Nuôi tôm thẻ mật độ cao bà con thường phải đối mặt với nhiều trở ngại như tôm phát triển không đồng đều, chậm lớn, dịch bệnh lan truyền nhanh. Điều này khiến nhiều người nuôi băn khoăn và chần chừ khi muốn mở rộng quy mô nuôi. Nhưng bà con đừng quá lo lắng, với 5 lưu ý khi hiệu quả dưới đây của Biogency nhé!
Các nội dung chính
Chuẩn bị hệ thống ao nuôi đầy đủ để nuôi tôm thẻ mật độ cao
Để nuôi tôm thẻ mật độ cao, người nuôi cần trang bị đầy đủ về hệ thống ao hồ nuôi. Như ao lắng lọc, ao xử lý nước, ao sẵn sàng, ao uống, ao nuôi, hệ thống quạt nước, hệ thống oxy đáy, hệ thống lọc tuần hoàn, chất lượng thông số môi trường được kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Tiếp theo, bà con cần chuẩn bị ao nuôi có diện tích phù hợp, ao hình chữ nhật, đáy bùn cát, hệ thống cấp nước thuận lợi, chủ động về nguồn nước và vệ sinh. Cùng với đó, ao nuôi cũng cần có hệ thống oxy cho đáy và hệ thống quạt nước xung quanh.
Trước khi thả tôm, bà con cần phải tẩy dọn sạch sẽ, sát trùng kỹ và bón phân gây màu nước cho ao nuôi. Điều chỉnh độ pH dao động từ 7 – 8,5 và độ kiềm 100 – 150 mg/lít. Khi thấy điều kiện ao đã phù hợp với các chỉ tiêu trên thì bà con mới có thể tiến hành thả giống.
>>> Xem thêm: Cách thả tôm giống an toàn giúp tôm khỏe mạnh
Lựa chọn con giống có nguồn gốc, được kiểm tra PCR mầm bệnh
Để nuôi tôm thẻ mật độ cao và đảm bảo sức khỏe của giống nuôi, việc lựa chọn giống tôm khỏe mạnh và không nhiễm bệnh là vô cùng quan trọng. Bà con có thể thực hiện kiểm tra PCR để có thể phát hiện trước các mầm bệnh của tôm. Xét nghiệm này giúp bà con có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát sớm, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh sang các quần thể tôm khác.
Bên cạnh đó, mật độ nuôi tôm cũng cần được bà con quan tâm để tránh tình trạng tôm chậm lớn và dịch bệnh bùng phát. Mỗi một mô hình nuôi sẽ có mật độ thả khác nhau, do đó cần tùy thuộc vào điều kiện ao, độ sâu và hình thức nuôi để lựa chọn mật độ thả phù hợp:
- Với ao sâu dưới 1m trong mô hình nuôi bán thâm canh, nên thả tôm với mật độ từ 10-15 con/m2.
- Với ao sâu trên 1,2m trong mô hình thâm canh thả, có thể nuôi tôm với mật độ từ 45-60 con/m2.
- Trong hình thức nuôi siêu thâm canh thực hiện thả tôm với mật độ cao và ao sâu trên 1,4m, có thể nuôi tôm ở mật độ cao từ 200-250 con/m2.
Khi chuyển về ao, tôm cần được kiểm dịch và điều chỉnh độ mặn, pH giữa túi đựng và ao nuôi. Tôm nên được thả vào ao sau khoảng 30 phút dưới nước để tôm thích nghi với nhiệt độ môi trường trước khi thả từ từ. Trong quá trình nuôi tôm, bà con cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố như độ mặn, pH, hàm lượng oxy hòa tan nhằm đảm bảo một môi trường sống tốt nhất cho tôm.
Quản lý chất lượng nước khi đưa vào ao nuôi
Trong 25 ngày đầu, không thay nước để đảm bảo tôm phát triển ổn định với mức sâu khoảng 80-120 cm. Từ ngày 26-65, thêm nước vào ao nuôi để duy trì mức sâu khoảng 120-150 cm. Luôn giữ màu nước ổn định và đảm bảo thời gian quạt nước hoạt động liên tục 24/24 khi nuôi từ tháng thứ 2 đến khi thu hoạch.
Bà con nên chủ động chuyển tôm sang ao nuôi mới để tạo môi trường mới hỗ trợ tôm tăng trưởng tốt. Kích thích tôm lột xác thông qua việc thay nước mới, sử dụng phân bón sinh học, Rotenone, thuốc tím… Và cung cấp đầy đủ canxi, phospho, Vitamin C sau khi tôm lột xác.
Để vệ sinh ao nuôi một cách hiệu quả bà con có thể tham khảo men vi sinh Microbe-Lift AQUA C. Đây là sản phẩm hỗ trợ tốt trong việc xử lý và làm sạch nước ao nuôi, phân hủy triệt để các chất bài tiết và thức ăn thừa của tôm. Mang đến cho tôm môi trường sống tốt nhất, giảm tỷ lệ nhiễm bệnh ở tôm, nâng cao sản lượng mùa vụ với chất lượng thịt tôm.
Ngoài cải thiện chất lượng nước, bà con cũng cần để ý đến khí độc trong ao. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 sẽ là lựa chọn hoàn hảo vì sản phẩm giúp khử khí độc nhanh và mạnh; giảm triệt để nồng độ khí độc trong ao và khắc phục hiện tượng tôm chết do sốc Aminac và NO2 cao.
Cho tôm ăn với hàm lượng dinh dưỡng phù hợp
Để nuôi tôm thẻ mật độ cao thành công, thức ăn cho tôm cần phải đảm bảo chất lượng, đủ hàm lượng chất dinh dưỡng và mua ở những đơn vị uy tín để giúp tôm sinh trưởng và phát triển đều đặn. Bà con nên sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm và thành phần thức ăn phù hợp với từng giai đoạn ươm nuôi và kích thước tôm.
Trong giai đoạn đầu khi mới thả, nên sử dụng thức ăn công nghiệp loại nhỏ và sau đó tăng dần kích cỡ. Chia đều lượng thức ăn cho tôm ăn 4 lần trong một ngày vào các thời điểm: 10h sáng, 2h chiều, 7h tối và 23h đêm. Trong giai đoạn cuối vụ, tôm được cho ăn 5 lần/ngày vào các thời điểm: 7h sáng, 11h trưa, 15h chiều, 19h tối và 23h đêm.
Bà con có thể kết hợp thêm men đường ruột Microbe-Lift DFM trộn vào thức ăn của tôm. Để cung cấp thêm hệ vi sinh đường ruột cho tôm, giúp tôm tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn và có thể hấp thụ hết dưỡng chất từ thức ăn.
Kiểm soát chất thải
Chất thải làm cho chất lượng nuôi giảm thấp, kém dần và ảnh hưởng đến tôm. Khi nuôi tôm thẻ mật độ cao ở môi trường này, khiến sức đề kháng của tôm thấp và dễ nhiễm dịch bệnh. Do đó việc quản lý bùn thải đáy ao là vô cùng quan trọng. Với men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA công việc trên trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Có thể thấy, nuôi tôm thẻ mật độ cao là một mô hình tiềm năng mang lại lợi nhuận lớn cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, để thành công đòi hỏi bà con cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, áp dụng đúng kỹ thuật và theo dõi sát sao quá trình nuôi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình nuôi tôm thẻ mật độ cao, bà con hãy liên hệ Biogency theo Hotline 0909 538 514 để được giải đáp nhanh nhất nhé!
>>> Xem thêm: 5 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trên tôm
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh