay!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh