Thuốc diệt khuẩn Iodine đã trở thành sản phẩm sát khuẩn ao nuôi phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản. Nhờ vào khả năng duy trì chất lượng nước ổn định và an toàn, Iodine có thể tạo nên môi trường sống lành mạnh cho tôm, cá và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ doanh nghiệp. Để hiểu hơn về sản phẩm, bà con hãy cùng Biogency tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!
Các nội dung chính
Thông tin về thuốc diệt khuẩn Iodine
Iodine là nguyên tố hóa học thuộc nhóm halogen, biểu thị bằng ký hiệu I. Trong ngành thủy sản, Iodine có hai dạng phổ biến là Iodine thường và dạng PVP. Loại thuốc diệt khuẩn này có khả năng oxy hóa mạnh nên rất hiệu quả trong việc diệt trừ các loại vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật gây hại.
Đối với các hộ nuôi trồng thủy sản, thuốc diệt khuẩn Iodine được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng khử trùng hiệu quả. Sản phẩm không chỉ hỗ trợ chủ nuôi diệt khuẩn mà còn có thể tiêu diệt virus, nấm và các loại ký sinh trùng gây bệnh trong ao nuôi. Nhờ đó, bà con có thể giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho tôm cá và cải thiện năng suất chăn nuôi.
Nồng độ Iodine khuyến nghị để khử trùng hiệu quả là 0,2 mg/L đối với vi khuẩn và 0,4 mg/L cho virus. Liều dùng cho nấm mốc là 0,6 mg/L và 0,2 mg/L để ức chế sự phát triển của tảo. Sau khoảng 2-3 ngày, Iodine sẽ tự động phân hủy, và không để lại tác động tiêu cực lên môi trường xung quanh. Một số ưu điểm nổi bật khác của Iodine là:
- Sản phẩm có thể được dùng để tạt trực tiếp vào ao nuôi, sát khuẩn bề mặt ngoài của tôm và cá mà không ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.
- Không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo trong ao và giữ ổn định môi trường sinh thái.
- Thuốc diệt khuẩn Iodine mang lại hiệu quả khử khuẩn cao và kéo dài.
- Sản phẩm không ăn mòn kim loại và không làm hư hại các vật dụng làm từ nhựa.
Sử dụng thuốc diệt khuẩn Iodine khi nào?
Thuốc diệt khuẩn Iodine là chất khử trùng được nhiều bà con ưa chuộng để đảm bảo sức khỏe tôm cá trong ao nuôi và ổn định môi trường nước. Để sản phẩm phát huy hiệu quả, bà con cần hiểu rõ thời điểm và điều kiện sử dụng thuốc. Cụ thể như sau:
- Chủ nuôi hãy sử dụng thuốc khi có nhu cầu xử lý nước ao tôm định kỳ, xử lý nguồn nước nuôi cá và xử lý bè sau khi nuôi.
- Nếu cần sát trùng dụng cụ, trang thiết bị nuôi tôm, cá, bà con có thể sử dụng thuốc diệt khuẩn Iodine.
- Trong quá trình điều trị các bệnh thường gặp ở tôm, cá như nấm, vi khuẩn và động vật nguyên sinh tấn công từ bên ngoài, bà con có thể áp dụng phương pháp tạt Iodine vào ao nuôi. Thuốc sẽ hỗ trợ kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của các mầm bệnh, bảo vệ sức khỏe của thủy sản.
- Sử dụng Iodine định kỳ 5 – 7 ngày một lần để duy trì hiệu quả khử trùng.
- Dùng thuốc Iodine ngay khi phát hiện tôm có dấu hiệu ngoại ký sinh hoặc bệnh đốm đen.
- Sử dụng Iodine vào buổi tối, khoảng 7 – 8 giờ tối vì Iodine có thể bị phân hủy nhanh chóng dưới ánh sáng mặt trời.
- Khi nước có nhiều chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng, hiệu quả của Iodine sẽ giảm. Do đó, bà con cần kiểm soát chất lượng nước trước khi sử dụng.
Liều lượng sử dụng thuốc diệt khuẩn Iodine
Iodine là chất khử trùng được ứng dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bà con cần tuân thủ liều lượng chính xác để đạt hiệu quả tối ưu mà không gây hại cho môi trường và sinh vật nuôi. Dưới đây là lượng Iodine được khuyến nghị trong nuôi trồng thủy sản:
- Cải tạo ao nuôi: Để cải tạo ao, bà con nên sử dụng 1 lít Iodine cho mỗi 14.000 – 16.000 mét khối nước và ngâm trong 1 đến 2 đêm.
- Quản lý ao nuôi: Liều lượng khuyến cáo là 1 lít Iodine cho 10.000 – 14.000 mét khối nước.
- Xử lý bể giống và dụng cụ nuôi: Bà con cần dùng 10ml Iodine cho mỗi mét khối nước.
- Sát trùng dụng cụ: Để sát trùng các dụng cụ, liều lượng cần thiết là từ 30 đến 50 ml Iodine cho mỗi mét khối nước.
Bổ sung men vi sinh sau 48h sát khuẩn/diệt khuẩn để cân bằng môi trường ao nuôi
Sau khi sử dụng thuốc diệt khuẩn Iodine, việc bổ sung men vi sinh vật là bước quan trọng tiếp theo để phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường nước. Việc này không chỉ giúp cấy lại các vi sinh vật có lợi mà còn hỗ trợ kiểm soát và xử lý hiệu quả các vấn đề liên quan đến chất lượng nước. Đặc biệt, bà con có thể ngăn chặn tình trạng khí độc tăng nhanh và đột ngột gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tôm.
Biogency khuyến nghị người nuôi sử dụng các loại men vi sinh như Microbe-Lift AQUA C và Microbe-Lift AQUA N1 sau quá trình diệt khuẩn. Bà con nên dùng sản phẩm với liều lượng gấp đôi so với mức thông thường để đảm bảo hiệu quả tối đa. Ngoài ra, để tăng cường hoạt động của men vi sinh và đảm bảo sự phân bổ đều trong ao nuôi, chủ nuôi nên thực hiện ủ sục khí liên tục trong 24 giờ sau khi bổ sung men.
Bài viết đã cung cấp cho bà con thông tin về thuốc diệt khuẩn Iodine và liều lượng sử dụng. Để bảo vệ tôm cá khỏi bệnh tật và duy trì hệ sinh thái ao nuôi lành mạnh, người nuôi cần sử dụng Iodine đúng cách và tuân thủ các hướng dẫn về liều lượng. Bên cạnh đó, sau khi khử trùng, bà con nên bổ sung men vi sinh để phục hồi chất lượng nước. Nếu bà con có nhu cầu mua thuốc diệt khuẩn Iodine thì hãy liên hệ Biogency qua hotline 0909 538 514 nhé!
>>> Xem thêm: Những lưu ý khi sử dụng chất diệt khuẩn ao tôm
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh