Đường ruột chính là bộ phận yếu nhất của tôm. Do cơ thể tôm mang cấu tạo khá đặc biệt và rất dễ nhạy cảm với mầm bệnh. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy có rất nhiều các bệnh nguy hiểm ở tôm như: hội chứng tôm chết sớm EMS, phân trắng. .. đều xuất phát từ đường ruột tôm. Do vậy, việc tìm ra nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị bệnh trống đường ruột ở tôm là rất quan trọng.
Các nội dung chính
Tại sao lại có tình trạng tôm bị ký sinh trùng đường ruột?
Tồn tại rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở tôm. Nhưng nguyên nhân chính trong số đó là từ vi khuẩn Vibrio. Loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào hệ tiêu hoá của tôm. Sau đó, chúng bám trực tiếp vào thành ruột, sinh độc tố phá huỷ niêm mạc ruột của tôm và khiến thành vách ruột tôm bị viêm. Khi đó, tôm không ăn được dẫn đến ruột tôm bị rỗng. Ngoài ra, bệnh đường ruột ở tôm còn có các nguyên nhân khác dẫn đến như là:
- Do thức ăn của tôm không được đảm bảo: thức ăn sử dụng nuôi tôm bị nhiễm độc tố, hay bị nấm mốc,… khi tôm sử dụng thức ăn nói trên sẽ bị mắc bệnh này.
- Có thể tôm ăn phải tảo độc, tảo sinh ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột. Khiến ruột tôm không hấp thu thức ăn được và tôm bệnh từ đây.
- Do ký sinh trùng bám vào thành ruột của tôm làm tổn thương ruột tôm.
- Do thời tiết thay đổi thất thường: nắng kéo dài, mưa quá lâu hoặc trời lạnh quá cũng làm tôm chán ăn, không ăn nhiều ngày cũng sẽ dẫn tới thành ruột tôm bị tổn thương.
Tham khảo: Giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn trên tôm
- Do khu vực ao nuôi tôm chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao, trời nắng nóng kéo dài (Cách chống nóng cho tôm); hay ao nuôi có diện tích không được lớn nhưng mật độ nuôi tôm lại quá cao cũng là môi trường lý tưởng nhất cho ký sinh trùng Gregarine trong đường ruột tôm sinh sôi nảy nở và phát triển.
- Do các chất hữu cơ trong nguồn nước ao chiếm quá nhiều.
- Do tích lũy từ nguồn thức ăn dư thừa của tôm. (cách tính lượng thức ăn cho tôm)
- Do trong ao xuất hiện các vật chủ trung gian như cua, ốc, giun,…
Các biểu hiện của bệnh bị ký sinh trùng đường ruột ở tôm
Khi tôm bị ký sinh trùng sẽ có những biểu hiện sau đây:
- Sức ăn của tôm yếu đi hoặc tôm không chịu ăn, hệ thống nội tạng tôm bị tình trạng mờ đục, ruột tôm bị cắt đứt thành từng khúc, ruột tôm không có thức ăn.
- Dù chúng ta lắc nhẹ phần thân tôm, thức ăn trong ruột tôm không thể di chuyển.
- Khi kiểm tra phân tôm thì màu nhợt nhạt, khác với màu phân thông thường, phân tôm bột nát, không suôn.
- Ruột tôm mắc phải tình trạng xoắn lò xo, trông giống hình zigzag.
- Tình trạng ruột tôm bị đứt thành khúc, ruột rỗng và không có thức ăn trong ruột.
- Thịt tôm màu nhợt nhạt, tôm kém tăng trưởng.
- Các bộ phận của tôm nằm ở vị trí gần cuối cơ thể hay lưng có hiện tượng đục cơ.
- Cơ thể chuyển sang màu trắng đục, trắng sữa.
- Suy giảm sắc tố melanin trong tế bào biểu bì của tôm.
- Trên mặt ao xuất hiện các sợi phân màu trắng đục.
- Tôm không chịu ăn, vỏ mềm, màu tôm đậm hơn bình thường một chút.
Làm thế nào để bảo vệ tôm khỏi vấn đề tôm bị ký sinh trùng đường ruột?
Cách lựa chọn và bảo quản thực phẩm tốt:
- Khi lựa chọn thức ăn cho tôm, phải chọn loại thức ăn có chất lượng tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Tôm phải được cho ăn loại thức ăn với kích cỡ tiêu chuẩn, không được cho ăn quá nhiều thức ăn.
- Thức ăn dành cho tôm phải đảm bảo không có độc tố, nấm mốc.
- Trong suốt thời gian nuôi tôm, người nuôi có thể bổ sung thường xuyên men tiêu hóa có lợi cho đường ruột tôm bằng cách kết hợp men tiêu hóa vào thức ăn cho tôm khi cho tôm ăn.
- Bà con nên bổ sung thêm các nguyên liệu có vitamin C vào thức ăn của tôm, cách này có thể giúp nâng cao sức đề kháng cho tôm và phòng chống dịch bệnh…
Tham khảo: Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm
Bảo vệ môi trường ao nuôi:
- Tỷ lệ tôm giống thả phải tương xứng với mức độ đầu tư và công nghệ nuôi, không nên ép tôm giống với số lượng lớn.
- Cải thiện kỹ lưỡng việc chuẩn bị ao nuôi, đặc biệt là trước khi thả tôm. Với việc thực hiện đúng quy trình, ao nuôi tôm công nghiệp cần có đầy đủ các thiết bị như máy sục khí oxy đáy, máy thổi khí… diệt tảo độc, thường xuyên sử dụng máy lọc sinh học để xử lý tảo và làm sạch nước, ổn định màu sắc nuôi
- Sử dụng men vi sinh định kỳ 7-10 ngày/lần, để loại bỏ chất hữu cơ trong ao… Tạo môi trường ao nuôi tôm thoáng mát, sạch bệnh.
Chọn con giống chất lượng
Con tôm giống đã được chọn lọc kỹ lưỡng, chất lượng cao từ những nhà cung cấp uy tín. đảm bảo con giống khỏe mạnh, đã được kiểm tra và không có tôm bị ký sinh trùng đường ruột.
Tham khảo: Cách chọn tôm giống chất lượng
Theo dõi sức khỏe tôm định kỳ
Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của tôm và tiến hành kiểm tra định kỳ để phát hiện kịp thời tình trạng bệnh của tôm.
Cách chữa bệnh tôm bị ký sinh trùng đường ruột hiệu quả
Ngay khi phát hiện ra tôm nhiễm bệnh, người nuôi phải bắt đầu thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khu vực ao nuôi tôm phải được xử lý ngay
- Nếu thức ăn tôm bị mốc phải thay ngay mẫu thức ăn đó.
- Bà con khẩn trương diệt tảo với liều lượng 2 kg/1000m3 nước và sử dụng men vi sinh vào buổi chiều tối để phân hủy xác tảo.
- Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng và bật tất cả quạt gió ở tốc độ tối đa. Hãy để quạt nước chạy liên tục 24/24.
- Khử khuẩn ao nuôi với lượng thuốc tím là 2 lít/1000m3 nước.
Bước 2: Xử lý tôm bị ký sinh trùng đường ruột kết hợp cùng men vi sinh
- Khử trùng xong sau 2 giờ sẽ phải đánh khoáng với liều khoảng 2 lít/1000m3 nước hàng ngày. (Tham khảo cách đánh khoáng cho tôm)
- Ngày hôm sau bổ sung men tiêu hóa bằng cách pha trộn 0,5 gram – 1 gram Microbe-Lift DFM với 1 kg thức ăn cho tôm.
- Cho tôm ăn trong suốt quá trình chăm nuôi để mang lại kết quả cao nhất.
Men vi sinh đường ruột cho tôm – Microbe – Lift DFM của Biogency
Men vi sinh đường ruột tôm Microbe – Lift DFM là sản phẩm men vi sinh cung cấp hệ lợi khuẩn cho đường ruột của tôm nuôi. Sản phẩm được Biogency nhập khẩu chính hãng từ USA, là sản phẩm duy nhất có chứa 4 chủng lợi khuẩn cho đường ruột của tôm như: Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis.
Lợi ích khi sử dụng Microbe – Lift DFM cho đường ruột của tôm
- Sản phẩm bổ sung lượng lớn vi sinh vật có lợi, giúp ức chế sự phát triển quá mức của nhóm hại khuẩn cho tôm.
- Giúp cải thiện được hệ miễn dịch đường ruột tôm, đặc biệt bệnh phân trắng.
- Giúp hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) giảm.
- Giảm mùi hôi của phân tôm lên tới 70-80%.
Hiện nay sản phẩm Microbe – Lift DFM có mặt tại BIOGENCY, bà con quan tâm vui lòng liên hệ tới HOTLINE: 0909 538 514 để được tư vấn thêm chi tiết về cách xử lý khi tôm bị bệnh ký sinh đường ruột.
Tài liệu tham khảo:
- https://thuysanvietnam.com.vn/giai-quyet-van-de-ky-sinh-trung-tren-tom/
- https://ctujs.ctu.edu.vn/index.php/ctujs/article/download/401/554/1706
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh