Tom bi rot phan long co mui tanh

Tôm bị rớt, phân lỏng, có mùi tanh – nguyên nhân và cách xử lý

Tôm bị rớt, phân lỏng, có mùi tanh là những biểu hiện ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình nuôi tôm. Nếu bà con không xác định được nguyên nhân và tìm ra biện pháp xử lý phù hợp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vụ nuôi, gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Bài viết này hãy cùng Biogency tìm hiểu chi hơn về nguyên nhân của các hiện tượng này và tìm cách xử lý tối ưu nhé!

Tôm bị dính đuôi, rớt đáy

tôm dính đuôi rớt đáy

Tình trạng tôm rớt đáy rải rác hoặc hay với số lượng lớn, thường thấy ở các ao nuôi tôm thẻ có mật độ cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm bị rớt đáy, có thể tóm tắt nguyên nhân gây ra như sau:

+ Sự biến động của các chỉ số môi trường như nhiệt độ, pH, độ kiềm, độ mặn, oxy hòa tan, độ trong của nước, ô nhiễm dưới đáy ao nuôi, nồng độ cao của các khí độc hại như NH3, NO2,… sẽ dẫn đến các loại bệnh khác nhau. (Tham khảo các chỉ số quan trọng trong ao tôm)

+ Chất lượng đất, độ khoáng hóa, nhiễm phèn hoặc việc bổ sung khoáng chất và chất dinh dưỡng vào môi trường nước có thể ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tôm và làm tôm khó lột vỏ, mềm vỏ, xanh thân, cong thân, đục cơ,… khiến tôm rớt đáy.

Khoáng chất nắm vai trò cực kỳ quan trọng trong các chức năng khác nhau,sự tăng trưởng và lột xác của tôm. Bổ sung khoáng cho tôm đầy đủ sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch, kháng bệnh, sự tăng trưởng và giúp tôm không bị stress.

+ Chất lượng thức ăn, chất dinh dưỡng bổ sung và chế độ cho ăn cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, khả năng mắc bệnh của tôm.

+ Nguồn cung cấp nước hay cách xử lý nước không đúng cách có thể làm sinh vật trung gian mang mầm bệnh phát triển và lây lan, gây thiệt hại cho tôm nuôi.

+ Thời tiết thay đổi thất thường như mưa to, nắng gắt, sương mù dày đặc,… là những yếu tố khách quan gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi tôm.

+ Khi tôm lột xác hay thời điểm sau khi lột xác là lúc tôm còn rất yếu và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan khác như: môi trường bẩn, dư thừa khí độc, mật độ vi khuẩn có hại cao, nước nhiễm phèn, chế độ ăn thiếu chất, các chất dinh dưỡng và khoáng chất thấp khiến tôm lột xác không hoàn toàn, rụng chân, dính đuôi,… dẫn đến tình trạng rớt đáy.

Tham khảo: Tại sao tôm lột vỏ dính đuôi rớt đáy

* Tùy theo một hay nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tôm rớt đáy mà chúng ta sẽ có những biện pháp khắc phục phù hợp:

– Đầu tiên phải kể đến vấn đề cải tạo môi trường, nếu xảy ra tình trạng dịch bệnh trái vụ, vùng chăn nuôi hoặc nguồn nước không đảm bảo thì nên chọn loại phổ rộng, tác dụng nhanh, và thuốc diệt nấm mạnh. Bên cạnh đó việc sử dụng men vi sinh xử lý nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C trong giai đoạn này sẽ hỗ trợ xử lý nước, cân bằng môi trường ao nuôi. Đặc biệt ức chế sự phát triển của các tảo có hại, phân hủy chất hữu cơ,….

– Những biến động của môi trường như mưa to và nắng gắt sẽ dẫn đến sự dao động không ổn định về độ pH, tăng phèn và hàm lượng kim loại nặng cao,… làm tôm bị sốc đột ngột, số lượng lớn tôm chết, cong thân, dính đuôi và rớt xuống đáy. Để có thể chấm dứt các tình trạng này, nên sử dụng thuốc đặc trị để tôm tăng cường sức đề kháng, kết hợp bổ sung thêm Vitamin C và khoáng vi lượng để tôm phục hồi nhanh chóng. Đồng thời ổn định các yếu tố môi trường với men vi sinh Microbe-Lift AQUA C với các chủng vi sinh vật nuôi cấy chuyên biệt. 

+ Khi thời tiết thay đổi, môi trường biến động hoặc chu kỳ sinh trưởng của tảo dẫn đến tảo thối rữa, tảo tàn đột ngột, dư thừa thức ăn, phân tôm cá,v.v., dẫn đến NO2 trong ao tăng cao, oxy hòa tan thấp và tôm có thể chết hàng loạt. Trường hợp này người nuôi nên sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 để giải quyết những vấn đề này (hỗ trợ phòng ngừa và xử lý khí độc trong ao, đặc biệt là NO2 và NH3)

+ Khi môi trường thiếu khoáng, nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, kiềm thấp, tôm dễ bị mềm vỏ, chết hàng loạt,… Chúng ta nên nghĩ đến việc thay nước ao nuôi (3 lần/ tuần – khoảng 20 – 30%), đồng thời kết hợp tăng cường bổ sung vi sinh làm sạch nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C – điều này sẽ giúp cho vỏ tôm cứng, chắc, đẹp hơn nhanh chóng.

+ Vỏ tôm bị tróc đồng thời ao nuôi trong tình trạng thiếu oxy, nhất là ở những nơi trải bạt dày đặc, hoặc khi trời mưa to, cơn mưa đầu mùa mang theo nhiều kim loại nặng và độc tố sẽ làm vỏ tôm mềm, bong tróc, biến chất, còn phần mang thì bị cứng, đen mang, tảo độc phát triển,…, nghiêm trọng hơn sẽ làm tôm rớt đáy hoặc chết hàng loạt. Trường hợp này bà con nên sử dụng kết hợp 2 loại men vi sinh Microbe-Lift AQUA C và Microbe-LIft AQUA N1, đồng thời kết hợp chạy quạt 24/24 để thể khắc phục hiệu quả và nhanh chóng những vấn đề này. Tìm thêm giải pháp cung cấp oxy và khoáng tối ưu, cải thiện và cân bằng hoàn hảo môi trường ao nuôi càng sớm càng tốt.

Tóm lại, có nhiều yếu tố khiến tôm bị đáy và cũng có nhiều nguyên nhân mà chúng ta không biết, nhưng để phòng tránh tình trạng này, tốt nhất bạn phải luôn tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

– Giữ môi trường sạch sẽ.

-Tăng sức đề kháng cho tôm luôn khỏe mạnh.

– Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đúng cách.

Tình trạng phân tôm bị lỏng

tôm phân lỏng

Phân lỏng hay phân bị phân mảnh là những bệnh đường ruột rất thường gặp ở tôm nuôi, nguyên nhân chính của hiện tượng này bao gồm:

+ Trong ao xuất hiện các loại tảo độc như tảo xanh, tảo đỏ, các loại tảo này tiết ra chất độc để tự bảo vệ, tôm ăn nhầm vào sẽ bị ngộ độc, gây tổn thương biểu mô ruột, không hấp thụ được chất dinh dưỡng đã tiêu hóa và các chất trong ruột xâm nhập vào ruột. (Tham khảo cách quản lý tảo ao nuôi tôm)

+ Thức ăn kém chất lượng, bị mốc sinh ra độc tố gây ức chế hoạt động của ruột và làm tổn thương mô ruột khiến tôm không thể hấp thụ thức ăn dẫn đến phân loãng và lỏng. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm xảy ra trừ khi thức ăn được bảo quản kém hoặc bị côn trùng, chuột phá hoại hoặc mua thức ăn không rõ nguồn gốc.

+ Chất lượng nước bị ô nhiễm tạo ra một số lượng lớn vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng xuất hiện trong ao, khi thức ăn được đưa vào nước ao sẽ thu hút vi khuẩn hoặc ký sinh trùng làm ô nhiễm. Thức ăn tạo cơ hội dễ dàng cho vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập vào đường ruột, gây bệnh đường ruột cho tôm. Phổ biến nhất có thể kể đến là vi sinh vật Gregarine với tác hại sau: 

  • Gregarine là sinh vật đơn bào có vòng đời phát triển trong vật chủ trung gian như ốc, trai, hến hay dưới bùn đáy ao nuôi. Khi tôm ăn phải các sinh vật đơn bào này, ấu trùng sẽ xâm nhập vào ruột tôm và phát triển thành các ký sinh trùng trưởng thành, bám trực tiếp vào ruột tôm. Khi mật độ Gregarine cao, ruột tôm có thể bị tắc, có thể khiến tôm chết rải rác nhưng tình trạng chết không đáng kể. Chủ yếu là sẽ khiến tôm chậm lớn do đường ruột bị rối loạn hấp thu dinh dưỡng.
  • Gregarine xuất hiện còn làm tổn thương ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio xâm nhập và gây bệnh. Các loài Vibrio thường được tìm thấy trong các ao nuôi tôm nước lợ và nước mặn. Khi môi trường nuôi tốt, Vibrio ở mật độ thấp (≤ 102 CFU/ml) sẽ không gây bệnh cho tôm. Khi môi trường nuôi bị ô nhiễm, vi khuẩn có thể tăng mật độ và xâm nhập vào cơ thể khiến tôm bị bệnh. Hầu hết các chủng vi khuẩn Vibrio đều có khả năng gây bệnh đường ruột, khi ở trong ruột, vi khuẩn này sẽ gây viêm và làm tổn thương niêm mạc ruột, do đó bạn có thể thấy các vết vỡ, đoạn đứt khúc khi nhìn dưới ánh sáng mặt trời.

+ Việc sử dụng kháng sinh cũng có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột, phá hủy mô ruột khiến tôm không thể hấp thụ thức ăn đã tiêu hóa và dẫn đến tình trạng phân lỏng.

Kháng sinh là thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp trong điều kiện nhân tạo giúp tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật (có hại và có lợi). Sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi tôm không thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Để sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả, an toàn và tránh những tác hại, người nuôi cần nắm rõ về tác dụng của chúng

Để khắc phục tình trạng này, bà con cần đảm bảo các yếu tố sau đây:

+ Khi xuất hiện tảo trong ao cần khẩn cấp cắt tảo, kiểm tra điều kiện pH, độ kiềm và các khoáng trong ao để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho tôm. Sử dụng liều lượng khoảng 0,5 gram – 1 gram men vi sinh Microbe-Lift DFM trộn cho 1 kg thức ăn. Với cách làm như sau:

  • Hòa men vi sinh Microbe-Lift DFM vào nước sạch. Sau đó, trộn đều vào thức ăn, sau đó tạt cho tôm ăn.
  • Cho ăn liên tục suốt vụ nuôi để đạt hiệu quả cao nhất (Sản phẩm không chứa hoóc môn, kháng sinh và các chất độc hại).

+ Chọn lọc và mua thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ theo chế độ bảo quản từ nhà sản xuất. Vệ sinh sạch sẽ khu vực để thức ăn cho tôm, tránh để các sinh vật gây hại, mang mầm bệnh tiếp xúc. 

+ Cải tạo môi trường ao và khử trùng nước ao nuôi trước khi thả tôm. Kiểm tra, chọn lựa giống nuôi có nguồn gốc rõ ràng, tránh nhập từ các vùng đang có dịch bệnh gây hại. Nên kết hợp nuôi cấy men vi sinh làm sạch nước ao nuôi để ổn định môi trường từ giai đoạn thả tôm cho đến khi kết thúc mùa vụ để hệ sinh thái ao nuôi luôn trong tình trạng ổn định.

+ Hạn chế việc sử dụng kháng sinh quá nhiều tránh gây ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột của tôm.

Ao nuôi có mùi tanh

ao nuôi có mùi tanh

Thông thường thời điểm dễ nhận biết mùi nước ao là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Có hai mùi thường gặp ở ao nuôi là mùi tanh và mùi tảo. Vậy lý do khiến ao nuôi có mùi tanh là gì?

+ Ao nuôi xuất hiện hiện tượng nhớt, chất nhầy bám (thường thấy ở ao bạt), những lớp màng nhầy này đến từ lượng thức ăn dư thừa hòa tan trong nước.  Ngoài ra chất nhầy có thể đến từ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, thuốc, tôm lột xác đồng loạt,… gây ra. Hiện tượng nhớt bạt này chính là yếu tố phổ biến khiến ao nuôi có mùi tanh khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.  

+ Việc ao nuôi có mùi tanh còn do người nuôi cung cấp thức ăn dư thừa quá nhiều, tích tụ dưới đáy ao, khi không có đủ nồng độ oxy hòa tan, lượng thức ăn dưới đáy sẽ phân hủy yếm khí gây ra mùi hôi tanh khó chịu.  

Để khắc phục hiện tượng này, bà con thực hiện như sau: 

* Xử lý mùi tanh do nhớt bạt:

+ Có thể giảm độ nhớt của bạt bằng đơn giản nhất đó là trà bạt (Nhược điểm của phương pháp chà bạt thủ công là tốn nhiều công sức, hiệu quả xử lý không cao)

+ Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA là sản phẩm chứa 4 chủng vi sinh Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium – là chủng vi sinh giúp khắc tình trạng nhớt bạt và đặc biệt là ổn định môi trường ao nuôi, giúp hệ vi sinh vật phát triển tốt hơn.

+ Ngoài ra, để hạn chế tác hại của nhớt bạt đối với ao nuôi tôm, luôn phải giữ độ trong và mực nước ao nuôi để tránh ánh sáng xuyên xuống đáy. 

* Xử lý mùi tanh do thức ăn thừa phân hủy dưới đáy ao:

+ Cân đối lượng thức ăn cho tôm nuôi, hạn chế thức ăn thừa để cắt bớt chất dinh dưỡng thừa, hạn chế nước ao bị dính. Đồng thời, môi trường ao nuôi cần được thường xuyên xử lý nước ao nuôi để đảm bảo tôm đủ sức khỏe, chống chịu được các tác động của bạt

+ Có thể đồng thời sử dụng men vi sinh xử đáy ao nuôi Microbe-Lift AQUA SA – có 1 phần tác dụng chống lại mầm bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra, đồng thời có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm và làm sạch bùn đáy.

+ Nên gây màu nước ao trước khi thả giống, đồng thời tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên để bổ sung các axit amin cần thiết cho quá trình sinh trưởng của tôm.

_______________________________________

Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và tìm ra phương pháp xử lý tối ưu cho hiện tượng tôm bị rớt, phân lỏng, có mùi tanh. Ngoài ra để được tư vấn chi tiết hơn về các phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency theo Hotline: 0909 538 514 

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký