Đường ruột tôm bị yếu, tôm ăn ít, cần làm gì?

Đường ruột tôm bị yếu, tôm ăn ít, cần làm gì?

Đường ruột tôm bị yếu là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở tôm nuôi, có thể dẫn đến giảm ăn, chậm lớn, thậm chí tử vong. Tình trạng này khiến người nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn, cả về mặt kinh tế và kỹ thuật. Vì vậy, cùng Biogency tìm hiểu các biểu hiện cho thấy đường ruột tôm đang gặp vấn đề và cách trị bệnh.

Biểu hiện cho thấy đường ruột tôm bị yếu

Các biểu hiện cho thấy đường ruột tôm bị yếu không chỉ xuất hiện ở giai đoạn sau của quá trình nuôi, mà nó còn bắt đầu từ giai đoạn con giống. Bà con cần biết những biểu hiện này sớm để có thể phòng bệnh và trị bệnh cho tôm hiệu quả. Dưới đây là một số dấu hiệu chính cho thấy tôm đang gặp vấn đề về đường ruột:

Tôm ăn ít

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi tôm bị yếu đường ruột. Tôm chán ăn, thậm chí không thèm ăn. Điều này làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ của tôm, dẫn đến khó duy trì sự phát triển và tăng trưởng của chúng. Khi tôm ăn ít, cơ thể không nhận được đủ dinh dưỡng và sức đề kháng sẽ giảm, dễ bị các bệnh tật tấn công.

Tôm chậm lớn

Đường ruột tôm bị yếu khiến tôm không hấp thu được đủ dinh dưỡng, dẫn đến tôm chậm lớn. Tôm sẽ có kích thước nhỏ hơn so với tôm bình thường cùng tuổi, và thỉnh thoảng có thể gặp các trường hợp tôm không phát triển được.

Đường ruột tôm bị yếu, tôm ăn ít, cần làm gì?
Đường ruột yếu khiến tôm chậm lớn.

Phân tôm bất thường

Phân tôm nhầy, lỏng hoặc có màu vàng hoặc xanh bất thường là một trong những biểu hiện cho thấy đường ruột tôm đang gặp vấn đề. Điều này có thể do viêm nhiễm hoặc các bệnh tật khác gây ra.

Tôm bỏ ăn và nằm im một chỗ

Tôm không còn sức để bơi lội và ăn uống, dẫn đến nằm im một chỗ. Đây là biểu hiện của tình trạng đường ruột yếu nghiêm trọng, khiến tôm không có sức kháng cự với các bệnh tật và khó tồn tại trong môi trường nuôi.

Xoang bụng tôm bị teo lại

Do đường ruột tôm bị yếu dẫn đến tôm không ăn uống được, xoang bụng sẽ teo lại, phát triển kém. Khi kiểm tra bằng cách mở tôm ra, người nuôi có thể thấy rõ tình trạng này như đường ruột tôm bị sưng đỏ, viêm nhiễm.

Tôm bị hoại tử ruột

Đây là tình trạng đường ruột bị tổn thương nặng, xuất hiện các ổ hoại tử. Điều này khiến tôm không thể hấp thu dinh dưỡng, gây suy dinh dưỡng và giảm sức đề kháng của tôm. Đồng thời đây cũng là một trong những biểu hiện cho thấy đường ruột tôm bị yếu.

Đường ruột tôm bị yếu, tôm ăn ít, cần làm gì?
Đường ruột bị tổn thương nặng khiến tôm chậm phát triển.

Đường ruột tôm bị yếu do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đường ruột tôm bị yếu như chất lượng con giống hay do môi trường nuôi tôm,… Để có thể xử lý tình trạng này hiệu quả, bà con cần xác định đúng nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp.

Tôm bị yếu ở giai đoạn con giống

Tôm con mới nở có hệ tiêu hóa còn yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Nếu tôm giống không khỏe mạnh, dinh dưỡng kém, dễ bị nhiễm bệnh đường ruột. Chính vì vậy, việc chọn lựa và sàng lọc tôm giống là rất quan trọng, nhằm đảm bảo tôm con có sức kháng cự cao với các bệnh tật.

Thức ăn không đảm bảo chất lượng

Thức ăn không đảm bảo chất lượng, bị mốc hoặc nhiễm vi khuẩn có thể gây kích ứng đường ruột dẫn đến đường ruột tôm bị yếu, làm tôm chán ăn, chậm lớn. Do đó, việc chọn lựa và kiểm tra chất lượng thức ăn là rất quan trọng trong quá trình nuôi tôm.

Đường ruột tôm bị yếu, tôm ăn ít, cần làm gì?
Thức ăn không đảm bảo chất lượng khiến tôm dễ mắc bệnh.

Yếu tố môi trường nuôi không đảm bảo

Môi trường nuôi không đảm bảo cũng có thể gây ra các vấn đề về đường ruột cho tôm, như nước nuôi ô nhiễm, nhiệt độ nước cao hoặc thay đổi đột ngột, độ pH không ổn định, lượng oxy trong nước thấp… Điều này khiến tôm dễ bị stress và giảm sức đề kháng.

Tôm bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột

Một số loại ký sinh trùng như Gregarines (trùng hai tế bào) hay Sán dạ dày (Nematoda) có thể tấn công đường ruột của tôm. Khi tôm ăn các loại trên có thể gây ra các biến đổi bệnh lý và làm đường ruột tôm bị yếu dẫn đến suy giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của tôm.

Đường ruột tôm bị yếu, tôm ăn ít, cần làm gì?
Gregarines (trùng hai tế bào) tấn công đường ruột của tôm.

Cần làm gì khi thấy đường ruột tôm bị yếu?

Khi phát hiện tôm bị yếu đường ruột, người nuôi cần có biện pháp xử lý kịp thời để giữ gìn sức khỏe và tăng trưởng cho tôm. Việc trị bệnh sớm cho tôm sẽ giúp tôm nhanh chóng hồi phục và phát triển tốt. Dưới đây là những điều cần làm để phòng trị bệnh cho tôm.

Trị bệnh

Nếu biểu hiện của tôm cho thấy đường ruột yếu do nhiễm bệnh, người nuôi cần sử dụng thuốc trị bệnh theo chỉ định của nhà cung cấp hoặc chuyên gia để điều trị cho tôm. Ngoài ra, bà con cần đảm bảo làm sạch ao nuôi trồng cùng với biện pháp diệt khuẩn. Khử trùng bể ương cùng dụng cụ nuôi tôm cũng rất quan trọng nhằm trị bệnh dứt điểm trên tôm.

Đường ruột tôm bị yếu, tôm ăn ít, cần làm gì?
Đảm bảo làm sạch ao nuôi trồng để trị bệnh cho tôm.

>>> Xem thêm: Tôm bị ký sinh trùng đường ruột – Tìm hiểu lý do và hướng giải quyết?

Phòng bệnh

Việc phòng bệnh là rất quan trọng để giảm thiểu tình trạng đường ruột tôm bị yếu. Bà con cần giám sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm thường xuyên để có những biện pháp kịp thời nếu cần thiết. Để đảm bảo sức khỏe và tăng trưởng cho tôm, người nuôi cần lưu ý các điểm sau:

  • Chọn lựa và sàng lọc tôm giống khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng.
  • Kiểm tra và xử lý nước nuôi thường xuyên để duy trì môi trường nuôi ổn định.
  • Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, không để thức ăn bị mốc hay nhiễm khuẩn.
  • Tăng cường dinh dưỡng cho tôm bằng cách sử dụng thêm các loại thức ăn bổ sung có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết cho tôm.

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM. Microbe-Lift DFM là men vi sinh cung cấp nhiều lợi khuẩn cho tôm nhờ 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột: Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis. Cùng với đó men vi sinh Microbe-Lift DFM còn giúp ngăn ngừa bệnh phân trắng và bệnh đường ruột cho tôm.

Cách sử dụng men vi sinh rất đơn giản, bà con hòa tan 0,5 gram – 1 gram Microbe-Lift DFM vào nước sạch, sau đó trộn đều với 1 kg thức ăn cho tôm. Sản phẩm không chứa hooc môn, kháng sinh và các chất độc hại vì vậy bà con có thể cho tôm ăn suốt vụ nuôi trồng.

Men vi sinh Microbe-Lift DFM giúp phân giải thức ăn và giúp cho sự hấp thu dinh dưỡng diễn ra một cách dễ dàng hơn. Điều này giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tối đa dưỡng chất và ruột tôm to, đẹp, đồng đều, không đứt quãng.

Đường ruột tôm bị yếu, tôm ăn ít, cần làm gì?
Men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM.

Đường ruột tôm bị yếu là một vấn đề không chỉ gây ra tổn thương cho tôm, mà còn ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh tế của người nuôi. Biogency hi vọng bà con đã có đủ thông tin phát hiện bệnh sớm trên tôm cùng với việc áp dụng các biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Điều trị đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đường ruột yếu và đảm bảo sức khỏe cho tôm. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn nhé!

>>> Xem thêm: Các chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột tôm

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký