Nước thải công nghiệp là gì? Nước thải công nghiệp tác động đến môi trường như thế nào và tiêu chuẩn xả thải của BTNMT ra sao? Thành phần, đặc trưng, phân loại nước thải công nghiệp? Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp nào là tối ưu nhất cho doanh nghiệp?… Biogency sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các vấn đề cần biết về nước thải công nghiệp.
Các nội dung chính
Nước thải công nghiệp là gì?
Nước thải công nghiệp là loại nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như khâu vệ sinh xưởng, hoạt động sinh hoạt của công nhân… Nước thải công nghiệp đa dạng tương ứng với từng ngành nghề, lĩnh vực. Ví dụ như nước thải cao su, nước thải dệt nhuộm, chế biến thủy sản, sản xuất bia, gỗ, tinh bột, đường, nhựa….
Xem thêm: Đặc trưng nước thải công nghiệp từng ngành nghề
Tại sao cần xử lý nước thải công nghiệp?
Nước thải công nghiệp đa dạng tùy theo lĩnh vực, ngành nghề. Tuy nhiên điểm chung đều có nồng độ ô nhiễm ở mức cao, thậm chí là rất cao. Những chất ô nhiễm này nếu xả thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước, không khí, đất đai gây ra các hệ lụy khôn lường đến sức khỏe của con người, sự sinh tồn của các sinh vật sống trong nước, đất…
Chính vì vậy, mỗi nhà máy, cơ sở sản xuất cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp theo đúng quy định của bộ TNMT để giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường và sức khỏe của con người.
Thành phần, đặc trưng và tiêu chuẩn xử lý nước thải công nghiệp
Tương ứng với từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất mà thành phần nước thải công nghiệp sẽ khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, nước thải công nghiệp có tính chất và thành phần phức tạp.
- Chất rắn: Bao gồm chất rắn vô cơ, hữu cơ, hòa tan và không hòa tan.
- Chất dinh dưỡng: Bao gồm Nitơ (NH4+, NH3, NO3, N02) và Photpho tồn tại ở dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ.
- Dầu mỡ: Là các phân tử hữu cơ có hàm lượng Cacbon và Hidro cao. Dầu mỡ là một cấu phần trong tổng COD trong nước thải.
- Kim loại nặng:Tồn tại dưới dạng hòa tan, chất rắn hoặc liên kết với các hợp chất cụ thể, dạng phức hợp
- Clo dư: Clo được sử dụng để làm chất khử trùng, chất tẩy trong xử lý nước thải, hợp chất hoạt động là Clo- khi phản ứng kết thúc Các ion Clo sẽ còn dư lại trong nước sau xử lý.
- Acid béo: Là một phần của COD hòa tan trong nước thải, sinh ra trong quá trình lên men hoặc dưới dạng chất trung gian trong phản ứng yếm khí.
Với mỗi ngành nghề thì quy chuẩn nước thải cũng sẽ khác nhau nhằm hạn chế tối đa các chất ô nhiễm xả thải ra môi trường. Về nước thải công nghiệp sẽ đáp ứng theo quy chuẩn chung QCVN 40:2011/BTNMT với các thông số dưới đây.
Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp tối ưu nhất
Có nhiều phương pháp xử lý nước thải công nghiệp, tùy thuộc vào ngành nghề, đặc trưng nước thải và đặc điểm của hệ thống. Tuy nhiên, vì nước thải công nghiệp có thành phần các chất ô nhiễm hữu cơ là chính, do đó phương pháp xử lý sinh học được ứng dụng phổ biến nhất. Tương ứng với từng hệ thống có thể áp dụng kết hợp với xử lý hóa lý hoặc chỉ áp dụng phương pháp xử lý sinh học.
5 ưu điểm nổi bật của phương pháp sinh học xử lý nước thải công nghiệp:
- Hiệu suất xử lý cao, ổn định
- Chi phí đầu tư và duy trì thấp
- Dễ vận hành, dễ bảo quản
- Không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao
- An toàn cho người và môi trường
Cơ chế xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học:
Phương pháp xử lý nước thải sinh học vận hành dựa trên cơ chế hoạt động của vi sinh vật. Vi sinh vật trong nước sẽ sử dụng các hợp chất hữu cơ, một số khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng, sản phẩm của quá trình phân hủy là khí CO2, N2, H2O… Từ đó giảm được các nồng độ ô nhiễm trong nước thải như COD, BOD, chỉ số N, P… mà không gây ô nhiễm môi trường.
Phương pháp xử lý nước thải sinh học được chia thành nhiều loại, tương ứng với môi trường hoạt động của vi sinh vật.. Đồng thời với mỗi phương pháp sẽ áp dụng những công trình xử lý khác nhau. Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo sơ đồ sau:
Đối với từng loại nước thải công nghiệp khác nhau sẽ ứng dụng công nghệ và phương pháp xử lý khác nhau nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp…
>>> Tìm hiểu thêm : Xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp bằng phương pháp sinh học
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải, Biogency sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên trình độ chuyên môn giỏi, kinh nghiệm xử lý các vấn đề thực tế đa dạng sẽ hỗ trợ bạn tìm ra phương pháp xử tối ưu nhất.
Liên hệ Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ chi tiết hơn.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh