Cứ mỗi khi nhắc đến ô nhiễm sông, mọi mối nghi ngờ đều đổ dồn vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN). Nhưng ít ai biết rằng, nước thải sinh hoạt cũng tác nhân lớn gây nên ô nhiễm các dòng sông.
Các nội dung chính
Ô nhiễm sông từ nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là loại nước thải thường được thải ra từ các hoạt động như: tắm giặt, nấu nướng, nước thải từ nhà vệ sinh… Nguồn gốc phát sinh của nó thường là từ các khu dân cư, trung tâm thương mại, resort, trường học, chợ… So với khu vực nông thôn, lượng nước thải này từ các vùng đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí minh cao hơn gấp nhiều lần.
Ví dụ như sông Tô Lịch. Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2019, trung bình mỗi ngày đêm, sông Tô Lịch phải tiếp nhận khoảng 150.000 m3 nước thải thông qua hơn 300 cống xả. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng vứt, xả rác xuống dòng sông. Gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.
Thành phần của nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm sông
Nước thải sinh hoạt đổ ra sông thường có nồng độ Nitơ, Phốt-pho, BOD, COD khá cao. Không những thế, còn chứa rất nhiều kim loại cứng, vi-rút, vi khuẩn, giun sán. Lượng nước thải chưa xử lý này xả ra sông, suối khiến cho hệ sinh vật ở sông suối chết hết. Động vật phù du cũng cạn kiệt nguồn tài nguyên. Đồng thời, giảm khả năng sinh trưởng, phát triển… Lượng nước thải này một phần tích tụ ở đáy sông. Một phân trôi theo dòng nước đến những nhánh sông khác. Gây ra hiện tượng ô nhiễm trên diện rộng.
>>> Xem thêm: Thực trạng nước thải đô thị Việt Nam: 87% vẫn chưa được xử lý.
Đánh gia của chuyên gia về tình trạng ô nhiễm sông từ nước thải sinh hoạt
Ông Yutaka Matsuzawa – Chuyên gia môi trường của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cho rằng: Nước thải sinh hoạt chính là tác nhân đáng sợ nhất gây ô nhiễm nguồn nước. Không những thế, nước thải sinh hoạt là hiểm hoạ môi trường hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Trong vòng ít nhất là 10 – 15 năm nữa, sông ngòi Việt Nam sẽ phải hứng chịu các tác động nặng nề do nước thải sinh hoạt không được xử lý.
Chúng ta có thể đếm được số nhà máy thải ô nhiễm ra môi trường. Có thể xử lý nghiêm khắc doanh nghiệp để chấn chỉnh. Nhưng nếu thờ ơ và để nước thải sinh hoạt từ hơn 90 triệu người làm ô nhiễm môi trường thì vấn đề sẽ là rất lớn. Nhất là với môi trường cho thế hệ tương lai. Vì vậy, cần phải đầu tư, lộ trình để xử lý nước thải sinh hoạt. Đặc biệt là nước thải sinh hoạt ở các đô thị có xả thải trực tiếp ra sông.
Làm để nào để khắc phục ô nhiễm sông?
Để giải quyết được vấn đề này, bên cạnh việc dựa vào chủ trương, chính sách từ các cấp ban ngành thì các chủ đầu tư tòa nhà, cao ốc và thậm chí từng hộ dân cần phải có ý thức trong việc xử lý nước thải sinh hoạt. Chủ đầu tư cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn cho công trình. Đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và đáp ứng được nhu cầu xả thải đặt ra.
Còn về các hộ dân, cũng cần có giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt ngay tại gia đình. Tránh đổ các chất cặn bã trực tiếp xuống cống, gây tắc nghẽn và phát sinh mùi hôi thối. Có thể sử dụng các sản phẩm giúp xử lý nước thải sinh hoạt ngay tại nhà để nhà cửa luôn sạch sẽ và thơm tho.
>>> Xem thêm: Ô nhiễm nguồn nước: Mối đe dọa lớn cho ngành thủy sản Việt Nam
Sản phẩm vi sinh giúp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả
Để đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải an toàn và hiệu quả, Viện sinh thái Hoa Kì đã nghiên cứu và cho ra đời thương hiệu Microbe-Lift – Dòng sản phẩm vi sinh chuyên xử lý nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt có thể dùng trong công nghiệp lẫn hộ gia đình. Đối với quy mô công nghiệp, chúng tôi khuyên dùng vi sinh Microbe-Lift dạng Gallon (1 Gallon = 3,785 lít) để tiết kiệm chi phí. Còn đối với hộ gia đình, nếu nhu cầu sử dụng không nhiều, có thể sử dụng vi sinh Microbe-Lift dạng Quater (1 Quater = 0,946 lít).
Nếu bạn quan tâm đến dòng sản phẩm vi sinh xử lý nước thải, đừng ngần ngại hãy liên hệ qua hotline 0909 538 514, team Microbe-Lift sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/
Tài liệu tham khảo:
- Nước thải sinh hoạt – thủ phạm gây ô nhiễm sông – Cục Quản lý tài nguyên nước (dwrm.gov.vn)
- Phân tích thành phần nước thải đô thị theo QCVN Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh