Tháp làm mát/tháp giải nhiệt được áp dụng cho những HTXLNT nào?

Tháp làm mát/tháp giải nhiệt được áp dụng cho những HTXLNT nào?

Tháp làm mát hay tháp giải nhiệt là một thiết bị quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) công nghiệp. Nhờ khả năng làm giảm nhiệt độ nước thải, tháp giúp hệ thống hoạt động hiệu quả và đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường. Bài viết sau đây của Biogency sẽ giới thiệu cho bạn về ứng dụng của tháp giải nhiệt trong các HTXLNT.

Tháp làm mát/tháp giải nhiệt được áp dụng cho HTXLNT dệt nhuộm

Ngành dệt nhuộm là một trong những ngành công nghiệp xả vào môi trường một lượng lớn nước thải mỗi năm. Đặc biệt nhiều nguồn nước thải không được xử lý và cải tạo đúng cách dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở khu vực đó. Với hàm lượng các chất hữu cơ cao và khó phân hủy, nước thải từ ngành dệt nhuộm được xem là một trong những loại nước thải ô nhiễm và độc hại nhất.

Nước thải dệt nhuộm được sinh ra từ nhiều công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất như công đoạn hồ sợi, rũ hồ, nhuộm, nấu tẩy,… Nhiều chất độc hại như phẩm nhuộm, hồ tinh bột, kiềm, chất điện ly,… có thể bị nhiễm vào trong nguồn nước. Loại nước thải này có các đặc điểm chính là:

  • Độ pH cao có thể >9 gây độc hại cho các loài thủy sinh.
  • Nhiệt độ rất cao có thể đạt 60 – 80 độ C do vải được nấu trong dung dịch kiềm và các chất giặt tẩy dưới áp suất lớn.
  • Hồ tinh bột khi biến tính sẽ làm hàm lượng BOD và COD trong nước tăng lên cao.
  • Độ màu cao từ dư lượng thuốc nhuộm rất độc hại.
Tháp làm mát/tháp giải nhiệt được áp dụng cho những HTXLNT nào?
Nước thải từ ngành dệt nhuộm rất độc hại.

Có thể thấy, nếu không xử lý nguồn nước thải từ dệt nhuộm đúng cách thì có thể gây nên ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường. Ngày nay, để có thể làm giảm nhiệt độ cho nước thải thì tháp làm mát là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp.

Tháp làm mát sẽ giúp hạ thấp nhiệt độ của nước thải xuống trước khi đưa vào xử lý. Điều này sẽ giúp tăng độ bền của các máy móc trong hệ thống. Đồng thời, tháp giải nhiệt cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và hiệu quả xử lý nước thải. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đảm bảo được QCVN 13-MT:2015/BTNMT do Chính phủ ban hành.

Tháp làm mát/tháp giải nhiệt được áp dụng cho HTXLNT thuộc da

Ngành công nghiệp thuộc da cũng là một trong những ngành có lượng nước thải xả ra môi trường nhiều và vô cùng nghiêm trọng. Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, ngành công nghiệp này đã bị xếp vào nhóm loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao nhất.

Những loại nước thải chính từ ngành này gồm có nước thải chứa vôi – Sunfua, nước thải chứa Crom và nước thải rửa da chứa BOD, COD, SS,… Sau đây là những đặc tính chung của nước thải ngành thuộc da:

  • Độ pH thay đổi thường xuyên tại nguồn thải.
  • Có hàm lượng BOD, COD cao.
  • Mùi hôi thối và khó ngửi.
  • Có độ màu cao.
  • Chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) và chất hữu cơ cao gồm vôi, lông và thịt động vật,…
  • Chứa nhiều Cr+3 độc hại.
  • Nhiệt độ khá cao, dao động từ 20-60 độ C.

Ngành thuộc da phải đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT về xử lý nước thải. Để đảm bảo đáp ứng tốt tiêu chuẩn này, nhiều đơn vị và doanh nghiệp trong ngành đã sử dụng tháp làm mát trong hệ thống xử lý nước thải. Chỉ khi làm hạ nhiệt độ của dòng nước xuống thì việc xử lý và cải tạo nước của các thiết bị khác mới đạt hiệu quả cao nhất.

Tháp làm mát/tháp giải nhiệt được áp dụng cho những HTXLNT nào?
Nước thải từ ngành dệt nhuộm rất độc hại.

Ngành thuộc da phải đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT.

Tháp làm mát/tháp giải nhiệt được áp dụng cho HTXLNT sản xuất giấy

Ngành công nghiệp giấy được cho là một trong các ngành có tác động tiêu cực đến môi trường chung nhất, bao gồm cả không khí, nước và đất. Nguồn nước thải từ việc sản xuất giấy chứa nhiều chất độc hại và khó xử lý. Sau đây là những đặc điểm chính của loại nước thải này:

  • Độ pH có giá trị cao từ 8.0-9.0.
  • Hàm lượng COD, BOD và các chất rắn lơ lửng cao.
  • Chứa các chất độc hại như Lignin, Halogens hữu cơ (AOX), Carbohydrate, các hợp chất Clo vô cơ,…
  • Nhiệt độ khoảng 28-30 độ C.

Quy chuẩn đánh giá nước thải của ngành công nghiệp sản xuất giấy là QCVN 12–MT: 2015/BTNMT. Để quá trình xử lý nước thải đạt được hiệu quả tối ưu thì không thể thiếu tháp làm mát.

Tháp làm mát/tháp giải nhiệt được áp dụng cho những HTXLNT nào?
Ngành công nghiệp giấy được cho là một trong các ngành có tác động tiêu cực đến môi trường chung nhất.

Tháp làm mát/tháp giải nhiệt được áp dụng cho HTXLNT ngành nhựa

Nước thải ngành nhựa cũng là một mối lo ngại của nhiều người dân. Trong quá trình sản xuất, nguồn nước thải này có thể sinh ra từ các công đoạn như súc rửa nhựa, vệ sinh thiết bị, máy móc, làm nguội các sản phẩm làm từ nhựa,…

Mặc dù lưu lượng nước thải không lớn như các ngành công nghiệp ở trên. Nhưng nước thải từ ngành nhựa vẫn khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xử lý. Loại nước thải này có các đặc tính sau:

  • Hàm lượng cặn lơ lửng, COD và BOD rất cao.
  • Chứa nhiều Nitơ, Photpho và các vi sinh vật gây bệnh.
  • Độ màu trong nước thải cao. Ngoài ra trong nước thải sản xuất nhựa còn có
  • Nhiệt độ cao.

Để giảm thiểu các tác động tiêu cực của nước thải từ ngành nhựa, các doanh nghiệp đã sử dụng tháp làm mát. Thiết bị này có khả năng tản nhiệt hiệu quả để đưa nguồn nước về nhiệt độ phù hợp, tương thích với môi trường bên ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần áp dụng một số công nghệ xử lý nước thải hiện đại khác để đáp ứng tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT.

Tháp làm mát/tháp giải nhiệt được áp dụng cho những HTXLNT nào?
Tháp làm mát được áp dụng cho HTXLNT ngành nhựa.

Có thể thấy, tháp làm mát đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình xử lý nước thải. Tuy nhiên, chỉ sử dụng tháp làm mát để giải nhiệt là chưa đủ. Để đảm bảo nước thải được xử lý theo đúng quy định của nhà nước, doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các sản phẩm vi sinh. Hiện nay, những sản phẩm vi sinh đang được tin dùng nhiều nhất là Microbe-Lift IND, Microbe-Lift SAMicrobe-Lift N1, Microbe-Lift BIOGAS.

Mỗi loại men vi sinh trên được dùng để xử lý các loại chất ô nhiễm khác nhau. Ví dụ Microbe-Lift BIOGAS được dùng để làm giảm BOD, COD và TSS trong nước. Microbe-Lift N1 được dùng để xử lý Nitơ và Amoniac có trong nước thải… Tất cả các loại men vi sinh đều có một số ưu điểm chung như sau:

  • Đạt hiệu quả xử lý nước thải nhanh chóng, có thể dùng cho nhiều loại nước thải khác nhau.
  • Được sản xuất ở thể lỏng nên người dùng không cần phải ngâm ủ trước khi sử dụng.
  • Giúp loại bỏ các chất độc hại làm ô nhiễm nguồn nước.
  • Giá thành hợp lý.
  • Dễ dàng bảo quản, lưu trữ với điều kiện môi trường thoáng mát.
Tháp làm mát/tháp giải nhiệt được áp dụng cho những HTXLNT nào?
Men vi sinh Microbe-Lift được sử dụng trong xử lý nước thải.

Qua bài viết trên, Biogency đã cùng bạn tìm hiểu về ứng dụng của tháp làm mát trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Bên cạnh đó, công ty cũng đã giới thiệu đến bạn những sản phẩm vi sinh chất lượng cao được sử dụng nhiều trong công tác xử lý nước thải. Để được tư vấn chi tiết về các sản phẩm vi sinh trên, bạn hãy liên hệ qua Hotline 0909 538 514 nhé!

>>> Xem thêm: Công dụng của tháp giải nhiệt trong hệ thống xử lý nước thải

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký