2 loại tháp giải nhiệt/tháp tản nhiệt phổ biến hiện nay

2 loại tháp giải nhiệt/tháp tản nhiệt phổ biến hiện nay

Tháp giải nhiệt (hay tháp tản nhiệt, tháp làm mát) là một thiết bị được sử dụng để làm mát nước, loại bỏ nhiệt lượng dư thừa từ các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Loại tháp này hoạt động dựa trên nguyên lý trao đổi nhiệt độ giữa nước và không khí. Trong bài viết này, Biogency sẽ giới thiệu cho bạn thông tin chi tiết về 2 loại tháp tản nhiệt phổ biến nhất hiện nay.

2 loại tháp giải nhiệt/tháp tản nhiệt phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều cách phân loại tháp giải nhiệt khác nhau. Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến nhất là dựa theo nguyên lý hoạt động của tháp. Sau đây, Biogency sẽ cùng bạn khám phá chi tiết hơn về đặc điểm của từng loại tháp tản nhiệt nhé!

Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên/tháp hạ nhiệt gió tự nhiên

Loại tháp này hoạt động dựa trên nguyên lý đối lưu tự nhiên của không khí. Khi hơi nước nóng trong tháp bay lên thì không khí mát mới sẽ đi vào tháp để làm mát nước.

Hiện nay, tháp thường được dùng cho những khu công nghiệp hay nhà máy có nhu cầu hạ nhiệt cho nguồn nước lớn. Có hai loại tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên chính bao gồm:

  • Tháp hạ nhiệt đối lưu dòng ngang: Không khí lưu thông dọc theo hướng mà nước đang rơi. Bên ngoài tháp sẽ được lắp đặt một khối đệm. Khi nước được đưa vào bên trong tháp và di chuyển qua khối đệm thì không khí cũng sẽ dịch chuyển vào bên trong tháp. Luồng không khí này sẽ mang theo nhiệt lượng của nước ra ngoài nhờ hệ thống quạt và bộ điều khiển động cơ.
  • Tháp hạ nhiệt đối lưu dòng ngược: Trái với tháp hạ nhiệt đối lưu dòng ngang, loại tháp này có khối đệm nằm ở ngay bên trong. Không khí sẽ được đưa vào từ phần đáy, ngược lại với nguồn nước được đưa vào từ phía trên tháp. Sau khi hút bớt nhiệt lượng của nước thì không khí sẽ thoát ra ở đầu phía trên. Loại tháp này cũng cần đến sự hỗ trợ của hệ thống quạt.

Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên có ưu điểm vượt trội về khả năng hạ nhiệt cho nguồn nước một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, loại tháp này cũng có nhược điểm là mức giá thành cao và có độ ồn lớn.

2 loại tháp giải nhiệt/tháp tản nhiệt phổ biến hiện nay
Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên có ưu điểm vượt trội về khả năng hạ nhiệt cho nguồn nước.

Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học

Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học sử dụng vòng quạt lớn để tăng cường thời gian tiếp xúc của không khí và nước, giúp tăng hiệu quả làm mát. Chính vì vậy, hiệu quả của loại tháp này phụ thuộc phần lớn vào đường kính, tốc độ quay của quạt và khối đệm trợ lực.

Hiện nay, có ba loại tháp tản nhiệt đối lưu cơ học phổ biến. Mỗi loại tháp có sự khác nhau về cách thức hoạt động cơ bản. Sau đây là thông tin chi tiết về từng loại tháp:

  • Tháp giải nhiệt đối lưu cưỡng bức: Loại tháp này hút không khí vào bên trong thông qua một chiếc quạt lớn để tăng tốc độ lưu thông khí. Tuy nhiên, điều này cũng tạo nên nhược điểm của tháp là có sự chênh lệch lớn giữa tốc độ không khí vào và tốc độ không khí bay ra từ tháp.
  • Tháp giải nhiệt thông khí dòng ngang: Nguồn nước sẽ được đưa vào từ phía trên tháp, đi qua các khối đệm. Trong khi đó, không khí sẽ được quạt hút vào từ một phía (tháp một dòng) hoặc các phía đối diện nhau (tháp hai dòng). Hiệu quả hạ nhiệt của loại tháp này được đánh giá cao hơn tháp giải nhiệt đối lưu cưỡng bức.
  • Tháp giải nhiệt thông khí ngược dòng: Tương tự như tháp hạ nhiệt đối lưu dòng ngược, loại tháp này cũng đưa không khí và nước vào từ hai hướng ngược chiều. Nước sẽ được đưa vào từ phía trên tháp còn không khí được đưa vào từ đáy tháp. Phía trên của tháp có hệ thống quạt hút và quạt đẩy hoạt động.

Tháp làm mát đối lưu cơ học được đánh giá rất cao về khả năng làm giảm nhiệt độ cho nguồn nước. Chính vì vậy, loại tháp này được áp dụng rộng rãi trong nhiều khu công nghiệp lớn. Nhược điểm của tháp là phần quạt và bộ điều khiển động cơ thường bị ảnh hưởng từ thời tiết và điều kiện môi trường.

2 loại tháp giải nhiệt/tháp tản nhiệt phổ biến hiện nay
Tháp làm mát đối lưu cơ học được đánh giá rất cao về khả năng làm giảm nhiệt độ.

Lưu ý khi sử dụng tháp giải nhiệt/tháp tản nhiệt

Việc sử dụng tháp giải nhiệt hiệu quả và an toàn sẽ giúp đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống và kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nhớ khi sử dụng loại tháp này:

  • Lắp đặt tháp ở vị trí thoáng mát, rộng rãi để tránh bị làm ồn bởi tiếng động cơ.
  • Nên cân nhắc kỹ và cần chọn loại tháp phù hợp với nhu cầu sử dụng, công suất, môi trường lắp đặt.
  • Nên kiểm tra đường ống dẫn nước thường xuyên.
  • Vệ sinh, bảo trì tháp định kỳ để đảm bảo hiệu quả hoạt động và tuổi thọ.
  • Có thể lắp đặt thêm thiết bị chống tiếng ồn.

Có thể thấy, tháp giải nhiệt đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, bạn nên kết hợp với việc sử dụng các men vi sinh để tăng hiệu quả lên tối đa. Hiện nay, các sản phẩm vi sinh đang được sử dụng phổ biến nhất là Microbe-Lift IND, Microbe-Lift SA, Microbe-Lift N1Microbe-Lift BIOGAS.

Các loại men vi sinh trên sẽ giúp cho tốc độ xử lý nguồn nước nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn. Bên cạnh đó, cách sử dụng men vi sinh cũng khá dễ dàng, tiện lợi. Do chế phẩm được sản xuất ở dạng thể lỏng sẵn nên bạn không cần tiến hành ngâm ủ trước khi dùng.

Qua bài viết trên, Biogency đã cùng với bạn tìm hiểu về đặc điểm của hai loại tháp giải nhiệt phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đã chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm khi sử dụng tháp tản nhiệt. Để được tư vấn thêm về tháp giải nhiệt và các sản phẩm vi sinh, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 nhé!

>>> Xem thêm: Tháp làm mát/tháp giải nhiệt được áp dụng cho những HTXLNT nào?

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký