Luu y ve moi truong va khi doc ao tom trong giai doan ngay 30 60 mua vu

Lưu ý về môi trường và khí độc ao tôm trong giai đoạn ngày 30 – 60 mùa vụ

Ở bài viết trước, Biogency đã hướng dẫn bà con biện pháp tăng đề kháng cho tôm giai đoạn 30 – 60 ngày đầu vụ. Trong đó chúng tôi có đề cập đến mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã được nhiều địa phương áp dụng thành công. Hôm nay tiếp tục mời bà con tìm hiểu những lưu ý về môi trường và khí độc ao tôm trong giai đoạn ngày 30 – 60 mùa vụ, thời điểm này rơi vào giai đoạn 2 trong mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn.

Đặc trưng về môi trường ao nuôi trong giai đoạn ngày 30 – 60 mùa vụ

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn mà Biogency muốn nhắc đến bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Ương tôm giống bằng công nghệ Biofloc. Kéo dài khoảng 25 – 30 ngày.
  • Giai đoạn 2: Nuôi tôm thịt bằng công nghệ Biofloc và Semi-Biofloc. Kéo dài khoảng 25 – 30 ngày.
  • Giai đoạn 3: Nuôi tôm thịt bằng công nghệ Semi-Biofloc. Thời gian nuôi khoảng 30 – 60 ngày.

Có thể thấy, ngày 30 – 60 của mùa vụ chính là giai đoạn 2. Trong giai đoạn này bà con cần thuần hóa tôm và chuyển tôm từ ao ương sang ao nuôi. Đây là giai đoạn rất quan trọng, đóng vai trò quyết định sức khỏe của tôm và năng suất của mùa vụ.

Cụ thể ngày 30 – 60 của mùa vụ bà cần tiến hành thực hiện những công tác sau:

  • Cho tôm làm quen với môi trường nước ao: thay 50% nước ở ao ương chuyển sang ao nuôi, rồi lấy nước từ ao nuôi chuyển về đầy ao ương. Cần tiến hành thuần hóa trong 2 ngày trước khi chuyển tôm từ ao ương sang ao nuôi giai đoạn 2. Sau đó toàn bộ nước ao ương sẽ được chuyển sang ao nuôi giai đoạn 2.
  • Gây Biofloc ở ao nuôi (tiến hành trước khi thả tôm từ 5 – 7 ngày): sử dụng 180 lít nước sạch đã khử trùng, 2kg cám gạo, 2kg thức ăn cho tôm số 0 (43% protein), 5kg mật rỉ đường, 1kg muối ăn cùng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C theo liều lượng: 100ml men vi sinh cho 1.000 mét khối nước. Microbe-Lift AQUA C có thành phần Bacillus gồm:
    • Bacillus subtilis
    • Bacillus licheniformis
  • Bacillus amyloliquefaciens
  • Sục khí liên tục trong khoảng từ 1 – 2 ngày rồi té đều xuống ao. Trong 3 ngày đầu cần bổ sung liên tục, bật quạt nước và sủi khí để tạo floc. Điều chỉnh lượng mật rỉ đường và chế phẩm sinh học theo lượng thức ăn để đạt tỉ lệ C/N ≥ 12/1.
  • Thay nước hàng ngày bằng khoảng 12 – 15% lượng nước trong ao. Nước được xi phông về ao chứa bùn, sau đó chuyển sang ao nuôi cá rô phi để cá rô phi xử lý và tái sử dụng.
Giai doan ngay 30 60 cua mua vu
Giai đoạn ngày 30 – 60 của mùa vụ là lúc tôm được chuyển dần từ ao ương sang ao nuôi giai đoạn 2.

Quá trình này có sự chuyển đổi giữa hai môi trường nước là nước ao ương và nước ao nuôi giai đoạn 2. Vì vậy những thông số về môi trường, đặc biệt là lượng khí độc cần được lưu ý để đảm bảo môi trường sống thuận lợi cho tôm. Tôm nuôi ở giai đoạn 2 khá nhạy cảm trước sự thay đổi môi trường nước. Bà con cần thay nước theo hướng dẫn ở trên để tôm làm quen dần, không đột ngột thay một lượng nước lớn từ ao nuôi sang ao ương có thể làm tôm bị sốc mặn và chết.

Một số loại khí độc có thể phát sinh trong giai đoạn này là H2S, NO2 (Nitrit), NH3 (Ammonia),…

Nguyên nhân phát sinh khí độc trong ao

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến khí độc NH3, H2S, NO2,… phát sinh trong ao ở giai đoạn ngày 30 – 60 mùa vụ:

  • Không kiểm soát lượng thức ăn thả cho tôm: ở giai đoạn này tôm mới phát triển, cần làm quen với môi trường sống mới, bà con không nên cho tôm ăn quá liều lượng khuyến nghị. Thức ăn thừa sẽ tích tụ trong ao khiến nước ao bị đục, phát sinh nhiều loại khí độc.
  • Không cải tạo ao nuôi kỹ: thông thường giữa các vụ nuôi cần có một khoảng thời gian để cải tạo ao nuôi triệt để, nhưng nhiều bà con nuôi liên tục nên không xử lý hết lượng khí độc tồn đọng trong ao, khiến khí độc bùng phát trở lại.
  • Không xử lý bùn đáy ao: các chất thải của tôm ở vụ nuôi trước như thức ăn thừa, phân tôm, xác tôm lột,… và tảo tàn đã tích tụ cùng các mầm bệnh dưới đáy ao, ngấm sâu vào bùn đất. Vì vậy nếu trước khi thả tôm, bà con không xử lý bùn đáy ao kỹ thì nguy cơ bùng phát khí độc là rất cao.
  • Thiếu kỹ thuật nuôi tôm: nhiều trang trại nuôi tôm tự phát, bà con còn thiếu kỹ thuật nên chưa biết cách chuẩn bị và cải tạo ao nuôi cho vụ mới, cách xử lý các chất thải của vụ nuôi cũ,… từ đó tăng nguy cơ phát tán mầm bệnh, phát sinh khí độc.
Cai tao ao truoc khi tha tom
Cải tạo ao trước khi thả tôm là một việc cần thiết để đảm bảo vụ nuôi mới thành công.

Tôm ở giai đoạn ngày 30 – 60 của mùa vụ sức đề kháng vẫn chưa tối đa, vì vậy nếu sống trong môi trường nước không thuận lợi với nhiều khí độc trong nước, tôm sẽ rất dễ nhiễm bệnh dẫn tới tình trạng chết hàng loạt. Bà con cần có biện pháp cụ thể để quản lý môi trường và khí độc trong ao tôm ở giai đoạn này.

Khí độc trong ao nuôi tôm chủ yếu hình thành do thức ăn dư thừa, đặc biệt là thức ăn giàu đạm, phân tôm, tảo và việc cải tạo ao nuôi tôm kém. Dù lý do là gì thì các khí độc này cũng cần phải loại bỏ để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho tôm và hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Bà con có thể tham khảo cách đo và xử lý khí độc trong ao tôm giúp tôm phát triển tốt nhất.

Cách kiểm soát môi trường và khí độc trong ao tôm giai đoạn ngày 30 – 60 mùa vụ

Để bà con quản lý được vụ nuôi của mình tốt hơn, nhất là trong giai đoạn ngày 30 – 60 vô cùng quan trọng, Biogency sẽ hướng dẫn cho bà con một số cách để kiểm soát môi trường nước và khí độc trong ao.

Cách kiểm soát môi trường nước ao

Một số yếu tố về môi trường mà bà con cần quan tâm và xử lý là độ pH, độ kiềm, số lượng tảo trong ao,…

Kiểm soát độ pH

Độ pH của ao nuôi trong ngày không dao động quá 0,5 – 1. Nếu pH buổi sáng là 7,5 thì pH buổi chiều không được vượt quá 8,5.

pH ổn định thì hàm lượng oxy trong ao mới ổn định và kìm hãm được sự phát triển của các loại vi sinh vật có hại trong ao.

  • Cách xử lý khi pH tăng cao:
    • pH mới tăng cao: sử dụng chế phẩm sinh học để tăng cường tốc độ phân hủy các chất hữu cơ trong ao.
    • pH tăng quá cao: sử dụng đường cát với liều lượng 3 – 10kg/ha hoặc mật rỉ 3 – 5kg/ha.
    • pH tăng cao do tảo trong ao dày: thay nước hoặc dùng men vi sinh để xử lý tảo.
  • Cách xử lý khi pH giảm: sử dụng vôi tôi với liều lượng 10kg/ha, hòa tan với nước rồi tạt xuống ao.

Tham khảo: Cách tăng giảm ph trong ao tôm

Kiểm soát độ kiềm

Độ kiềm phù hợp để thả tôm giai đoạn này là từ 80 ppm trở lên.

Nếu thấy độ kiềm trong ao xuống thấp, bà con có thể sử dụng khoáng tăng kiềm định kỳ 7 ngày/lần, thực hiện vào lúc sáng sớm.

Tham khảo: Cách tăng giảm kiềm ao tôm

Kiểm soát rong rêu, tảo

  • Nếu thấy rêu hạt sinh sản nhiều, bà con thay nước tầng mặt vào ban ngày vì lúc này tảo nổi lên trên mặt nước hoặc tiến hành vớt tảo ra.
  • Nếu thấy rong đuôi chồn quá nhiều, cần thay nước hoặc xử lý bằng chế phẩm sinh học chuyên xử lý rong tảo. Cần làm cho đến khi thấy màu nước sáng lên.

Để kiểm soát môi trường nước ao hiệu quả trong giai đoạn ngày 30 – 60 mùa vụ, bà con tham khảo sử dụng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp tạo màu và làm sạch nước ao nuôi hiệu quả.

Microbe Lift AQUA C 1
Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi Biogency.

Microbe-Lift AQUA C được thiết kế chuyên biệt cho ao nuôi thủy sản, giúp xử lý và làm sạch nước ao, ức chế các mầm bệnh, giữ cân bằng sinh thái và tạo ra môi trường lý tưởng cho tôm phát triển. Bên cạnh đó Microbe-Lift AQUA C còn giúp giảm hình thành khí độc trong ao.

Cách sử dụng:

  • Gây màu nước: sử dụng liên tục 3 ngày.
  • Trong giai đoạn ngày 30 – 60: sử dụng 2 – 3 lần/tuần.
  • Liều lượng: 100ml men vi sinh + 20 – 50 lít nước ao + 3 lít mật rỉ sạch khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 tiếng, dùng đủ cho 1.000 mét khối nước

Cách kiểm soát khí độc trong ao

  • Tiến hành thay khoảng 20 – 30% lượng nước ao.
  • Giảm lượng thức ăn cho tôm xuống khoảng 10 – 20% để hạn chế thức ăn thừa.
  • Tăng cường mở máy quạt nước để tăng lượng oxy trong ao, thúc đẩy quá trình phân huỷ hiếu khí, giúp làm giảm khí độc.
  • Quản lý tốt độ pH và số lượng tảo đáy trong ao.
  • Sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ theo khuyến nghị. Dùng loại chế phẩm sinh học chứa nhiều vi sinh vật có lợi như: Bacillus sp, Nitrosomonas sp, Nitrobacter sp,… giúp phân huỷ chất thải và chuyển hóa NH3, NO2,…

Bà con có thể tham khảo sử dụng 2 dòng sản phẩm chuyên kiểm soát khí độc trong ao và xử lý bùn đáy ao của Biogency:

  • Men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi Microbe-Lift AQUA N1: thúc đẩy quá trình chuyển hóa diễn ra nhanh và mạnh hơn, giảm nồng độ khí độc trong ao. Cách sử dụng trong giai đoạn ngày 30 – 60 mùa vụ: dùng 2 – 3 lần/tuần; liều lượng: 100ml men vi sinh + 50 lít nước ao + 20g Bicacbonat khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 – 48 giờ, dùng cho 1.000 mét khối nước.
Microbe Lift AQUA N1 1
Men vi sinh chuyên xử lý khí độc ao nuôi Microbe-Lift AQUA N1.
  • Men vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi Microbe-Lift AQUA SA: đẩy nhanh quá trình phân hủy lớp bùn đáy, lớp váng cứng và các chất hữu cơ khó phân hủy, giảm lượng khí độc sinh ra từ bùn đáy. Cách sử dụng cho giai đoạn ngày 30 – 60 mùa vụ: 2 – 3 lần/tuần; liều lượng: 100ml men vi sinh +20 – 50 lít nước ao + 3 lít mật rỉ sạch khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 tiếng, dùng cho 1.000 mét khối nước.
Microbe Lift AQUA SA 1
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA giúp xử lý bùn đáy ao nuôi hiệu quả.

Với những lưu ý về môi trường và khí độc trong ao tôm giai đoạn ngày 30 – 60 mùa vụ mà Biogency đề cập trên đây, hy vọng bà con đã nắm rõ hơn cách kiểm soát các chỉ số về môi trường và lượng khí độc trong ao. Chúc bà con có những vụ nuôi thành công! Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số Hotline 0909 538 514 để được các chuyên gia giải đáp chi tiết.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký