Trong thời gian nuôi tôm, tồn tại rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho tôm nuôi xuất hiện tình trạng tôm rớt cục thịt, đặc biệt là vào các mùa mưa lớn kéo dài. Thời điểm này, vỏ tôm đã mềm hoặc chưa hoàn toàn phát triển, còn đầu tôm và các phần phụ bộ (gồm râu, càng, đuôi) lại bị làm thức ăn cho những con tôm khỏe hơn khác nên bà con thường gọi là tôm “rớt cục thịt” hay “chết cục thịt”. Cùng Biogency tìm hiểu nhé!
Các nội dung chính
Biểu hiện của “ tôm rớt cục thịt ” là gì?
Cũng như các loài giáp xác khác, quá trình lột vỏ ở tôm diễn ra liên tục và có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của tôm. Những con tôm chết này phần lớn vẫn còn tươi, lớp vỏ mới của tôm còn non. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân khác nhau mà tôm có thể bị chết trong quá trình lột xác, lại bị các con tôm khỏe hơn ăn nên bà con hay gọi là ” tôm rớt cục thịt “.
Hiện tượng tôm rớt cục thịt này hay xảy ra ở các ao bạt và những ao nuôi mà độ mặn thấp (dưới 10 ‰); xuất hiện chủ yếu vào giai đoạn tôm thịt (tầm sau 2 tháng nuôi đến lúc thu hoạch) và sẽ diễn ra sớm hơn ở một số ao thả nuôi có mật độ nuôi tôm cao trên 300 con/m2, sau 1,5 tháng nuôi. Được biết mỗi đêm, tôm rớt cục thịt có thể rớt đáy khoảng 5 – 10 kg cho đến hàng chục kg, có những ao tôm bị chết nặng vài tấn.
Tôm rớt cục thịt – nguyên nhân từ đâu?
Khu vực ao nuôi tôm thiếu hụt chất khoáng làm cho tôm nuôi mất cân bằng độ kiềm trong nước được xem là nguyên nhân chính làm tôm rớt cục thịt khi lột xác. Đặc biệt là ở những vùng có độ mặn thấp và tôm nuôi với mật độ quá dày thì tình trạng thiếu hụt khoáng sẽ ngày một nghiêm trọng hơn theo thời gian:
- Na +: Tôm hấp thu Na+ qua quá trình trao đổi ion Na+ trong môi trường và bài tiết NH4+ từ trong cơ thể tôm nhằm duy trì độ thẩm thấu trong máu.. Vấn đề thiếu hụt Na + sẽ ảnh hưởng không ít đến sự bài tiết NH 4 + và gây nên hiện tượng rớt cục thịt.
- K +: Thiết yếu cho việc tổng hợp các ion, cân bằng giữa axit-bazo và nhiều quá trình chuyển hoá khác. Việc mất cân bằng này giữa nồng độ K + và Na + trong máu cũng là một trong những yếu tố gây nên.
- Mg2+: Yếu tố chính trong hoạt động của enzyme Na+ /K+ ATPase, giúp điều hòa các ion để tôm nuôi thích nghi với môi trường có độ mặn thấp. Thiếu Mg2+ dẫn tới enzyme này sẽ không thủy phân được ATP gây ra hiện tượng chết ở tôm.
Ngoài nguyên nhân chính là do không đủ ion khoáng, còn có các nguyên nhân khác góp phần làm tôm rớt cục thịt với số lượng ngày càng nhiều trong quá trình lột xác như:
- Môi trường ao nuôi xuất hiện khí độc NO2, NH3.
- Nồng độ oxy hòa tan giảm mạnh.
- Mật độ thả tôm nuôi cao không cung cấp đủ dinh dưỡng cho tôm, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của chúng. (Tham khảo: Mật độ thả tôm phù hợp)
- Môi trường ao thay đổi tùy theo thời tiết.
Giải pháp điều trị và cách phòng ngừa tôm rớt cục thịt
Như đã đề cập ở trên, tình trạng “tôm rớt cục thịt”là thuật ngữ chỉ hiện tượng bị rớt đáy ở tôm trong quá trình lột xác và không phải là một bệnh lý. Vì vậy, để ngăn chặn hiện tượng này, môi trường ao nuôi cần được quản lý hợp lý để hạn chế các vấn đề sau ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm nuôi:
- Mật độ nuôi phù hợp theo mô hình và điều kiện nuôi.
- Không cho tôm ăn quá nhiều để tránh khí độc NO2, NH3. (Tham khảo: cách tính lượng thức ăn cho tôm)
- Thường xuyên hút đáy ao để loại bỏ cặn bã trong ao kết hợp sử dụng phân vi sinh để xử lý nước, hạn chế mầm bệnh phát triển.
- Phải thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu chất lượng nước như pH, độ kiềm và nồng độ oxy hòa tan, nhất là vào những ngày mưa nhiều.
- Chọn giống tôm khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt.(Tham khảo: Cách chọn tôm giống)
- Đo diện tích ao và mua số lượng giống phù hợp. Tránh tình trạng mật độ thả tôm nuôi quá dày và tôm chết nhiều cùng lúc trong quá trình lột xác.
- Sát trùng ao nuôi,diệt vi khuẩn và dịch bệnh bằng cách lót đáy ao, xử lý đáy ao, xây xi phông, kiểm tra nguồn nước…
- Đảm bảo ao nuôi luôn đầy đủ chất dinh dưỡng nhờ chế phẩm vi sinh, tránh lạm dụng hóa chất và kháng sinh. Nó gây ô nhiễm môi trường vì nó không chỉ ảnh hưởng đến con tôm mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Đảm bảo độ pH luôn ổn định trong khoảng từ 7,6 đến 8,3. (Tham khảo: Cách tăng/giảm pH ao tôm)
- Trong quá trình nuôi tôm, bà con cần thường xuyên theo dõi chất lượng nước, chất dinh dưỡng của tôm và sự phát triển của tảo (tránh tảo phát triển và gây ô nhiễm nguồn nước).
- Bổ sung định kỳ men vi sinh hỗ trợ quá trình phân hủy các chất hữu cơ lắng xuống đáy ao và kiểm soát các khí độc như NH3, H2S, tảo…
Điều quan trọng nhất là việc sử dụng thường xuyên các chất cung cấp các khoáng đa lượng thiết yếu để ổn định được môi trường nước và đồng thời có thể phòng các bệnh do tôm thiếu khoáng gây ra. Khẩu phần ăn của tôm phải được bổ sung khoáng tránh tình trạng “tôm rớt cục thịt” và giúp hỗ trợ quá trình lột xác của tôm một cách tối ưu nhất.
Men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi tôm Microbe – Lift Aqua N1
Men vi sinh xử lý khí độc Microbe – Lift Aqua N1 là sản phẩm vi sinh có dạng lỏng, được ứng dụng trong công tác phòng ngừa và xử lý khí độc tại ao hồ nuôi các loại thủy sản.
Hiện nay, tại Biogency đang phân phối dòng men vi sinh Microbe – Lift Aqua N1 có tác dụng xử lý khí độc chứa hai chủng vi khuẩn Nitrosomonas sp (chuyển hóa amoniac NH4 thành nitrit NO2) và Nitrobacter Sp ( tiếp tục chuyển hóa NO2 thành nitrat NO3).
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 làm gia tăng năng suất và sản lượng thu hoạch của các loại tôm/cá nhờ:
- Giúp cho quá trình chuyển hóa (khử) thành phần khí độc được diễn ra nhanh chóng hơn..
- Hạn chế nồng độ khí độc NH3, NO2, H2S trong khu vực ao nuôi.
- Ngăn ngừa hiện tượng tôm, cá chết vì bị sốc khí Amoniac và NO2 cao.
- Bổ sung oxy cho tôm/cá nổi đầu bởi sự tích tụ khí độc.
- Hạn chế chi phí nuôi trồng thủy sản cho bà con..
Sản phẩm có thể dùng trực tiếp hoặc ngâm ủ theo hướng dẫn, sản phẩm sản xuất dạng lỏng nên làm tăng khả năng kích hoạt nhanh. Men vi sinh Microbe – Lift Aqua N1 sử dụng đơn giản, tiết kiệm chi phí cho bà con, đồng thời đạt hiệu quả ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Trên đây là nguyên nhân và cách phòng ngừa hiện tượng tôm rớt cục thịt mà Biogency đã tổng hợp. Bà con quan tâm đến sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho tôm xin vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 0909 538 514 để được giải đáp và tư vấn kịp thời.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh