Biện pháp để nâng cao chất lượng nước nuôi tôm cá

Biện pháp để nâng cao chất lượng nước nuôi tôm cá

Chất lượng nước nuôi tôm cá ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của vật nuôi. Đặc biệt là trước tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp, quá trình nuôi ồ ạt, lạm dụng hóa chất độc hại, xâm nhập mặn,… việc kiểm soát, duy trì chất lượng nước ao nuôi tốt càng trở nên quan trọng. Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm cá đi kèm những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nước mà bà con tham khảo áp dụng.

Cải tạo ao kỹ

Chất lượng nước nuôi tôm cá chịu ảnh hưởng bởi chất lượng nước và chất đất. Đối với ao đất, nhất là ao tôm mới đào (vùng đất chua phèn, chiêm trũng) thì khâu cải tạo cực kỳ quan trọng, bởi những ao này thường có pH thấp (< 5), kém màu mỡ nên không tạo được nguồn thức ăn tự nhiên trong ao và môi trường không phù hợp cho tôm sinh trưởng. Do đó, nếu không cải tạo ao nuôi tôm tốt, tôm sẽ chậm lớn và chết.

Biện pháp để nâng cao chất lượng nước nuôi tôm cá
Cải tạo ao đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nuôi trồng thủy sản và đảm bảo chất lượng nước ao nuôi tôm cá.

Sau khi cải tạo ao kỹ lưỡng, rửa đáy ao được làm sạch kỹ, diệt khuẩn, sát trùng cẩn thận, loại bỏ mầm bệnh tiềm ẩn sau mỗi vụ mùa, xử lý tốt khí độc, diệt các loại cá tạp, nhiễm thể trong bùn đáy,… chính là các yếu tố quan trọng cần đảm bảo trước khi cấp nước vào để tôm có có điều kiện phát triển thuận lợi.

Xây ao lắng

Chất lượng nước nuôi tôm cá phụ thuộc ở nguồn nước cấp, xây ao lắng là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhằm mục đích quản lý chặt chẽ chất lượng nước trước khi cấp vào ao nuôi chính..

Tại ao lắng các chất rắn thô, lơ lửng, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật từ nguồn nước cấp, các kênh mương được loại bỏ trước khi đưa vào ao nuôi, cùng với đó ao lắng giữ lại bùn cặn hiệu quả kết hợp bước sát trùng, diệt khuẩn, giúp giảm nguy cơ mầm bệnh gây hại cho tôm cá có trong nước. Ao lắng cũng là nơi dự trữ nước hiệu quả vào lúc hạn hán, xâm nhập mặn.

Cho tôm cá ăn vừa phải, không dư thừa nhiều

Trong quá trình nuôi, đặc biệt là mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh mật độ cao thì thức ăn dư thừa là nguyên nhân lớn làm ô nhiễm nguồn nước nuôi, làm giảm hàm lượng oxy, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm cá, mặt khác còn tạo điều kiện xuất hiện mầm bệnh. Chính vì vậy, bà con cần chú ý đến khâu quản lý thức ăn và cho ăn, cụ thể:

  • Chọn thức ăn chất lượng, độ tan rã ít
  • Tính toán chính xác liều lượng cho tôm ăn phù hợp từng giai đoạn phát triển, tránh dư thừa.
  • Chú ý đến độ đạm
  • Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với sức khỏe tôm cá, tình hình thời tiết thực tế
  • Thường xuyên theo dõi nhá để kiểm tra tình trạng ăn của tôm
  • Bổ sung men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM tăng sức ăn và khả năng tiêu hóa cho tôm
Biện pháp để nâng cao chất lượng nước nuôi tôm cá
Kiểm tra nhá/vó tôm để điều chỉnh thức ăn.

Sử dụng men vi sinh làm sạch ao nuôi, cải thiện chất lượng nước nuôi tôm cá

Bên cạnh các biện pháp như xi phông đáy, thay nước thì sử dụng men vi sinh phân hủy thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tôm, vôi,… trong nước ao nuôi là phương pháp làm sạch ao nuôi, cải thiện chất chất lượng nước nuôi tôm cá đơn giản, tiện lợi lại rất an toàn. Mặt khác, vi sinh còn giúp tạo môi trường thuận lợi để tôm cá phát triển, cho phép tăng mật độ, tăng sản lượng đến 50%.

Bà con nên bổ sung vi sinh từ đầu vụ hoặc ít nhất là từ tháng thứ hai trở đi, bởi lúc này lượng bùn đáy chất thải trong ao bắt đầu tăng nhanh do lượng thức ăn tăng. Bà con có thể tham khảo 2 sản phẩm men vi sinh làm sạch ao nuôi hiệu quả cao hiện nay:

  • Microbe-Lift AQUA C: Có vai trò phân huỷ chất hữu cơ, làm sạch nước ao nuôi.
  • Microbe-Lift AQUA SA: Có vai trò xử lý các hợp chất khó phân huỷ, bùn lâu ngày, bùn đáy ao.
Biện pháp để nâng cao chất lượng nước nuôi tôm cá
Bộ đôi làm sạch ao nuôi từ thương hiệu Microbe-Lift.

Theo dõi thời tiết, kiểm soát các yếu tố môi trường ao nuôi

Hiện nay, hầu hết các mô hình nuôi tôm cá vẫn còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Trong khi đó diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, cực đoan, dễ làm môi trường ao nuôi biến động, gây ảnh hưởng đến sức đề kháng tôm cá.

Do đó bà con cần chủ động theo dõi thời tiết, kiểm soát các yếu tố môi trường ao nuôi, đảm bảo các chỉ tiêu nằm trong ngưỡng thích hợp; đặc biệt chú ý các yếu tố pH, độ kiềm, Oxy, khí độc NO2, NH3,… rất dễ bùng phát gây hại cho tôm sau những cơn mưa lớn hoặc thời tiết nắng nóng, đề phòng các bệnh đường ruột, gan tụy trên tôm.

Quan sát hoạt động của tôm, tình hình sức khỏe tôm nuôi (màu sắc, các phụ bộ, đường ruột, khả năng bắt mồi, tốc độ tăng trưởng,…) để có hướng xử lý kịp thời khi thời tiết thay đổi bất thường.

Đứng trước các thách thức lớn về dịch bệnh, môi trường, thiên tai thì chất lượng nước nuôi tôm cá càng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của vụ nuôi. Để có thể kiểm soát tốt chất lượng nước nuôi tôm cá tốt nhất không phải một sớm một chiều mà đòi hỏi bà con cần có kế hoạch ngay từ đầu vụ.

Để được tư vấn chi tiết hơn về quản lý chất lượng nước nuôi tôm cá hiệu quả, bà con vui lòng liên hệ ngay đội ngũ BIOGENCY qua Hotline 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Các biện pháp quản lý chất lượng nước ao nuôi tôm tốt

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký