Máy đo COD là gì? 2 loại phổ biến

Máy đo COD là gì? 2 loại phổ biến

Máy đo COD trong nước thải là thiết bị được sử dụng để đo chỉ số COD (Chemical Oxygen Demand) của nước thải. Quá trình đo COD giúp xác định nhu cầu oxy hóa học (chính là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học có trong nước thải bao gồm cả hợp chất hữu cơ và vô cơ). Hãy cùng Biogency tìm hiểu máy đo COD là gì và 2 loại phổ biến hiện nay trong bài viết dưới đây.

Máy đo COD là gì?

Máy đo COD (Chemical Oxygen Demand) là một thiết bị được sử dụng để đo lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học (bao gồm hữu cơ và vô cơ) trong một mẫu nước, thường là nước thải. Chỉ số COD thường được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải từ các quá trình sinh hoạt, sản xuất/chế biến công nghiệp….

Quá trình đo COD thông thường bao gồm việc oxi hóa mẫu nước bằng các chất oxi hóa mạnh, sau đó đo lường lượng oxi cần thiết để oxi hóa chất hữu cơ trong mẫu. Kết quả được tính toán và báo cáo dưới dạng mg/l (milligrams per liter) hoặc ppm (parts per million).

Máy đo COD là gì? 2 loại phổ biến
Máy đo COD là một thiết bị được sử dụng để đo nhu cầu oxy hoá học.

2 loại máy đo COD phổ biến

Máy đo COD giúp đánh giá mức độ ô nhiễm hóa học của một nguồn nước và cung cấp thông tin quan trọng về chất lượng nước. Dưới đây là 2 loại máy đo COD được dùng phổ biến nhất, là HI83224HI83314 của hãng Hanna Instruments. Bảng dưới đây sẽ liệt kê các chỉ tiêu mà mỗi loại máy đo được:

Các chỉ tiêu mà máy đo COD HI83224 có thể đo được Các chỉ tiêu mà máy đo COD HI83314 có thể đo được
  • Ammonia thang thấp
  • Ammonia thang cao
  • Chlorine dư
  • Chlorine tổng Nitrate
  • Nitơ tổng thang thấp (LR)
  • Nitơ tổng thang cao (HR)
  • COD thang thấp (LR)
  • COD thang trung (MR)
  • COD thang cao (HR)
  • Phospho thang thấp (LR)
  • Phospho acid hydrolyzable
  • Phospho tổng thang thấp (lR)
  • Phospho thang cao (HR)
  • Phospho tổng thang cao (HR)
  • Ammonia thang thấp
  • Ammonia thang thấp (ống 16 mm)
  • Ammonia thang trung
  • Amoni thang cao
  • Amoni thang cao ( ống 16 mm )
  • Chlorine dư
  • Chlorine tổng
  • Chromium(vi) thang cao)
  • COD thang thấp (16 mm vial)
  • COD thang trung (16 mm vial)
  • COD thang cao (16 mm vial)
  • COD thang SIÊU CAO (16 mm vial)
  • Iron (16 mm vial)
  • Sắt tổng (16 mm vial)
  • Nitrate (16 mm vial)
  • Nitrite thang thấp
  • Nitrite thang thấp (16 mm vial)
  • Nitrite thang trung (16 mm vial)
  • Nitrite thang cao
  • Nitrogen, tổng thang thấp (16 mm vial)
  • Nitrogen, tổng thang cao (16 mm vial)
  • Phosphorus, Reactive thang thấp (16 mm vial)
  • Phosphorus, Reactive thang cao (16 mm vial)
  • Phosphorus, Acid Hydrolyzable (16 mm vial)
  • Phosphorus, total thang thấp (16 mm vial)
  • Phosphorus, tổng thang cao (13 mm vial)
  • Surfactants, Anionic (16 mm vial)
  • Surfactants, Cationic (16 mm vial)
  • Surfactants, Nonionic (16 mm vial)

Cả hai máy đo đều có những đặc điểm và ưu điểm riêng, phù hợp cho các ứng dụng cụ thể trong quản lý môi trường và kiểm soát chất lượng nước.

Máy đo COD là gì? 2 loại phổ biến
Có 2 loại máy đo COD phổ biến là HI83224 và HI83314.

Khi chỉ số COD của nước thải vượt mức cho phép, cần làm gì?

Khi chỉ số COD của nước thải vượt mức cho phép, điều quan trọng là bạn cần phải thực hiện các biện pháp xử lý để giảm mức COD và cải thiện chất lượng nước thải. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng hóa chất keo tụ: Phương pháp này áp dụng PAC hoặc phèn nhôm, đèn sắt nhằm gây kết tủa TSS thành khối bùn lớn để làm giảm nồng độ COD. Ngoài ra, các nhà vận hành nên tăng cường quá trình trộn và lắng để đem lại hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng hóa chất có tính oxy hoá: Phương pháp này sẽ sử dụng các hoá chất oxy chuyên dụng như Clo, Hydrogen Peroxide và Ozone, tham gia vào quá trình khử để giảm COD trong nước.
  • Sử dụng cách lọc và hấp thụ than bằng hoạt tính: Đây là phương pháp được áp dụng khi quá trình xử lý sơ cấp được hoàn tất. Than hoạt tính sẽ có tính năng hấp thụ những chất hữu cơ, Ozone hay những Clo còn lưu lại ở quá trình sơ cấp. Từ đó vừa giảm COD vừa giúp xử lý mùi, màu cũng như là những chất độc hại khác.
  • Sử dụng phản ứng Fenton: Phương pháp này sử dụng Hydroxyl Peroxit tiếp xúc với Fe hoá trị 3 để tách Hydroxyl, nhằm phân huỷ chất hữu cơ chuyển thành CO2 và nước. Từ đó, hàm lượng COD cũng được giảm rõ rệt.
  • Sử dụng vi sinh vật: Đây là phương pháp sử dụng những chất hữu cơ làm nguồn thức ăn chính, từ đó tạo ra tế bào mới, CO2 và nước trong quá trình hiếu khí và kỵ khí.

Để hỗ trợ quá trình xử lý COD trong nước thải được hiệu quả thì hai sản phẩm Microbe-Lift IND và Microbe-Lift Biogas là phù hợp nhất. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về cách sử dụng và hiệu quả của 2 sản phẩm này mà bạn có thể tham khảo:

Microbe-Lift IND:

Microbe-Lift IND là một sản phẩm chứa các vi sinh vật có lợi (vi khuẩn). Những loại vi sinh vật này được nuôi cấy ở dạng lỏng nên đem lại hiệu quả hoạt động gấp 5 đến 10 lần các loại thông thường.

Chức năng:

  • Xử lý COD, BOD, TSS tại bể hiếu khí.
  • Giúp phục hồi nhanh chóng hệ thống xử lý nước thải sau khi gặp sự cố.
  • Tăng cường quá trình phân huỷ sinh học của hệ thống.

Microbe-Lift Biogas:

Microbe-Lift Biogas cũng là một sản phẩm chứa vi sinh vật kỵ khí có lợi, được thiết kế đặc biệt để ứng phó với các loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ (COD) cao..

Chức năng:

  • Giúp xử lý hiệu quả chỉ tiêu COD ở bể kỵ khí.
  • Tăng cường lượng khí Biogas từ 30%-50%, đồng thời giảm thiểu nồng độ H2S sinh ra.
  • Cải thiện mùi hôi và giảm lượng bùn thải.
  • Giúp hệ thống xử lý nước thải mau chóng phục hồi sau sự cố.

Ưu điểm chung:

  • Khả năng thích nghi nhanh và hiệu quả cao: Cả hai sản phẩm đều chứa các vi sinh vật được sản xuất ở dạng lỏng, nên trước khi sử dụng sẽ không yêu cầu ngâm ủ mà hoạt động vẫn nhanh chóng.
  • Giúp giảm chi phí, thời gian và nhân công vận hành: Hai sản phẩm được sử dụng linh hoạt trong các vấn đề xử lý nước thải và đem lại hiệu quả cao. Từ đó, nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn và tiết kiệm được nhiều khoản chi phí cho quá trình này.
  • Xử lý được các chất hữu cơ “cứng đầu”: Vi sinh có tính năng vượt trội, phân huỷ tốt các chất như Bezene-, Toluene- hoặc Xylene-(BTX).
Máy đo COD là gì? 2 loại phổ biến
Bạn cần thực hiện xử lý khi chỉ số COD của nước thải vượt mức cho phép.

Trên đây là toàn bộ thông tin về máy đo COD và cách xử lý nước thải khi chỉ tiêu BOD cao mà Biogency đã chia sẻ với bạn.  Thông qua bài viết này, hy vọng sẽ đã giúp bạn hiểu tổng quan hơn việc đo và xử lý COD. Ngoài ra, hãy liên hệ với Biogency qua Hotline 0909 538 514 nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về phương án xử lý COD để được giải đáp nhanh nhất nhé!

>>> Xem thêm: 06 yếu tố nổi bật liên quan đến vi sinh xử lý BOD, COD, TSS Microbe-Lift IND

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký