KMnO4 là chất gì, có đặc tính như thế nào và được ứng dụng ra sao? Đây chắc hẳn là câu hỏi nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều bà con. Bởi lẽ, KMnO4 là sản phẩm không quá xa lạ trong cuộc sống hàng ngày. Để tìm hiểu sâu hơn về loại chất này và trả lời cho các câu hỏi trên, bà con có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây của Biogency nhé!
Các nội dung chính
KMnO4 là chất gì?
KMnO4 hay còn được gọi là Thuốc tím – một loại hóa chất công nghiệp dùng để khử trùng, sát khuẩn. Đây cũng là một chất rắn vô cơ không mùi và tan tốt trong nước, tạo thành dung dịch mang màu tím đặc trưng. Sản phẩm được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm, nuôi trồng thuỷ sản và y tế, dược phẩm.
Đặc biệt, khi sử dụng bà con cần lưu ý liều lượng, tránh lạm dụng thuốc quá mức gây nên hậu quả khó lường. Thông thường, thuốc tím sẽ có màu tím đậm khi ở thể rắn, và sẽ chuyển sang tím đó nếu được pha loãng. Thuốc tím được bán khá phổ biến trên thị trường nên bà con có thể tìm kiếm dễ dàng.
Đặc tính của KMnO4
KMnO4 là loại thuốc đặc biệt nhờ vào tính chất vật lý cũng như hoá học của sản phẩm. Đây là các yếu tố giúp KMnO4 có thể được ứng dụng rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực ở thực tiễn cuộc sống hiện nay. Cụ thể như sau:
Đặc tính vật lý của thuốc tím KMnO4:
- KMnO4 là chất ở thể rắn dưới 2 dạng là bột hoặc tinh thể. Khi hòa tan với nước, thuốc tím sẽ tạo ra dung dịch màu tím đậm và khi pha loãng sẽ chuyển sang màu đỏ.
- Bị phân hủy ở nhiệt độ trên 200 độ C.
- Thông thường cứ 100g nước thì có thể hòa tan được 6,4g KMnO4.
Tính chất hóa học của thuốc tím:
- KMnO4 có tên khoa học là Kali pemanganat, tên gọi thông thường là thuốc tím.
- KMnO4 là chất oxi hóa mạnh có tác dụng oxi hóa các chất hữu cơ, vô cơ. Bên cạnh đó, KMnO4 sẽ bốc cháy hoặc phát nổ khi kết hợp với chất hữu cơ khác. Nhờ vào đặc tính oxi hoá cao, KMnO4 có khả năng diệt khuẩn và sát khuẩn cực tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bà con cần phải xem xét kỹ hướng dẫn để sử dụng loại thuốc này đúng cách.
Ứng dụng của KMnO4
KMnO4 được ứng dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Thuốc tím KMnO4 không chỉ phục vụ cho ngành hóa học mà còn rất cần thiết trong cuộc sống. Ngoài ra, chất này cũng được ứng dụng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ngành cơ khí luyện kim và môi trường, cụ thể như sau:
Sát trùng, tẩy vết ố, rửa vết thương:
Trong y tế, thuốc tím được dùng làm thuốc khử trùng và thuốc diệt nấm để điều trị các bệnh nhiễm trùng da như eczema, viêm da, mụn trứng cá và các loại nấm ở bàn tay và chân. Bên cạnh đó, thuốc tím được pha loãng còn có thể rửa các vết thương có mủ, rỉ nước và phồng rộp rất tốt.
Kết tủa các kim loại Fe, Mn ở trong nước:
Nếu trong nguồn nước bị nhiễm sắt hay mangan sẽ khiến nước có mùi tanh khó chịu. Thuốc tím sẽ oxi hóa được sắt và mangan nên thường được dùng để xử lý nước bẩn nhằm loại bỏ các hợp chất gây mùi. Do vậy, sản phẩm được ứng dụng nhiều vào trong các hồ nuôi giúp cho hệ sinh thái của con giống được an toàn và sạch khuẩn hơn.
Khi trong nước có tồn tại các chất oxy, sắt và mangan thì sẽ bị thuốc tím oxy hóa làm cho nước chuyển sang màu cam nâu, đây là hợp chất sắt oxit hoặc đen – mangan oxit. Để oxy hóa 1mg Fe và 1mg Mn cần một lượng KMnO4 tương ứng lần lượt là 0.94mg và 1.92mg trong thời gian từ 5 – 10 phút. Quá trình phản ứng diễn ra theo quy trình hóa học như sau:
3Fe2+ + KMnO4 + 7H2O ⇒ 3Fe(OH)3 + MnO2 + K++ 5H+
3Mn2+ + 2KMnO4 + 2H2O ⇒ 5MnO2 + 2K+ + 4H+
Diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng, tảo trong nuôi trồng thủy sản:
KMnO4 có khả năng diệt khuẩn với nồng độ khá thấp, nên nguồn nước cần xử lý phải chứa ít chất hữu cơ. Thuốc tím sẽ tiêu diệt nấm, tảo nhờ việc oxy hóa trực tiếp màng tế bào, phá hủy các enzyme của ty thể. KMnO4 còn loại bỏ bụi trong các thiết bị và đường ống nước giúp nâng cao chất lượng nguồn nước nhằm tạo môi trường sống tuyệt vời cho con giống.
KMnO4 được ứng dụng trong thực phẩm:
Nhờ vào đặc tính diệt khuẩn tốt, sản phẩm được sử dụng để làm sạch vi khuẩn khi rửa trái cây, rau và vật dụng nấu ăn nhằm sát khuẩn để thực phẩm được sạch sẽ và an toàn. Ngoài ra, thuốc tím còn giúp làm giảm khả năng mắc các bệnh tả hay các bệnh khác liên quan đến nguồn nước chế biến thức ăn.
Đặc biệt lưu ý: Khi sử dụng KMnO4 để rửa rau củ thì bà con chỉ nên pha theo tỷ lệ không vượt quá 0.5 mg/l nước. Bởi nếu pha quá đậm đặc, rau sẽ dễ bị giập nát cũng như không đảm bảo an toàn đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, rau khi ngâm xong, bà con cần dùng nước sạch để rửa lại nhằm loại bỏ lượng thuốc tím dư còn đọng lại ở trên rau.
Thuốc tím còn có được ứng dụng ở các hoạt động khác:
- Là chất có khả năng hấp thụ được khí gas và có thể chống nhiễm trùng trong nước.
- Thuốc tím còn được sử dụng để làm chất oxy hóa của đường saccharin, vitamin C.
- Chất dùng để làm bay màu của tinh bột, vải dệt,…
Trên đây là những chia sẻ nhằm giúp bà con đọc hiểu được KMnO4 là chất gì và các ứng dụng của thuốc tím trong cuộc sống. Hy vọng, qua bài viết bà con đã biết cách để sử dụng thuốc tím được hiệu quả và an toàn nhất. Để biết thêm những thông tin hữu ích khác cũng như các sản phẩm sinh học cần thiết trong nuôi tôm, bà con có thể liên hệ với Biogency qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn nhé!
>>> Xem thêm: Ứng dụng của Ca(OH)2 trong xử lý nước thải
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh