Nuoc thai sinh hoat la gi Thanh phan dac trung va cach xu ly 01

Nước thải sinh hoạt là gì? Thành phần, đặc trưng và cách xử lý

Nước thải sinh hoạt đang là nguồn ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và thậm chí là sức khỏe của con người  nếu không được xử lý. Vậy nước thải sinh hoạt là gì? Bao gồm những thành phần nào, có đặc trưng ra sao và cách xử lý như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt (Domestic Wastewater) là loại nước thải phát sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người. Từ hộ gia đình đến khu dân cư, khu đô thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, các cơ quan công sở, nhà hàng, chợ, bệnh viện, các công trình công cộng cho đến các cơ sở sản xuất.

Cụ thể nước thải sinh hoạt sẽ bao gồm:

  • Chất thải của con người
  • Rò rỉ bể phốt, xả bể phốt
  • Nước cống, nước rửa (cá nhân, quần áo, sàn nhà, nấu ăn…)
  • Bùn rác
  • Bài tiết của con người gọi chung là nước đen gồm phân, nước tiểu, máu, chất dịch cơ thể, giấy vệ sinh đã sử dụng, khăn ướt… 
  • Nước rửa: Nguồn từ hoạt động vệ sinh cá nhân, giặt giũ quần áo, lau sàn nhà, rửa bát đĩa, vật dụng trong nhà, rửa xe… được gọi là nước xóm.
  • Các chất lỏng tồn dư trong nguồn nước như dầu ăn, đồ uống, thuốc trừ sâu, dầu bôi trơn, chất tẩy rửa… Được gọi là chất thặng dư dạng lỏng tồn động.

Thành phần, đặc trưng nước thải sinh hoạt

Thành phần, lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt tùy thuộc vào đơn vị phát thải. Tuy nhiên về cơ bản nước thải sinh hoạt có các đặc trưng sau:

  • Nước thải có màu đen hoặc nâu, có mùi đa dạng, nước càng đục chứng tỏ càng ô nhiễm.
  • Chiếm trên 52% là chất hữu cơ, 48% là chất vô cơ
  • Các vi sinh vật gây bệnh như virus, vi khuẩn, một phần vi khuẩn không hại
  • Hàm lượng các chất dinh dưỡng như BOD, Nitơ, Photpho
  • Các chất hữu cơ khó phân hủy
Thành phần, đặc trưng nước thải sinh hoạt

Để giảm thiểu tác động của nước thải sinh hoạt ra môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bộ Tài Nguyên Môi trường quy định các khu dân cư, đô thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn… cần có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận (hệ thống thoát nước, sông, suối, khe, rạch, kênh, mương, hồ, ao, đầm, vùng nước biển ven bờ, vùng biển và nguồn tiếp nhận khác).  

Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt theo quy định QCVN 14-MT:2015/BTNMT

Bảng 2: Giá trị C để làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt, nước thải đô thị



TT

 

Thông số


Đơn vị

            Giá trị C

A

B

1

pH

5 – 9

5 – 9

2

BOD5 (20 0C)

mg/l

30

50

3

COD

mg/l

75

150

4

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

50

100

5

Tổng Nitơ (tính theo N)

mg/l

20

40

6

Tổng Phốt pho ( tính theo P)

mg/l

4

6

7

Tổng các chất hoạt động bề mặt

mg/l

5

10

8

Tổng dầu mỡ

mg/l

10

20

9

Cadimi

mg/l

0,05

0,1

10

Crom (VI)

mg/l

0,05

0,1

11

Tổng Coliforms

MPN

hoặc CFU

/100 ml

3000

5000

Cách xử lý nước thải sinh hoạt 

Có nhiều công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên vì nước thải sinh hoạt có đặc trưng chủ yếu là các chất hữu cơ. Do đó công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh được ưu tiên lựa chọn với 2 quá trình xử lý hiếu khí và thiếu khí theo quy trình sau:

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn

Quy trinh xu ly nuoc thai sinh hoat dat chuan
  • Hố thu gom và bể điều hòa : 

Nước thải dẫn về hố thu gom, đi qua song chắn rác để loại bỏ như bao bì, lá cây, cành cây, khăn giấy…Bể điều hòa nhằm mục đích điều hòa lưu lượng, ổn định độ pH ở giá trị thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý vi sinh tiếp theo.

  • Bể thiếu khí: 

Bể thiếu khí xử lý nguồn nước thải với sự tham gia của vi sinh vật thiếu khí thực hiện khử Photpho tham gia quá trình tổng hợp và dự trữ năng lượng trong tế bào vi sinh vật.

  • Bể hiếu khí Aerotank

Bể hiếu khí chứa bùn hoạt tính lơ lửng, phân hủy Nitơ, photpho thành CO2, H2O. Đồng thời làm giảm COD, BOD trong nước thải.

  • Quá trình lắng và xử lý bùn:

Chất cặn lắng ở bể lắng, giữ lại bùn sinh học, phần bùn lắng được bơm về bể hiếu khí để duy trì nồng độ vi sinh vật, phần còn lại đưa về bể chứa bùn xử lý. Nước sau khi xử lý được bơm qua bể trung gian. Bể lọc áp lực là nơi lắng cặn và khử các hạt lơ lửng trong nguồn nước. Sau đó nước thải tiếp tục được xử lý để đạt chuẩn. Bùn thải tham gia quá trình nén, ép bùn để tách thành nước, bùn lắng cặn. Bùn nước bơm về hố thu gom, bùn dư sử dụng cho mục đích khác.

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng vi sinh dựa trên cơ chế hoạt động của vi sinh để phân hủy các chất hữu cơ, làm giảm các chỉ tiêu ô nhiễm BOD, COD, TSS…. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu suất tốt, ổn định, dễ dàng sử dụng, vận hành, tiết kiệm năng lượng và chi phí đầu tư thấp lại thân thiện với môi trường.

Microbe-Lift là men vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt được ưa chuộng hiện nay tại nhiều công trình từ khu dân cư, đô thị, chung cư, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trung tâm thương mại, các khu vui chơi giải trí… Tương ứng với mỗi cơ sở phát thải mà đặc trưng nước thải sinh hoạt có thể chênh lệch hoặc kết hợp với nhiều nguồn nước thải khác.

Để được tư vấn xử lý nước thải sinh hoạt tại công trình của mình, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho Biogency – đơn vị phân phối độc quyền men vi sinh Microbe-Lift tại thị trường Việt Nam theo Hotline 0909 538 514. Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký