Xu ly nuoc thai tap trung khu cong nghiep Uu va nhuoc diem so voi xu ly nuoc thai phi tap trung

Ưu và nhược điểm của xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp so với xử lý nước thải phi tập trung

Bảo vệ môi trường gắn liền với bảo vệ sức khỏe con người, do đó mà nhà nước rất chú trọng đầu tư xử lý nước thải. Vấn đề xử lý nước thải tập trung hay phi tập trung vẫn còn là câu hỏi được nhiều người quan tâm tại các khu công nghiệp. Hãy cùng chúng tôi trả lời câu hỏi này và tìm hiểu những phương án xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp trong bài viết dưới đây!

Thế nào là xử lý nước thải tập trung và phi tập trung?

Xử lý nước thải tập trung  Xử lý nước thải phi tập trung
Khái niệm Xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp còn được gọi với tên khác là hệ thống xử lý tổ hợp. Hệ thống này thường bao gồm những hạng mục và thiết bị đi kèm để xử lý nước thải ô nhiễm thành nước an toàn, đủ điều kiện để xả thải ra môi trường hoặc tái sử dụng. Đối với xử lý nước thải phi tập trung, mô hình xử lý nước thải có sự riêng rẽ nhằm đảm bảo các cơ sở xả thải nhỏ lẻ được hoạt động tối ưu. Đây cũng là phương pháp có khả năng tối ưu chi phí cho các đơn vị xử lý, thường được áp dụng chủ yếu cho các hộ, cơ sở sản xuất có quy mô đáp ứng được các yêu cầu và quy định, thông thường với công suất dưới 1000m3/ngày đêm.

Ngoài ra, các mô hình xử lý nước thải tại chỗ cũng áp dụng với các cơ sở thoát nước riêng lẻ dưới 50m3/ngày đêm. Đối với các cụm dân cư, hệ thống nước thải sẽ áp dụng đối với một hộ liền kề có lượng nước thải trung bình từ 50-200m3/ngày đêm. Nhìn chung các mô hình xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp theo khu vực thường sử dụng cho các hộ có tổng lượng nước thải từ 200m3 – 1000m3/ngày đêm.

Xu ly nuoc thai tap trung khu cong nghiep Uu va nhuoc diem so voi xu ly nuoc thai phi tap trung 2
Hình 1: Xử lý nước thải tập trung và phi tập trung đang là vấn đề được nhiều người quan tâm

Ưu, nhược điểm của phương pháp xử lý nước thải tập trung và phi tập trung

Xử lý nước thải tập trung Xử lý nước thải phi tập trung
Ưu điểm
  • Khả năng xử lý cao và triệt để các vi khuẩn gây bệnh và có hại cho môi trường.
  • Quy trình xử lý tại các nhà máy xử lý nước thải tập trung bao gồm kỵ khí, SBR và mương oxy hóa. 
  • Chi phí thiết lập hệ thống thấp hơn các phương pháp xử lý nước thải tại chỗ.
Chi phí bảo trì cao, cần có nguồn đầu tư và sự cân nhắc về chi phí liên tục.
Nhược điểm
  • Chức năng chính của hệ thống là xử lý hiệu quả các dòng chảy dân dụng. Bên cạnh đó còn góp phần làm giảm chi phí của các nhà máy xử lý nước thải.
  • Các phương pháp xử lý nước thải phi tập trung bao gồm: Sử dụng bể phốt, bể tự hoại, AO, bể xử lý nước thải quy mô nhỏ… Đối với hệ thống sử dụng bể phốt, nước thải sẽ được bơm và thu gom đến trạm xử lý tập trung. Cách xử lý phổ biến nhất là sử dụng bể tự hoại truyền thống. Nhằm gia tăng hiệu suất xử lý nước thải, người ta thường cải tiến hệ thống ngày càng tiên tiến hơn để giảm nhanh lượng nitơ. Bên cạnh đó còn là để đảm bảo chất lượng nước cho nguồn tiếp nhận.
Nhu cầu xử lý ngày càng tăng cao nhưng chưa được tối ưu về ngân sách và cơ sở hạ tầng hệ thống.
Xu ly nuoc thai tap trung khu cong nghiep Uu va nhuoc diem so voi xu ly nuoc thai phi tap trung 3
Hình 2: Xử lý nước thải tập trung có quy mô lớn và hệ thống chuyên nghiệp, đồng bộ

Nên xử lý nước thải tập trung hay xử lý nước thải phi tập trung?

Từ những phân tích trên, có thể thấy mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với nhiều mô hình xử lý khác nhau. Có thể thấy phương pháp xử lý phi tập trung phù hợp với các đơn vị, khu công nghiệp nhỏ lẻ. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi vì đại đa số các khu công nghiệp tại Việt nam có quy mô vừa và nhỏ. Các chuyên gia cũng đánh giá đây là một trong những phương pháp tối ưu chi phí. Thế nhưng, nếu xét về tính hiệu quả và an toàn với môi trường thì xử lý nước thải tập trung sẽ tối ưu nhất.

Do đó, nên căn cứ vào các nhu cầu, quy mô của tổ chức, khu công nghiệp để lựa chọn phương pháp xử lý. Các doanh nghiệp, đơn vị quản lý có thể liên hệ với những đơn vị xử lý nước thải để đánh giá đúng tính phù hợp của từng phương pháp.

Tham khảo: Đối tượng nào phải có hệ thống xử lý nước thải

Phương án xử lý Nitrat nước thải tập trung dành cho khu công nghiệp tại tỉnh Tiền Giang

Biogency xin giới thiệu đến bạn dự án xử lý Nitrat nước thải tập trung tại khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang do chúng tôi đề xuất phương án bao gồm: Vấn đề, giải pháp và hiệu quả.

Vấn đề nước thải tại khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng, xử lý nước thải của khu công nghiệp này được xây dựng khá hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động từ năm 2012 với công suất của hệ thống xử lý nước thải tập trung lên đến 5000m3/ ngày đêm. 

Sau khi hoạt động được một thời gian, hiệu suất của hệ thống đã giảm đáng kể, các khảo sát cho thấy những chỉ tiêu về Nitơ tổng đa số đều vượt mức quy chuẩn xả thải theo quy định nhà nước. Thành phần ô nhiễm nước thải của khu công nghiệp này được Biogency phân tích như bảng sau:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Đầu ra Yêu cầu đạt
1 COD mg/l 40
2 Tổng Nitơ mg/l 26 18
3 Amoni (tính theo N) mg/l KPH
4 Nitrit (tính theo N) mg/l KPH
5 Nitrat (tính theo N) mg/l 22
6 pH mg/l 7.0

Dựa theo bảng phân tích, có thể thấy chỉ số tổng Nitơ đầu ra của hệ thống là 26 mg/l trong khi yêu cầu đạt của tổng Nitơ chỉ ở mức 18 mg/l. Từ đó có thể thấy kết quả đo tổng Nitơ cao gấp 1,4 lần so với mức xả thải theo quy định. Việc xử lý Nitrat kém hiệu quả đã dẫn đến hiện tượng này. Cụ thể, Nitơ trong hệ thống đang tồn tại dưới dạng Nitrat chưa chuyển hóa thành khí N2.

Xu ly nuoc thai tap trung khu cong nghiep Uu va nhuoc diem so voi xu ly nuoc thai phi tap trung 4
Hình 3: Bể Anoxic – nơi diễn ra quá trình Nitrat của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tại Tiền Giang

Giải pháp xử lý Nitrat nước thải tập trung

Sau khi tiến hành phân tích, lấy mẫu nước thải một cách kỹ lưỡng, đội ngũ kỹ sư của Biogency đã đưa ra giải pháp xử lý Nitrat nước thải tập trung cho Khu công nghiệp tại Tiền Giang. Phương pháp này chủ yếu sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND. Men vi sinh Microbe-Lift được biết đến như chế phẩm có khả năng xử lý Nitrat nhờ:

  • 13 chủng vi sinh được phân lập và hoạt động mạnh mẽ cho quá trình xử lý Nitrat bao gồm: Bacillus licheniformis, Pseudomonas citronellolis và Wolinella succinogenes,…
  • Khả năng hoạt động của vi sinh nhanh gấp 17 lần so với các vi khuẩn thông thường. Từ đó đẩy nhanh hiệu quả xử lý Nitrat.
  • Microbe-Lift IND phù hợp với tính chất ô nhiễm, thành phần của nước thải tập trung tại khu công nghiệp của hầu hết các hệ thống.
Xu ly nuoc thai tap trung khu cong nghiep Uu va nhuoc diem so voi xu ly nuoc thai phi tap trung 5
Hình 4: Men vi sinh xử lý Nitrat Microbe-Lift IND

Hiệu quả của phương pháp sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND

Hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp tại tỉnh Tiền Giang đã đạt được hiệu quả chỉ sau 1 tuần. Cùng với sự giám sát và hướng dẫn sử dụng kỹ lưỡng từ đội ngũ của Biogency, nồng độ Nitrat của hệ thống đã giảm đáng kể, chỉ còn 6.4 mg/l, từ đó chỉ tiêu Nitơ tổng cũng giảm xuống chỉ còn 11mg/l.

Giải pháp sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND của Biogency đã đạt hiệu quả tốt với các chỉ tiêu xả thải đạt quy chuẩn xả thải QCVN 40:2011/BTNMT trong thời gian ngắn. Cụ thể như sau: 

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả
1 Tổng Nitơ mg/l 11
2 N-NH4+ mg/l KPH
3 N-NO2- mg/l KPH
4 N-NO3- mg/l 6.4

Tham khảo: Vận hành hệ thống xử lý nước thải

Tại đa số các hệ thống xử lý nước thải, những chỉ tiêu về tổng Nitơ luôn gây khó khăn và đau đầu cho kỹ sư vận hành. Do đó, giải pháp xử lý Nitrat bằng sản phẩm MicrobeLift IND có thể coi là một sự lựa chọn hợp lý. Với hiệu quả thực tế, tiến triển nhanh trong thời gian ngắn và có sự hướng dẫn hỗ trợ chi tiết từ đội ngũ kỹ thuật của Biogency, mọi nỗi lo về chỉ tiêu Nitơ sẽ được giải quyết.

Hy vọng những thông tin từ bài viết đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp cũng như giải pháp xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp tối ưu nhất. Liên hệ với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ đặt mua sản phẩm Microbe-Lift IND.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký