2 Cách giúp tăng cường miễn dịch cho tôm

2 Cách giúp tăng cường miễn dịch cho tôm

Trong quá trình chăm sóc tôm nuôi, việc tăng cường miễn dịch cho tôm đóng vai trò quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu suất của vụ thu hoạch. Để giúp thủy sản của bạn khỏe mạnh và kháng bệnh tốt hơn, Biogency đã tổng hợp hai phương pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay. Đừng bỏ lỡ cơ hội cải thiện năng suất nuôi tôm của mình, hãy xem ngay bài viết để biết thêm chi tiết! 

Tăng cường miễn dịch cho tôm bằng cây bụp giấm

Nguyên nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy trên tôm là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Tôm nhiễm vi khuẩn gây bệnh hoặc được nuôi trong môi trường ao nuôi kém tập trung ở giai đoạn tôm nhỏ đến 60 ngày tuổi. Tình trạng này đặt ra cần có một giải pháp tối ưu để trị bệnh thủy sản nhưng vẫn đảm bảo ít ảnh hưởng đến môi trường và không ảnh hưởng đến con người.

Lạm dụng các loại thuốc, kháng sinh đối với vật nuôi quá mức có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người. Dư lượng thuốc còn trong thủy sản có thể gây ra những biểu hiện như đau bụng, nhức đầu, mẫn cảm,…. Người ta nhận thấy rằng chiết xuất từ các loại thảo dược có chứa các hoạt tính kháng khuẩn cao, tăng cường hệ miễn dịch cho thủy sản.

Do đó, việc chuyển đổi từ các loại thuốc sang các loại thảo dược tự nhiên là cần thiết. Trải qua quá trình nghiên cứu về đề tài tăng cường miễn dịch cho tôm, kết quả cho thấy chiết xuất từ cây bụp giấm có khả năng kích thích tăng trưởng ở tôm.

2 Cách giúp tăng cường miễn dịch cho tôm
Loài hoa bụp giấm có khả năng kích thích tăng trưởng ở tôm.

Cây bụp giấm có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa, đây là loài thực vật hoang dã và thường thấy ở những vùng ven biển nước ta. Chúng dễ dàng phát triển và sinh sôi ở cả những vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Vì thế, bà con có thể thấy sức sống và chống chịu cao của loài cây này.

Đài hoa bụp giấm có chứa nhiều các loại acid hữu cơ (citric, malic, tartric), các flavonoid (gossypetin và hibiscin, hibiscitrin, hibiscetin, gossypitrin và sabdaritrin). Trong quả khô có chứa calci oxalat, gossypetin, anthocyanin và vitamin C. Đây đều là những hoạt chất có tác dụng khi nghiên cứu về hiệu quả tăng cường miễn dịch cho tôm.

Ngoài ra, hoa bụp giấm khô còn được con người sử dụng pha với nước để hỗ trợ tiêu hóa, điều trị các bệnh về gan, mật, tim, huyết áp cao. Khi nghiên cứu với thủy sản, đặc biệt là tôm, người ta thấy rằng có nhiều dấu hiệu tích cực. Chiết xuất từ lá cây bụp giấm có khả năng kháng được vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây hoạt tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ.

2 Cách giúp tăng cường miễn dịch cho tôm
Dịch chiết thử với ba hợp chất khác nhau.

Nhóm tác giả từ hai trường Đại học Trà Vinh và Đại học Kiên Giang đã thực hiện nghiên cứu về tìm kiếm giải pháp tăng cường miễn dịch cho tôm. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của chiết xuất lá cây bụp giấm lên khả năng kháng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.

Lá cây bụp giấm sau khi thu được thì đem rửa sạch, sấy khô và nghiền nhỏ thành bột. Bột lá cây bụp giấm được kết hợp chiết xuất với các dung môi như methanol, ethanol, nước nóng. Kết quả thu được là dịch chiết bằng cả ba dung môi trên đều có khả năng kháng vi khuẩn Vibrio paraheamolyticus. Trong đó, khi sử dụng dung môi methanol thì cho ra hiệu quả tốt nhất.

Khi đưa ra thử nghiệm trực tiếp, dịch chiết được trộn lẫn cùng viên thức ăn của tôm. Theo dõi và đánh giá, nghiên cứu thu được kết quả tích cực cho thấy dịch chiết không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nuôi thả. Sau 30 ngày nuôi, chiều dài tôm đạt trung bình 15-17cm. Trong khi tôm nuôi không kết hợp dịch chiết chỉ đạt 14-15cm. Khối lượng trung bình cũng đạt 26gr/con.

Bên cạnh đó, người ta cũng nhận thấy rằng, dịch chiết ở nồng độ 1 và 1,5% có hiệu quả trong việc nâng cao đáp ứng tăng cường miễn dịch cho tôm. Đồng thời còn  thể hiện số lượng gia tăng bạch cầu không hạt (đơn nhân) trong máu tôm. Điều này cho thấy dịch chiết từ bụp giấm có hiệu quả tốt trong việc kích thích tăng trưởng, tăng cường tiêu hóa và giúp tôm hấp thu dinh dưỡng.

Tăng cường miễn dịch cho tôm bằng kẽm hữu cơ

Đối với bà con nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các giống tôm thì hẳn không còn xa lạ với Kẽm hữu cơ. Đây là chất thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc kích thích phát triển và tăng cường miễn dịch cho tôm. Chúng giúp cải thiện chất lượng và thúc đẩy hoạt động miễn dịch trong môi trường ao nuôi.

Hệ miễn dịch của tôm bao gồm 2  hình thức là miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch. Cả 2 cơ chế này đều hỗ trợ nhau trong việc đào thải sinh vật lạ gây bệnh ở tôm. Khi phát hiện có mầm bệnh xâm nhập, lớp vỏ chitin của tôm sẽ tạo ra một hàng rào vật lý để kháng khuẩn. Nếu vượt qua hàng rào này, vi khuẩn sẽ phải chịu tác động của các tế bào máu có khả năng miễn dịch.

2 Cách giúp tăng cường miễn dịch cho tôm
Kẽm có vai trò cực kỳ quan trọng đối với nuôi tôm.

Để ức chế lại các tác nhân gây bệnh này, các tế bào máu làm xơ cứng đi lớp vỏ bên ngoài của vi khuẩn. Đồng thời, nó cũng làm lành lại lớp vỏ chitin, hỗ trợ cho quá trình trao đổi carbohydrate và vận chuyển các acid amin hay protein cho cơ thể tôm.

Trong quá trình này, kẽm sẽ đóng vai trò quan trọng trong các chất chống oxy hóa và phản ứng miễn dịch. Kẽm hữu cơ xúc tác hoạt động để hình thành một số enzyme có tác dụng kháng khuẩn.

Hiện nay, bà con đang chuyển dần từ dùng kẽm sang nguồn kẽm hữu cơ dạng acid amin cùng với thức ăn. Dạng kẽm này hoạt động tốt hơn và hòa tan tốt khi vào tới hệ tiêu hóa, giúp kích thích tăng cường miễn dịch cho tôm. Kẽm là nguồn năng lượng chính ở niêm mạc ruột và là tiền protein với một số phân tử tính hiệu của hệ miễn dịch. Do đó, kẽm có thể duy trì cấu trúc và chức năng của cơ thể tôm.

2 Cách giúp tăng cường miễn dịch cho tôm
Kẽm hữu cơ xúc tác hoạt động để hình thành một số enzyme có tác dụng kháng khuẩn.

Thông thường, hàm lượng kẽm hữu cơ trong khẩu phần thấp (60 ppm, 90 ppm) thì sẽ đem lại hiệu quả chống oxy hóa của huyết tương và gan, tụy tốt hơn nhiều so với kẽm vô cơ cao hơn (120 ppm). Nghiên cứu cho thấy hiệu quả chống oxy hóa này thể hiện rõ nhất qua việc tăng cường hoạt động của các loại enzyme chủ chốt như superoxide dismutase, Cu/Zn SOD, catalase,…

Tuy nhiên, kẽm hữu cơ ở mức thấp cũng cho thấy kết quả tác động tích cực lên hệ miễn dịch thông qua tăng cường Axit Phosphatase, pro- Phenoloxidase, Lysozyme và các biểu hiện gen liên quan đến miễn dịch của gan tụy tôm. Ngoài hiệu quả tối ưu về tăng miễn dịch cho tôm, kẽm hữu cơ còn tạo ra những biến đổi tích cực trong cộng đồng hệ vi sinh đường ruột của tôm.

Tóm lại, việc tăng cường miễn dịch cho tôm không chỉ giúp phòng tránh bệnh tật mà còn tăng cường sức kháng. Bên cạnh đó nâng cao khả năng phòng bệnh của chúng trước các yếu tố gây hại từ môi trường. Đừng quên liên hệ qua hotline 0909 538 514 để biết thêm chi tiết và hướng dẫn cụ thể.

>>> Xem thêm: Lợi ích khi bổ sung axit hữu cơ cho tôm

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký