Nhà máy xử lý nước thải là gì? Chức năng của nhà máy xử lý nước thải

Nhà máy xử lý nước thải là gì? Chức năng của nhà máy xử lý nước thải

Ngày nay, việc xây dựng và vận hành các nhà máy xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Bởi nhà máy xử lý nước thải không chỉ góp phần làm sạch nguồn nước mà còn giúp bảo vệ tài nguyên nước một cách bền vững. Để tìm hiểu chi tiết hơn về chức năng của nhà máy xử lý nước thải, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Biogency nhé!

Nhà máy xử lý nước thải là gì?

Nhà máy xử lý nước thải là một hệ thống công nghệ được thiết kế và xây dựng nhằm mục đích xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Nhà máy này bao gồm các công đoạn xử lý cơ học, hóa học và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm, bảo đảm chất lượng nước đầu ra đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường.

Nhà máy xử lý nước thải có thể được xây dựng để xử lý nước thải từ nhiều nguồn khác nhau như nước thải từ các hoạt động sản xuất/chế biến, nước thải bệnh viện, nước thải khu đô thị…

Nhà máy xử lý nước thải là gì? Chức năng của nhà máy xử lý nước thải
Nhà máy xử lý nước thải có tác dụng xử lý, làm sạch nước thải trước khi thải ra môi trường.

Nhà máy xử lý nước thải thường có công suất lớn, yêu cầu vận hành phức tạp nên cần có đội ngũ kỹ sư vận hành có kinh nghiệm. Ngoài ra, trang bị máy móc công nghệ hiện đại cũng là yếu tố góp phần đảm bảo quá trình vận hành được trơn tru hơn.

Các chức năng của một nhà máy xử lý nước thải

Chức năng chính của nhà máy xử lý nước thải là loại bỏ các chất ô nhiễm, xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Bên cạnh đó, nước thải sau xử lý có thể được tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhằm tiết kiệm nước một cách hiệu quả, bền vững. Các ứng dụng cụ thể của việc tái sử dụng nước thải sau xử lý bao gồm:

  • Tưới cây, cảnh quan.
  • Dùng trong các quá trình sản xuất công nghiệp.
  • Vệ sinh đường phố, tưới cây công viên.
  • Bổ sung nguồn nước cho các hệ sinh thái.
Nhà máy xử lý nước thải là gì? Chức năng của nhà máy xử lý nước thải
Chức năng chính của nhà máy xử lý nước thải là loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nước thải.

Làm thế nào để nhà máy xử lý nước thải vận hành hiệu quả?

Để nhà máy xử lý nước thải vận hành hiệu quả, ổn định và đạt được các mục tiêu về chất lượng nước, bảo vệ môi trường thì cần đảm bảo các yếu tố sau:

Kỹ sư vận hành có kinh nghiệm

Các kỹ sư vận hành và điều hành nhà máy là những nhân sự quan trọng, quản lý trực tiếp nhà máy. Do đó, những nhân sự này cần có kiến thức chuyên sâu về công nghệ xử lý nước thải cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong vận hành. Họ phải nắm vững các quy trình, thông số vận hành, biết cách xử lý các sự cố, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hệ thống.

Bên cạnh đó, để thích ứng với sự thay đổi liên tục của tính chất nước thải, các kỹ sư vận hành cần được đào tạo, bồi dưỡng liên tục để nâng cao năng lực chuyên môn. Các kỹ sư cần hiểu rõ các công đoạn xử lý, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý, biết cách vận hành, kiểm soát, điều chỉnh các thông số nhằm duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả của nhà máy.

Nhà máy xử lý nước thải là gì? Chức năng của nhà máy xử lý nước thải
Nhân sự vận hành, điều hành nhà máy, là nhân sự quan trọng, quản lý trực tiếp nhà máy.

Các yếu tố kỹ thuật vận hành

Để nhà máy xử lý nước thải hoạt động hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào quy mô hay công nghệ hiện đại, mà còn đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa nhiều yếu tố. Nổi bật trong số đó là sự phối hợp nhịp nhàng giữa đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao, hệ thống kỹ thuật tiên tiến và việc sử dụng hóa chất cùng men vi sinh một cách hợp lý. Trong đó, các yếu tố kỹ thuật cần đảm bảo bao gồm:

Bể chứa nước thải:

  • Thiết kế, xây dựng hợp lý, đảm bảo chức năng chứa đựng, phân phối, trộn lẫn nước thải.
  • Kích thước phù hợp với công suất, lưu lượng nước thải.
  • Vật liệu chống ăn mòn, chịu được áp lực, nhiệt độ cao.

Thiết bị, máy móc:

  • Hệ thống máy móc, thiết bị hoạt động ổn định, đúng công suất.
  • Định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời.
  • Sử dụng các công nghệ xử lý tiên tiến, hiệu quả.
Nhà máy xử lý nước thải là gì? Chức năng của nhà máy xử lý nước thải
Bể chứa nước thải cần thiết kế, xây dựng hợp lý, đảm bảo chức năng chứa đựng, phân phối, trộn lẫn nước thải.

Sử dụng các loại hóa chất, chế phẩm vi sinh phù hợp, chất lượng

Trong quá trình xử lý nước thải, việc sử dụng hóa chất và men vi sinh đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm và vi khuẩn gây hại. Dưới đây là một số loại men vi sinh phổ biến được nhiều người sử dụng trong nhà máy xử lý nước thải:

  • Microbe-Lift BIOGAS là loại men xử lý COD ở nồng độ cao, chuyên xử lý sinh học kỵ khí và tăng lượng khí Biogas từ 30 – 50%, giảm nồng độ H2S sinh ra.
  • Microbe-Lift N1 là một trong những men vi sinh xử lý Nitơ Amonia ở bể hiếu khí nhờ 2 chủng vi sinh vật trong quá trình Nitrat hóa là NitrosomonasNitrobacter. Ngoài ra, sản phẩm có thể thúc đẩy quá trình nitrat hoá với hàm lượng Ammonia lên đến 1.500 mg/l.
  • Microbe-Lift IND là vi sinh xử lý nước thải  BOD, COD, TSS và khử nitrat một cách hiệu quả. Sản phẩm chứa chủng vi sinh Khử Nitrat Pseudomonas sp nên có thể giúp làm giảm mùi hôi và giảm lượng bùn thải.
  • Microbe-Lift SA là vi sinh xử lý bùn chứa các chủng vật như Bacillus amyloliquifaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Humic, humate… Ngoài ra, sản phẩm có thể hoạt động với độ mặn lên đến 4%, giúp phân huỷ bề mặt và xử lý bùn hiệu quả.
  • Microbe-Lift DGTT là men vi sinh xử lý dầu mỡ, chất béo với các sinh vật như Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Bacillus circulans… Sau khi sử dụng mùi hôi chất béo sẽ giảm đáng kể.
Nhà máy xử lý nước thải là gì? Chức năng của nhà máy xử lý nước thải
Men vi sinh đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải.

Bên cạnh đó, các hóa chất hỗ trợ xử lý nước thải có thể kể đến như:

  • Hóa chất keo tụ – tạo bông: PAC, Polytetsu, Phèn nhôm, Phèn sắt giúp xử lý cặn lơ lửng, khử mùi và loại bỏ các kim loại nặng trong nước.
  • Hóa chất trợ lắng: Polymer Cation, Polymer Anion có tác dụng xử lý bùn, keo tụ và làm khô bùn sau khi xử lý.
  • Hóa chất trung hòa: Xút vảy, Acid Sunfuric hỗ trợ điều chỉnh độ pH cho nước.
  • Hóa chất khử trùng: Chlorine Aquafit, Nước Javen để khử trùng, sát khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn, virus khi xử lý nước thải.
  • Hóa chất cấp dinh dưỡng cho vi sinh: Axit Photphoric, Ure để cung cấp Photpho, Nitơ cho nước ở các bể sinh học.

Có thể thấy, nhà máy xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, nguồn nước và sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, để nhà máy hoạt động hiệu quả, cần sự kết hợp hài hòa giữa nhân lực và các yếu tố kỹ thuật. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift thì hãy liên hệ Biogency để được hỗ trợ ngay nhé!

>>> Xem thêm: Kiểm soát mùi hôi nhà máy xử lý nước thải

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký