Chi phí xử lý nước thải là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Việc xử lý nước thải đúng cách không chỉ đảm bảo sức khỏe cho con người mà còn giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường. Vì vậy, qua bài viết sau đây, Biogency sẽ chia sẻ đến bạn mức phí xử lý nước thải và những yếu tố ảnh hưởng đến mức phí này.
Các nội dung chính
Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xử lý nước thải
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xử lý nước thải như độ ô nhiễm của nước thải, công nghệ sử dụng hay yêu cầu chất lượng nước đầu ra sau khi xử lý. Tuy nhiên, để có thể tính toán và dự đoán mức phí này chính xác, bạn cần xem xét các yếu tố chính sau:
Đặc trưng của nước thải
Đặc trưng của nước thải là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chi phí xử lý. Thành phần ô nhiễm của nước thải sẽ quyết định công suất xử lý hàng ngày cũng như loại công nghệ được áp dụng để xử lý nước thải.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nước thải thường chứa nhiều hóa chất và chất ô nhiễm khác nhau, do đó việc xử lý nước thải của họ sẽ có chi phí cao hơn so với các doanh nghiệp không sản xuất ra nước thải có thành phần ô nhiễm cao.
Công nghệ xử lý nước thải
Công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí xử lý nước thải. Hiện nay, có nhiều công nghệ được sử dụng để xử lý nước thải, ví dụ như AAO, AO, MBR, SBR, MBBR… Mỗi công nghệ sẽ có chi phí đầu tư khác nhau, cụ thể:
- Công nghệ AAO: Là công nghệ xử lý nước thải sinh học gồm ba giai đoạn chính kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí. Nước thải chảy tuần tự qua ba giai đoạn này. Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống AAO cao hơn so với các loại hệ thống khác, nhưng chi phí vận hành và bảo trì lại thấp.
- Công nghệ AO: Là công nghệ xử lý nước thải sinh học bao gồm hai giai đoạn chính là thiếu khí và hiếu khí. Sau khi quá trình phân hủy hoàn tất, nước thải được tách khỏi bùn hoạt tính bằng bể lắng. Chi phí xử lý nước thải bằng công nghệ AO có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước của hệ thống và chất lượng nước thải đầu vào.
- Công nghệ MBR: Là công nghệ xử lý nước thải bằng quần thể vi sinh vật hoạt động trong bể phản ứng sinh học, tương tự như trong công nghệ AO. Tuy nhiên, thay vì sử dụng bể lắng để tách nước thải khỏi bùn hoạt tính, công nghệ MBR sử dụng màng lọc để loại bỏ vật rắn. Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ MBR có ưu điểm là có thể loại bỏ hầu hết các vi sinh vật gây bệnh, nhưng chi phí đầu tư và vận hành cao hơn so với các loại hệ thống khác.
- Công nghệ SBR: Là công nghệ xử lý nước thải tuần tự trong một bể duy nhất, thực hiện lần lượt các giai đoạn nạp nước, sục khí, lắng và rút nước thải đã được xử lý. Công nghệ SBR có thể xử lý nước thải hiệu quả và tiết kiệm diện tích, nhưng thời gian xử lý tương đối dài.
- Công nghệ MBBR: Là công nghệ xử lý nước thải trong đó vật liệu mang vi sinh vật được sử dụng thay vì bùn hoạt tính. Các vi sinh vật bám trên vật liệu giúp phân hủy vật chất hữu cơ trong nước thải. Công nghệ MBBR có ưu điểm là dễ vận hành và bảo trì, nhưng chi phí đầu tư ban đầu có thể cao hơn so với các loại công nghệ khác.
Chất lượng nước đầu ra yêu cầu
Chất lượng nước đầu ra yêu cầu cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí xử lý nước thải. Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước thải được chia thành hai cột A và B. Cụ thể:
- Cột A đại diện cho chất lượng nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn cao. Cột được áp dụng đối với nước thải xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- Cột B đại diện cho chất lượng nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trung bình. Cột được áp dụng đối với nước thải không xả vào nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của cột A các doanh nghiệp sẽ phải áp dụng các công nghệ xử lý nước thải cao cấp hơn, vận hành khắt khe hơn so với yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn xả thải cột B, từ đó mà chi phí xử lý nước thải đạt chuẩn cũng cao hơn.
Sản phẩm, thiết bị sử dụng
Sản phẩm và thiết bị được sử dụng trong quá trình xử lý nước thải cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí. Thường thì các doanh nghiệp sẽ sử dụng hóa chất, vi sinh và các thiết bị như máy thổi khí, sục khí, các thiết bị đo/phân tích mẫu nước thải để xử lý nước thải.
Tuy nhiên, để tối ưu chi phí xử lý nước thải, các doanh nghiệp có thể sử dụng men vi sinh thay vì sử dụng hoàn toàn hóa chất. Men vi sinh là sản phẩm sử dụng các chủng vi sinh vật có khả năng tự sinh sản, do đó liều dùng duy trì sẽ thấp hơn so với hóa chất. Điều này giúp giảm chi phí vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải.
Tham khảo mức chi phí xử lý nước thải
Để có cái nhìn tổng quan về mức chi phí xử lý nước thải, bạn có thể tham khảo mức giá tham khảo khi xử lý nước thải tại khu công nghiệp dưới đây. Bảng thống kê mức chi phí này tính theo hàm lượng COD cho nước thải khu công nghiệp.
Loại nước thải | Hàm lượng COD (mg/l) | Chi phí xử lý (VNĐ/m3) |
Nước thải công nghiệp | 200-1000 | 3.600 |
Nước thải công nghiệp | 1.000-2.000 | 12.000 |
Nước thải công nghiệp | 2.000-3.000 | 18.000 |
Nước thải công nghiệp | Hơn 3.000 | 32.000 |
Cách để doanh nghiệp tối ưu chi phí xử lý nước thải
Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng men vi sinh để thay thế cho hóa chất là một trong những cách để tối ưu chi phí xử lý nước thải. Việc này không chỉ giúp giảm chi phí vận hành và bảo trì hệ thống mà còn đảm bảo tính bền vững cho môi trường.
Một trong những thương hiệu men vi sinh nổi bật hiện nay là Microbe-Lift. Các sản phẩm men vi sinh của Microbe-Lift được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp và khu công nghiệp trên toàn quốc. Dưới đây là một số dòng men vi sinh phổ biến, được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn:
- Microbe-Lift IND: Có khả năng xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là các chất hữu cơ khó phân hủy như BOD, COD, TSS,….
- Microbe-Lift N1: Sản phẩm có công dụng chính là xử lý các chỉ tiêu liên quan đến Nitơ và Amonia.
- Microbe-Lift Biogas: Tăng cường khả năng phân hủy sinh học tại bể kỵ khí, đồng thời giảm BOD, COD sau bể kỵ khí, giúp giảm tải cho hệ xử lý phía sau
- Microbe-Lift SA: Xử lý và giảm bùn trong hệ thống xử lý nước thải.
- Microbe-Lift OC: Xử lý mùi hôi nước thải.
- Microbe-Lift DGTT: Xử lý dầu mỡ.
- Microbe-Lift BMC: Xử lý giun đỏ trong nước thải.
Để quá trình xử lý nước thải đạt hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp có thể kết hợp cả vi sinh và hóa chất vào trong quy trình xử lý với vai trò của hóa chất là ổn định các thông số nước thải cũng như các chất độc hại để vi sinh vật có thể phát triển tốt và xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ được tối ưu. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn đảm bảo tính hiệu quả và bền vững cho hệ thống xử lý nước thải.
Trên đây là những yếu tố chính, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xử lý nước thải. Để giảm chi phí xử lý nước thải, các doanh nghiệp nên sử dụng men vi sinh để thay thế cho hóa chất. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hay cần mua men vi sinh xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay với Biogency qua số Hotline 0909 538 514 để được tư vấn và báo giá nhanh chóng ngay nhé!
>>> Xem thêm:Tháp giải nhiệt là gì? Công dụng của tháp giải nhiệt trong hệ thống xử lý nước thải
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh