4 sự cố vi sinh thường gặp ở bể hiếu khí và cách khắc phục
Khi lưu lượng nước thải tăng cao đột biến có thể dẫn đến các sự cố vi sinh thường gặp ở bể hiếu khí như bùn nổi, sv30 giảm hoặc tăng không kiểm soát, hạ pH, bùn đen hoặc bể nổi nhiều bọt. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Mời bạn đọc cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các nội dung chính
Hiện tượng bùn nổi trong bể hiếu khí
Sự cố vi sinh thường gặp ở bể hiếu khí đầu tiên mà bạn có thể bắt gặp đó là bùn nổi. Các mảng bùn nổi lên từng cục có màu đen hay màu nâu và trôi theo dòng nước đầu. Hiện tượng này không hiếm gặp và nguyên nhân được xác định như sau:
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Do thời gian lưu bùn lâu khiến quá trình khử nitrat xảy ra nhiều tạo các bóng khí nitơ. Lượng khí lớn sẽ bám vào bông bùn đồng thời kéo bùn nổi lên trên bề mặt.
Khi số lượng vi sinh vật dạng sợi (Filamentos) trong bùn hoạt tính quá lớn cũng sẽ khiến bùn bị đẩy lên khỏi mặt nước.
Hàm lượng COD sau xử lý Aerotank còn nhiều cũng dẫn đến hiện tượng bùn nổi.
Trường hợp DO tại đầu cuối Bể sinh học hiếu khí ở khoảng <1,5mg/L khi này hãy tăng lượng khí thổi vào Bể sinh học hiếu khí sao cho DO tại cuối bể sinh học hiếu khí phải ở ngưỡng > 2mg/L.
Thực hiện giảm F/M.
Kéo dài thời gian hồi lưu bùn đồng thời giảm hoặc dừng việc xả thải bùn.
Để chỉ số C:N:P = 100:5:1 bạn nên bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh vật trong bể hiếu khí.
Làm tăng pH đến 7 hoặc tăng tốc độ bơm bùn dư. Hoặc làm tăng DO trong bể, tăng F/M.
Trường hợp bơm bùn dư không giải quyết được hiện tượng bùn nổi hãy giảm lưu lượng nước thải.
Xét đến các sự cố vi sinh thường gặp ở bể hiếu khí có lẽ chúng ta cũng sẽ dễ bắt gặp hiện tượng bùn nhiều bọt hoặc bọt trắng nổi trên bề mặt bể. Trường hợp này xảy ra khi có những nhân tố như sau:
Hiện tượng nổi bọt trắng ở bế hiếu khí
Đặc điểm của hiện tượng bể hiếu khí nổi bọt trắng là bề mặt nổi bọt to thậm chí nổi nhiều, phủ kín mặt bể. Sự cố này xảy ra khi có sự xuất hiện của các vấn đề như sau:
Nguyên nhân
Các cách khắc phục
Do lưu lượng nước thải bơm vào quá tải trong giai đoạn đầu nuôi cấy vi sinh.
Số lượng vi sinh hoạt tính trong bể hiếu khí quá ít nồng độ dưới 10% tương đương MLSS < 1000mg/lít.
Các chất hữu cơ trong bể xử lý sinh học hiếu khí có nồng độ quá cao tức giá trị COD vượt quá khả năng xử lý của vi sinh vật ở ngưỡng > 1200mg/lít làm vi sinh hiếu khí bị sốc.
Trong nước thải đầu vào có lẫn những độc tố như: Javen, nhiều chất hoạt động bề mặt,…
Quá trình xả bùn không hợp lý làm nồng độ vi sinh trong bể thấp cũng dẫn hiện tượng quá tải trong bể xử lý hiếu khí.
Thường xuyên kiểm tra nồng độ vi sinh. Cứ cách 30 phút sẽ đo SV, pH, DO đảm bảo các chỉ số này ở mức quy định. Trường hợp bùn vẫn lắng bình thường và chỉ số SV không tăng hay giảm thì nguyên nhân có thể là do nước thải vào có nhiều chất hoạt động bề mặt chẳng hạn như bọt xà phòng. Lúc này bạn cần sục khí và khuấy đều trong vòng 30 phút – 1 tiếng cho đến khi bọt giảm dần rồi hết.
Khi chỉ số SV 30 quá thấp bạn chỉ cần bổ sung thêm lượng vi sinh vật vào bể thông qua việc mua thêm bùn vi sinh hoặc chế phẩm sinh học đồng thời giảm lưu lượng nước thải bơm vào để tránh việc vi sinh vật bị quá tải.
Ở trường hợp khác bùn bị đen và bọt trắng vẫn nổi lên là do nước thải của quá trình đầu vào quá bẩn khi này cần giảm lưu lượng nước thải đầu vào sao cho F/M = 0,2 – 0,3.
Bọt trắng nổi kèm bùn màu nâu đen
Một sự cố vi sinh thường gặp ở bể hiếu khí cũng có thể xảy ra trong trường hợp này đó là bọt trắng nổi xen lẫn bùn vi sinh bám trên bề mặt có màu nâu hoặc đen. Khi thực hiện đo SV sẽ thấy có 1 lớp bùn nổi trên mặt. Hiện tượng này là do những yếu tố sau:
Nguyên nhân
Cách khắc phục sự cố
Vi sinh vật trong bể xử lý bị chết và tiết ra các chất nồng tạo bọt khí trên bề mặt, đồng thời bùn vi sinh hoạt tính bị chết cũng sẽ bám lên các bọt khí đó tạo nên các mảng trắng xen kẽ nâu.
Tiến hành cứu lượng các vi sinh hoạt tính còn lại thông qua việc tắt sục khí để bùn lắng 1 tiếng sau đó bơm nước thải ra nhằm ức chế vi sinh vật. Sau đó mới bơm nước thải sạch vào bể Aerotank và thực hiện việc sục khí 30 phút rồi để lắng trong 1 tiếng và lại bơm nước thải ra.
Hiện tượng bể hiểu khí nổi bọt màu nâu đen xuất hiện do bùn vi sinh trong bể hiểu khí bị mất hoạt tính (bùn mịn), các vi sinh vật bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Cũng do vi sinh vật thiếu dinh dưỡng nên bùn vi sinh thường kém phát triển làm bùn rất mịn.
Sự cố vi sinh thường gặp ở bể hiếu khí: Bùn đen
Bùn đen xuất hiện trong bể hiếu khí có thể là do nước quá ô nhiễm hoặc đường ống hỏng, cụ thể:
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Trong bể vi sinh bị thiếu khí hoặc do phân phối khí không đều.
Mức độ ô nhiễm trong bể tăng đột ngột.
Thiết bị thổi khí – đĩa khí hoặc do đường ống khí bị hỏng dẫn đến việc thiếu khí trong bể.
Trước tiên hãy kiểm tra nước đầu vào bể sinh học đồng thời kiểm tra quá trình sục khí trên bề mặt bể có đều hay không. Trường hợp không thì cần bổ sung thêm khí bằng cách tăng công suất thiết bị thổi khí. Trường hợp ống hoặc thiết bị hỏng cần khắc phục ngay.
Trường hợp do nồng độ ô nhiễm tăng đột ngột bạn cần tăng mật độ vi sinh tức đổ thêm bùn hoặc thực hiện châm vi sinh.
Sự cố SV30 tăng/giảm
SV30 là chỉ số phản ánh chất lượng bùn trong bể vi sinh là già, khỏe hay non…Vì thế nếu SV30 tăng hoặc giảm cũng sẽ báo hiệu các sự cố chẳng hạn như: mất cân bằng dinh dưỡng, bể thiếu khí…cụ thể:
Thông qua bài viết trên, Biogency đã cung cấp thông tin cơ bản các vấn đề cốt lõi liên quan đến sự cố vi sinh thường gặp ở bể hiếu khí. Đặc biệt khi gặp các hiện tượng này bạn cần xử lý kịp thời bằng những biện pháp mà chúng tôi đã gợi ý. Ngoài ra nếu trong quá trình khắc phục có khó khăn hãy liên hệ Biogency để được hỗ trợ tư vấn và đưa ra các phương pháp xử lý nước thải hợp lý. Liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514 bạn nhé!