Khí độc H2S ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng tôm cuối mùa vụ, phần lớn mỗi vụ nuôi tôm bà còn phải chịu tổn thất lên đến 10% sản lượng tôm vì loại khí độc này. Cùng bởi vì khí độc H2S luôn hiện diện trong ao nuôi nên đã gây ra tình trạng tôm chết mỗi đêm với số lượng rất nhỏ. Hầu hết bà con phải đành chấp nhận thực trạng này vì đa số họ chưa biết được nguyên nhân gây ra hay biết mà chưa biết cách kiểm soát, xử lý khí độc H2S trong ao tôm.
Tìm hiểu về khí độc H2S
Khí H2S bắt nguồn từ đâu?
Khí H2S là tên hoá học của hydrogen sulphide, đây là một loại khí rất độc hại, có mùi trứng thối. H2S được hình thành khi vi khuẩn tiêu thụ muối sulphate phân huỷ hợp chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí (không Oxy) ở trong nước hay ở điều kiện ẩm ướt. Ngoài ra ở phần đáy ao, bùn lắng hay chất thải lâu ngày vẫn có khả năng sinh ra khi H2S.
Tác hại của H2S đến tôm nuôi
Trên tôm có các mô mềm mang, thành dạ dày, ruột, hay gan tụy đều rất dễ bị tổn thương. Chính vì thế khí H2S quá nhiều sẽ cản trở tôm sử dụng khí Oxy ở trong ao nuôi, nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn sẽ khiến tôm bị suy yếu, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Mặt khác nếu nếu xúc hàm lượng H2S quá lớn sẽ xảy ra hiện tượng tôm chết hàng loạt.
Ao nước trong (trước khi thả giống) do sự xâm nhập của ánh sáng, tảo đáy và lap lap sẽ phát triển ở đáy ao. Sau một thời gian nhất định, tảo sẽ bùng phát và hạn chế ánh sáng xâm nhập xuống đáy ao, và xảy ra hiện tượng tảo tàn (Tham khảo cách xử lý tảo tàn). Ao đáy cát hoặc đất xốp, mực nước sâu trong điều kiện yếm khí sẽ tạo ra H2S.
Dưới đây là bảng hàm lượng H2S an toàn cho tôm, cá:
Triệu chứng tôm sú mềm vỏ là kết quả tất yếu của quá trình tôm tiếp xúc với H2S lâu dài. Khiến tôm bị stress và giảm khả năng hấp thụ thức ăn.
Trên thực tế phát hiện khí H2S khó hơn nhiều so với ammonia hay nitrite, bởi đa số người nuôi tôm chỉ có thể xác định dễ dàng NH3 và NO2 bởi ngưỡng an toàn của H2S thấp hơn so với 2 chất trên. Nhưng thực chất, H2S nguy hiểm hơn NH3 và NO2 (Tham khảo cách xử lý khí độc NO2 ao nuôi tôm) gấp nhiều lần:
Ao đang chứa phần lớn các vật chất hữu cơ lơ lửng. Một khi các chất lơ lửng tích tụ ở đáy ao sẽ tạo điều kiện sản sinh ra H S. Đối với ao lót bạt polyethylene (HDPE) không có oxy bên dưới sẽ thúc đẩy việc tạo ra H S khi chất lơ lửng tích tụ tại đáy. Nếu ao đã từng có hiện tượng tảo tàn và hàm lượng thức ăn dư thừa khá cao, pH thấp, lượng chất hữu cơ quá nhiều sẽ làm sản sinh ra khí H S.
Độc tính của H2S liên quan rất nhiều đến 3 thông số quan trọng đó là: pH, nhiệt độ và oxy hòa tan:
Với sự tương quan giữa 2 yếu tố pH và nhiệt độ, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến độ hoà tan oxy trong ao tôm. Vì vậy để giảm thiểu độc tố H2S cần đảm bảo quản lý hiệu quả 3 yếu tố trên.
Dấu hiệu ảnh hưởng và nguyên nhân đi kèm khi tôm chịu ảnh hưởng bởi H2S:
Tham khảo: Dấu hiệu tôm nhiễm khí độc
Xử lý khí độc H2S hiệu quả
Hạn chế tác hại H2S bằng cách thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:
– Giữ hàm lượng DO tại các điểm quan trọng (cách đáy ao tôm 30cm và 3 m từ mép bùn từ 3 – 4 giờ sáng) luôn luôn trên mức 4 ppm, trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đến thu hoạch mỗi vụ.
– Cho tôm ăn theo hàm lượng vừa đủ, không quá dư thừa.
– Kiểm soát hàm lượng chất hữu cơ khi cho vào ao
– Không nên nuôi tôm tại các ao đất xốp, nhiều cát và khu vực bị phèn.
– Thường xuyên kiểm tra vi khuẩn xuất hiện trong nước bằng TCBS và mẫu thu cách bề mặt bùn khoảng 2-5cm. Thông thường dòng Vibrio sẽ cho ra các khuẩn lạc có màu xanh hoặc vàng. còn SRB sẽ cho khuẩn lạc màu đen. Khi thấy những những khuẩn lạc xuất hiện, chứng tỏ rằng khí độc H2S bắt đầu xuất hiện, vì thế người nuôi tôm phải có những biện pháp xử lý kịp thời.
– Trong suốt giai đoạn chăn nuôi hãy giữ độ pH ở mức 7.8 đến 8.3 và độ pH trong ngày phải có độ chênh lệch ít hơn 0.4
Một vài trường hợp khác
Mưa lớn:
Trường hợp mưa quá lớn khiến thông số nước thay đổi liên tục, đây là nguyên nhân sản sinh khí độc H2S rất dễ dàng. Quá trình mưa sẽ làm cho nhiệt độ, pH, DO bị giảm thấp dẫn đến giảm các thành phần khoáng chất và độ kiềm trong nước. Các yếu tố về âm thanh, hay song nước hình thành trong quá trình mưa, sẽ khiến tôm bị Stress và chúng sẽ tụ lại dưới bùn đáy ao, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của tôm.
Người nuôi tôm nên làm theo các hướng dẫn sau đây:
– Tạm ngừng cho ăn khi cảm thấy có dấu hiệu mưa lớn
– Thường xuyên kiểm tra độ pH và bón vôi để duy trì hệ sinh thái tốt cho ao nuôi
– Để máy sục khí chạy liên tục khi trời mưa lớn
– Loại bỏ nước ngọt ra ngoài ao càng nhiều càng tốt. Ngăn chặn nước lũ vào ao nuôi.
– Dự trữ lượng muối và khoáng vừa đủ để sẵn sàng trộn vào thức ăn, bổ sung vào ao nuôi khi hết mưa.
– Dùng vi khuẩn quang dưỡng để làm tăng khả năng thụ H2S và kiểm soát H2S trong ao nuôi.
Giai đoạn tảo tàn:
Tảo tàn xuất hiện sẽ khiến độ pH của ao giảm ngay lập tức, từ đó hàm lượng chất hữu cơ sẽ gia tăng đột ngột và làm tăng khả năng hấp thụ oxy nhanh chóng. Lúc này khi độc H2S sẽ dễ dàng bùng phát, lúc này người nuôi nên thực hiện như sau:
– Cách giảm lượng thức ăn ngay lập tức khoảng 50-60%
– Sử dụng vôi loại chất lượng để duy trì độ pH và gom tụ các tảo
– Tiến hành chạy quạt để gom các hợp chất hữu cơ ra giữa đáy ao.
– Thay nước trong ao bằng cách si phong hết bùn ở phần giữa đáy ao đi ra bên ngoài.
– Sử dụng vi khuẩn tiêu H2S để kiểm soát khí độc này (vd: vi khuẩn quang dưỡng)
Hướng dẫn hướng giải quyết khi gặp các trường hợp bệnh như đã nêu ở Bảng 4:
– Tiến hành giảm lượng thức ăn khoảng 30-40% ít nhất là trong 3 ngày, đến khi nào môi trường ao nuôi trở lại bình thường.
– Tăng cường lượng Oxy hòa tan trong bể ngay lập tức (Bùn trong ao sẽ bị xáo trộn nếu nếu bất chợt thay một máy sục khí khác)
– Hãy thay nước vào ao và phải đảm bảo nước vẫn sạch và vi sinh vật vẫn có thể được thêm vào trong quy trình này.
– Bón vôi vào ao ngay để tăng độ pH trong khoảng 0.5 hoặc cao hơn 7.8.
– Bổ sung vi sinh Paracoccus, Pantotrophus để gia tăng khả năng tiêu thụ H2S có trong ao.
Tham khảo: Hiệu quả xử lý khí độc của MIcro-lift AQUA N1
Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1
Chế phẩm sinh học xử lý khí độc ao nuôi Microbe-Lift AQUA N1 sẽ là người bạn hỗ trợ đắc lực giúp bạn xử các loại khí độc, trong đó có H2S:
- Dễ dàng cấp cứu khi tôm bị thiếu oxy, hay nổi đầu do tích tụ quá nhiều H2S.
- Tích cực giảm nồng độ khí độc NH3, NO2, H2S trong ao nuôi hiệu quả
- Tỷ lệ pha loãng men vi sinh khoảng 2.000 – 10.000 m3 thể tích ao nuôi. Rất thấp, giúp bà con có thể tiết kiệm chi phí hiệu quả
- Gia tăng quy trình chuyển hoá, khử khí độc diễn ra nhanh và mạnh hơn.
Ngoài ra trong quá trình nuôi tôm, còn phát sinh nhiều loại phí độc khác như NO2, NH3…Để xử lý những loại khí độc này bà con cần một loại men vi sinh xử lý hiệu quả. Đọc bài viết vi sinh xử lý khí độc ao tôm để tìm hiểu thêm
Xem thêm: Nguyên nhân tác hại và cách xử lý khí độc NH3 ao nuôi tôm
_______________________
Với những chia sẻ hữu ích trên mong rằng bà con đã có những kiến thức quý báu trong quá trình xử lý khi độc H2S cho ao tôm của mình. Chúc bà con sẽ nâng cao được hiệu suất sản lượng tôm trong vụ mùa tới!
Liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất
Tài liệu tham khảo:
- Quản lý khí H2S trong ao tôm – Tạp chí Thủy sản Việt Nam (thuysanvietnam.com.vn)
- Site Selection For Aquaculture : chemical features of water (fao.org)
- ANTONY, S. P.; PHILIP, R. Bioremediation in shrimp culture systems. Naga The WorldFish Center Quarterly, 2006, 29.3 & 4: 62-66.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh