tảo độc trong ao nuôi

Tảo độc trong ao nuôi tôm và một số biện pháp khắc phục

Tảo độc ao nuôi tôm nếu không được xử lý triệt để sẽ có hại cho sự phát triển của tôm, thậm chí gây chết tôm. Tảo là thành phần quan trọng có tác dụng đầu tiên là tạo màu nước cho ao nuôi. Cân bằng hệ sinh thái nước ao. Nhưng sự xuất hiện quá mức của tảo là nguyên nhân gây biến động môi trường nước. Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tôm nuôi.

Vì vậy người nuôi tôm cần nắm vững đặc điểm và điều kiện phát triển của mỗi loài tảo. Để có hướng điều chỉnh lượng tảo thích hợp, kích thích tảo có lợi, hạn chế tảo gây hại phát triển.

Một số loại tảo độc trong ao nuôi tôm

Tảo lam

Có 2 loại tảo lam phổ biến trong ao nuôi là: Oscillatoria và Microcystic. Quan sát bằng mắt thường. Khi tảo lam phát triển với mật độ dày đặc có thể thấy hạt li ti trên mặt nước bằng mắt thường.

Nước ao sẽ có màu xanh lam, xanh ngọc, nổi ván xanh trên mặt nước và có mùi hôi. Trời nắng gắt, tảo lam thường nổi thành đám trên mặt nước, dạt về cuối gió. Khi tảo lam già có dạng hạt hay dạng sợi thường thải chất nhờn vào nước có thể gây tắc nghẽn mang tôm.

Tao trong ao nuoi

Trong ao có tảo lam, tôm thường mắc bệnh đường ruột. Gây mùi hôi cho tôm, gây nhờn nước. Tảo lam sợi sẽ cản trở sự hô hấp của tôm.

Tham khảo: Cách xử lý tảo lam trong ao tôm

Tảo giáp (pyrrophyta)

Tác hại của tảo giáp: Nếu ăn trúng loại tảo này sẽ làm cho tôm khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bị bệnh phân đứt khúc. Là nguyên nhân gây hiện tượng phát sáng trong ao. Ngoài ra, tảo giáp còn là nguyên nhân làm cho tôm nổi đầu về đêm do thiếu oxy trong nước. Ao nước chứa tảo giáp có màu nâu đỏ/màu trà sẫm. Mặt nước xuất hiện vàng nâu đậm.

Nguyên nhân chính làm tảo độc phát triển mạnh trong ao nuôi

  • Quản lý thức ăn không tốt làm thức ăn dư tích lũy xuống nền đáy.
  • Nền đáy dơ bẩn do không cải tạo ao kỹ.
  • Thời tiết thay đổi thất thường nắng nóng hoặc mưa kéo dài (Mưa kéo dài làm độ mặn trong ao giảm nhanh và phân tầng mắt nước tạo điều kiện cho tảo Lam phát triển. Khi thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa giông đột ngột làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi. Quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho tảo có hại trong ao phát triển).

Biện pháp xử lý tảo độc trong ao nuôi tôm

Dùng vôi để cắt tảo

  • Xử lý bằng cách ngâm vôi khoảng 10 – 12 tiếng. Mang tạt đều quanh ao với liều lượng 30kg/1000m3 nước, xử lý 2 ngày liên tiếp. Dùng vôi có thể giúp kết tủa giảm hàm lượng Phot-pho trong ao nuôi nhanh chóng. Tảo sau đó cũng giảm xuống rất nhanh. Sau khi tảo giảm có thể dùng vi sinh để ổn định tảo sẽ rất hiệu quả.
  • Cần chú ý dùng vôi để cắt tảo trong những ao có lót bạt thì sáng hôm sau nên xiphông ngay để tránh trường hợp vôi lắng tụ dưới đáy dễ lên rong nhớt ao nuôi tôm.

Tham khảo: Diệt tảo bằng vi sinh hiệu quả

Xử lý tảo với chế phẩm vi sinh

  • Các chế phẩm vi sinh sử dụng có chứa các chủng: Bacillus sp, Lactopacillus,… chúng có khả năng cạnh tranh sinh học với tảo, ngăn cản tảo phát triển quá mức. Chính vì thế sau khi làm giảm lượng tảo trong ao bằng cách thay nước hoặc cắt tảo bằng vôi cần phải cấy vi sinh để ổn định tảo.
  • Theo thời gian các vi sinh có lợi trong ao sẽ giảm dần và mất tác dụng. Vì thế cần phải bổ sung định kỳ các chế phẩm vi sinh vào ao để duy trì sự căn bằng từ đó ngăn cản tảo phát triển trở lại.
  • Một điều quan trọng khi sử dụng vi sinh đó là mật độ vi khuẩn có lợi trong sản phẩm. Cho nên khi chọn sản phẩm vi sinh để sử dụng nên chọn từ các nhà cung cấp uy tín để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng.

Xem thêm: Ao tôm bị tảo đỏ – cách xử lý

Ngoài ra, có thể kết hợp vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy mùn bã hữu cơ, làm sạch nước ngăn chặn tảo độc phát triển. Giúp tôm khỏe mạnh sinh trưởng và phát triển tốt.

Công ty TNHH Đất Hợp  phân phối dòng chế phẩm vi sinh 100% từ Mỹ với 3 sản phẩm thuỷ sản như sau:

Vi sinh thuy san microbelift

Nếu có nhu cầu về sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ đến 0909 538 514 để được hỗ trợ và tư vấn nhé!

 

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời