microbe lift aqua c nuoi ca vuoc

Vi sinh thủy sản AQUA C giúp tăng gấp đôi mật độ ấu trùng cá vược

Tại Singapore đã sử dụng vi sinh thủy sản Microbe-Lift AQUA C trong bể ấp trứng cá vược. Giúp tăng gấp đôi tỷ lệ sống của ấu trùng cá vược vào ngày thứ 17. Thí nghiệm thực hiện tại trang trại nuôi trồng thủy hải sản của công ty TNHH Marine Life Aquaculture.

Rất nhiều trang trại ấp trứng cá nước mặn gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Đó là tỷ lệ tử vong của cá tăng cao trong giai đoạn ấu trùng. Tỷ lệ tử vong cao chủ yếu là do chất lượng nước kém và tình trạng sức khỏe ấu trùng không tốt.

Mảng kinh doanh nòng cốt của công ty là nuôi trồng cá giống của loại cá vược, cá hồng và cá mú. Cung cấp cho các trang trại nuôi trồng thủy sản thương mại ở Singapore và các nước láng giềng.

Ông Tan Kay Heok, Giám đốc Kỹ thuật của công ty TNHH Marine Life Aquaculture. Với nhiều kinh nghiệm và chuyên môn thành thạo trong nuôi trồng thương mại cá giống của các loại nước mặn. Ông cũng đã sử dụng rất nhiều công nghệ tiên tiến để duy trì chất lượng nước trong bể ấp trứng.

Ấu trùng cá vược trong giai đoạn đầu thường ít di động. Do đó buộc phải duy trì mật độ thức ăn cao trong nước. Dẫn đến tình trạng tích tụ phần thức ăn không tiêu hóa ở dưới đáy của bể ấu trùng. Quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ này làm giảm lượng oxy hòa tan, tăng lượng ni-tơ, amoniac và giảm pH của nước. Tất cả những yếu tố này làm cho bể ấu trùng cá trở nên bất ổn. Giải pháp thay nước và hút xả các thức ăn thừa (bằng xi-phông) có thể giúp cải thiện chất lượng nước trong bể ấu trùng cá vược.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi tôm chết

Tuy nhiên, các thao tác vật lý này (rút nước ra và bơm nước vào) cùng với sự thay đổi đột ngột các thông số chất lượng nước sẽ đồng thời tạo thêm sự bất ổn (tình trạng căng) trong bể ấu trùng cá vược. Hơn nữa, lượng vật chất hữu cơ cao trong hồ cũng sẽ xúc tác sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh khác trong bể. Những vi sinh vật này, thường là loại gây bệnh. Cũng là một yếu tố then chốt gây nên tình trạng tỷ lệ tử vong cao ở cá.

Báo cáo này mô tả các quan sát thực tế của quá trình ứng dụng thành công sản phẩm Microbe-Lift AQUA C. Giúp tăng hiệu suất của bể ấu trùng cá vược tại một trang trại ấp trứng thủy hải sản ở Singapore.

kiem tra be au trung ca vuoc
Hình 1. Tiến sĩ Lim đang kiểm tra một bể ấp cá vược tại trang trại của công ty Marine Life AquaCulture Farm ở Pasir Ris, Singapore.

Công ty TNHH Marine Life Aquaculture Pte Ltd (chuyên nuôi trồng thủy hải sản) vận hành một bể ấp trứng cá vược nước mặn sử dụng công nghệ cao đặt tại Pasir Ris ở phía đông của Singapore.

Nuôi ấu trùng cá vược và quy trình xử lý

Vào ngày 06/12/2010, 200.000 trứng cá vược đã thụ tinh được đưa vào mỗi bể chứa. Có tổng cộng 3 bể (bể 1; 2 và 3) – mỗi bể có dung tích 20m3. Trứng này được lấy từ bể đẻ trứng tại trạm nuôi trồng thủy hải sản St John Island. Thuộc Cơ quan Thực phẩm và Thú y (Agri-food & Veterinary Authority) Singapore. Trước khi trứng được đưa vào, tất cả các bể trên đều được khử trùng với Remedor Aquatic. Và được sục rửa sạch trước khi bơm đầy nước đã khử trùng bằng tia cực tím (UV).

02 tuần đầu trong giai đoạn nuôi ấu trùng, nước trong bể 1 được xử lý bằng Microbe-Lift AQUA C. Vì bể xử lý này không lắp đặt lọc sinh học, nên liều lượng sản phẩm là từ 5 đến 25 ml/m3 (Bảng 1). Cao hơn so với mức khuyến cáo từ nhà sản xuất (1 đến 5 ml/m3). Hai bể còn lại (bể 2 và 3) không sử dụng Microbe-Lift AQUA C, do đó được dùng như bể kiểm. Tất cả ấu trùng được chuyển trực tiếp đến bể sạch vào ngày thứ 8.

Bảng 1. Quy trình xử lý sử dụng Microbe-Lift AQUA C trong bể xử lý (bể 1)

Ngày sau khi ấpLiều dùng (ml/m3)
Ngày 15
Ngày 210
Ngày 315
Ngày 420
Ngày 525
Ngày 625
Ngày 720
Ngày 8 đến ngày 11Không dùng
Ngày 1225
Ngày 1320
Ngày 1420
Ngày 15 
Ngày 16 

Nước được thay vào 8 giờ sáng. Với mực nước là từ 20 – 50% trong bể xử lý (bể 1) và từ 20 – 60% trong bể kiểm soát (bể 2 &3) (bảng 2).

Bảng 2. Quy trình thay nước (%) trong bể xử lý và bể kiểm soát

Ngày sau khi ấpBể xử lýBể kiểm soát
Ngày 62020
Ngày 72020
Ngày 83040
Ngày 93050
Ngày 104060
Ngày 114060
Ngày 124060
Ngày 134060
Ngày 145060
Ngày 15  
Ngày 16  

Những thông số về chất lượng nước được giám sát hằng ngày (Bảng 3). Nhiệt độ của nước khá ổn định (29 – 30 độ C) trong tất cả các bể trong toàn bộ quá trình. Hàm lượng ni-tơ và amoniac được duy trì ổn định ở mức 0,25 mg/l. Ngoại trừ hai lần đo tại bể kiếm soát với giá trị đo được là 0.50 mg/l. pH nằm trong khoảng 8.0 – 8.1.

Bảng 3. Giá trị đo của ni-tơ, amoniac, pH và tình trạng của trầm tích trong bể xử lý (treatment tank – TT) và bể kiểm soát (control tank – CT)

Ngày sau
khi ấp
NH3-N (mg/l) NH3-N (mg/l) pHpHTình trạng
trầm tích (*)
Tình trạng
trầm tích (*)
 TTCTTTCTTTCT
Ngày 1<0.1<0.17.98.0++
Ngày 20.100.108.08.0++
Ngày 30.100.108.18.1++
Ngày 40.250.258.18.1++
Ngày 50.250.258.18.1+++
Ngày 60.250.508.08.1++++
Ngày 70.250.258.08.1++++
Ngày 80.250.258.08.0++++
Ngày 90.250.258.18.1+++++
Ngày 100.250.258.08.0++++
Ngày 110.250.508.08.0++++
Ngày 120.250.258.08.0+++++
Ngày 130.250.258.08.0++++
Ngày 140.250.258.08.0++++
Ngày 15      
Ngày 16      

*++++: Rất cao; +++: Cao; ++: Thấp; +: Rất thấp

Quy trình cho ăn đối với ấu trùng cá vược được trình bày trong Bảng 4. Thức ăn của ấu trùng trong tất cả các bể từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 12 là trùng bánh xe.

(Luân trùng). Cho ăn hai lần/ngày. Lần cho ăn đầu tiên vào lúc 10 giờ sáng, với mật độ thức ăn là 20 con trùng/ml. Lần cho ăn thứ hai vào lúc 4 giờ chiều. Và trùng bánh xe được cho vào bể để đảm bảo mật độ thức ăn là 20 con trùng/ml. Từ ngày thứ 9 trở đi, ấu trùng được ăn Artemia vào lúc 4 giờ chiều với mật độ thức ăn là 0,1 – 0,2 con Artemia/ml.

Bảng 4. Lượng thức ăn sống (con/ml) được cho vào bể kiểm soát (CT) và bể xử lý (TT)

Ngày sau khi ấpTrùng bánh xeTrùng bánh xeẤu trùng ArtemiaẤu trùng Artemia
TTCTTTCT
Ngày 100  
Ngày 200  
Ngày 32020  
Ngày 42020  
Ngày 52020  
Ngày 62020  
Ngày 72020  
Ngày 82020  
Ngày 910100.10.1
Ngày 1010100.20.1
Ngày 1110100.20.1
Ngày 1210100.20.1
Ngày 13000.20.1
Ngày 14000.20.1
Ngày 15    
Ngày 16    

TT: Bể xử lý; CT: Bể kiểm soát

Ấu trùng chuyển hóa thành cá bột vào ngày thứ 13 – 14. Kết thúc chuyển hóa vào ngày thứ 14 (ngày 19/12/2010). Số lượng ấu trùng sống sót trong các bể tương ứng được đếm bằng phương pháp ước lượng. Sử dụng các loại gầu múc với kích thước khác nhau (với lưới ở dưới đáy). Và tính dựa trên số lượng ấu trùng trong mỗi gầu múc.

Quan sát và kết quả

Khi không sử dụng lọc sinh học và các thiết bị lọc khác. Chất thải từ cá và từ thức ăn phải thường xuyên được hút xả (bằng xi-phông) một cách thủ công. Ngoài ra, 30% lượng nước trong bể 2 và 3 phải được thay mới mỗi ngày.

Trong suốt quá trình thử nghiệm. Ông Tan thấy rằng hàm lượng amoniac trong bể 1 thấp hơn rất nhiều so với trong bể kiểm soát (bể 2 & 3). Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước (bể 1) tăng lên khi sử dụng Microbe-Lift AQUA C. Nhờ đó, tần suất thay nước ở bể 1 thấp đi và với thể tích nước cần thay cũng ít hơn rất nhiều so với bể kiểm soát (2&3). Mặc dù tần suất thay nước giảm. Nhưng lượng bùn đáy trong bể 1 không những không tăng mà còn giảm đi. Giúp hạn chế số lần hút xả (bằng xi-phông) ở bể 1.

>>> Xem thêm: Tảo độc trong ao nuôi tôm và một số biện pháp khắc phục

Bảng 6 mô tả số lượng cá bột được chuyển từ các bể (1, 2, và 3) sang ao nuôi vào ngày thứ 17 (ngày 22/12/2010). Sử dụng Microbe-Lift AQUA C giúp tăng gấp đôi số lượng cá bột trong bể xử lý (bể 1) so với bể kiểm soát (bể 2 & 3).

Bảng 6. Số lượng cá bột và tỷ lệ sống sót trong bể xử lý (TT) và bể kiểm soát (CT)

BểSố lượng cá bộtTỷ lệ sống sót
TT (Bể 1)50,00025.0%
CT (Bể 2)25,00012.5%
CT (Bể 3)30,00015.0%

Không những giảm thiểu công thao tác trong quá trình ấp trứng, Microbe-Lift AQUA C còn giúp tăng đáng kể tỷ lệ sống sót của cá bột. Ông Tan rất hài lòng với kết quả thử nghiệm. Và đồng ý sử dụng MicrobeLift AQUA C trong quy trình quản lý chất lượng nước của trang trại.

Nếu có nhu cầu về sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ đến 0909 538 514 để được hỗ trợ và tư vấn nhé!

xử lý nước thải

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Để lại một bình luận