Tuhoai 5

Ứng dụng vi sinh trong hệ thống bể tự hoại

HỆ THỐNG BỂ TỰ HOẠI:

Hệ thống bể tự hoại là một chuỗi các ống dẫn, bể chứa, cống thoát nước. Có nhiệm vụ tiếp nhận nước thải sinh hoạt, tuần hoàn (tái chế) nước thải. Nước thải sẽ được trở lại môi trường một cách an toàn và thân thiện. Nếu bảo trì đúng, hệ thống tự hoại được thiết kế hoàn chỉnh sẽ hoạt động trong hàng thập kỷ.

Tuhoai 1
Hình 1. Ảnh minh họa hệ thống tự hoại

Nhưng nếu không giám sát kỹ lưỡng, hệ thống dễ bị tình trạng ứ đọng và tắc nghẽn. Lúc này, bắt buộc giải quyết bằng cách đào rất tốn kém hay thậm chí phải chi hàng nghìn USD để thay mới hoàn toàn.

Bể tự hoại là thành phần chủ chốt của hệ thống tự hoại. Bể có chức năng như một bể lắng nơi mà các chất thải rắn sẽ tích tụ. Sau đó phân hủy dần dần và bị hòa tan bởi các chủng vi khuẩn. Một số chất thải hữu cơ, hay còn gọi là thành phần hữu cơ, được vi khuẩn phân hủy và chuyển hóa thành dạng lỏng.

Tuy nhiên, phần chất thải còn lại vẫn tích tụ dưới đáy bể tạo thành một lớp bùn. Một phần nhỏ của chất thải, đa số chất béo và dầu, có thể trôi nổi trên bề mặt bể. Tạo thành một lớp váng ở thể bán rắn (semi-solid scum).

Tuhoai 2 1
Hình 2. Ảnh bể tự hoại minh họa

Bể tự hoại thường được nối với ruộng tiêu nước thải (loại bỏ tạp chất). Hoặc với hố thấm nước thải – nơi tiếp nhận dòng nước thải đã được xử lý bởi vi khuẩn. Bể sẽ lọc nước thải này trước khi xả thải an toàn vào môi trường.

Khi được đưa vào hệ thống tự hoại, các vi khuẩn trong Microbe-Lift sẽ đẩy nhanh quá trình phân hủy tự nhiên của chất thải và duy trì hiệu suất vận hành của hệ thống, tránh tình trạng tắc nghẽn và ứ đọng. Điều này có thể giúp khách hàng tiết kiệm hàng nghìn USD trong công tác bảo trì và sửa chữa các hệ thống bị hư hỏng.

Tham khảo: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại

THIẾT KẾ HỆ THỐNG BỂ TỰ HOẠI:

Đa số các bể tự hoại đều bao gồm một bể không thấm nước, lắp đặt ngầm dưới mặt đáy. Bể này có một hoặc hai nắp (miệng) được lắp ngầm cách mặt đất vài inch. Nhằm cung cấp lối vào cho việc bơm, súc rửa và kiểm tra bể. Dòng thải đầu ra từ nhà dân, các toà nhà sẽ chảy thông qua một đường ống dẫn. Ống dẫn đặt gần phần trên của bể và đặt ở đầu bên này. Sau đó dòng thải này được chuyển hướng đi xuống (sao cho nước ít bị bắn ra xung quanh nhất). Phần chất rắn sẽ được lắng tự xuống đáy bể tự hoại.

Tiếp theo, dòng thải chảy qua đường ống xả thải (đầu ra) nằm ở đầu bên kia. Phần cuối của đường ống này có một khớp nối ống chữ T hoặc một vách ngăn. Mục đích là để ngăn không cho dòng nước thải đầu ra chảy thẳng từ ống này sang ống kia. Và xả thẳng vào môi trường bên ngoài mà không qua bước xử lý bằng vi khuẩn trong bể.

Dòng thải đầu ra được hút lên từ độ sâu vài feet, dưới lớp chất thải trôi nổi (mỡ, dầu,…). Nhờ vậy, chỉ các chất thải dạng lỏng hoặc chất rắn đã được vi khuẩn chuyển hóa thành dạng lỏng tại phần đáy bể tự hoại mới có thể được xả chảy vào ruộng thấm nước thải. Trong ruộng thấm nước thải, các chất hữu cơ hòa tan sẽ được phân hủy thêm nữa. Để đảm bảo nước thải đã qua xử lý có thể xả an toàn vào môi trường.

Rất nhiều bể kiểu mới được xây dựng với 02 ngăn bên trong

Rất nhiều bể kiểu mới được xây dựng với 02 ngăn bên trong. Những ngăn ngày giảm thiểu khả năng chất rắn bị cuốn theo vào ruộng tiêu nước thải. Phần lớn các chất rắn được tích tụ và phân hủy tại ngăn đầu tiên của bể. Nhờ vậy mà chất rắn sẽ không hiện diện ở ngăn thứ hai. Cần bảo đảm rằng chất rắn được lưu lại (và xử lý) trong bể. Tránh tình trạng xả ra và gây tắc nghẽn ruộng tiêu nước thải.

Trong một số hệ thống tự hoại sục khí mới hơn, phản ứng tiêu hóa chất rắn và phân hủy chất hữu cơ (BOD) được đẩy nhanh nhờ việc cung cấp oxy không khí vào chất thải. Oxy đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy chất thải tự nhiên. Giúp tăng cường đáng kể hiệu suất xử lý thải của vi khuẩn trong hệ thống. Lượng oxy trong hệ thống sẽ biến ngăn đầu tiên của bể thành ngăn hiếu khí. Trong khi ngăn thứ hai có thể được sử dụng như một ngăn lắng tụ và oxy hóa các thành phần thải có chứa Nitơ sau khi thành phần hữu cơ đã được phân hủy và loại bỏ.

DUY TRÌ:

Vì chất thải rắn sẽ không ngừng tích tụ dưới đáy bể. Do vậy bể tự hoại cần được bơm xả định kỳ. Các thành phần vô cơ trong bùn thải không thể bị phân hủy sinh học. Nếu các chất vô cơ này không được bơm xả ra ngoài, thì bùn thải sẽ tích tụ cho đến khi chúng chảy tràn ra, gây ra nhiều vấn đề rắc rối trong ruộng (khu vực) thấm nước thải.

Tần suất bơm xả tùy thuộc vào lượng nước thải và lượng chất rắn chảy ra hệ thống mỗi ngày. Càng nhiều chất thải rắn chảy qua, thì bể được bơm đầy càng nhanh. Lượng nước càng nhiều cũng làm đầy bể nhanh chóng. Vi khuẩn trong Microbe-Lift sẽ hòa tan các thành phần hữu cơ trong chất thải. Giúp hệ thống không bị tắc nghẽn và giảm đáng kể chi phí bơm xả và súc rửa bể.

XỬ LÝ:

Phải đảm bảo rằng các vi khuẩn sống luôn hiện diện trong hệ thống ở bất kỳ thời điểm nào. Nhiệm vụ của vi khuẩn là tiêu hóa tất cả các chất thải hữu cơ trong hệ thống. Nếu không có vi khuẩn, hệ thống sẽ trở thành bể chứa nước thải đơn thuần. Và khi bể đầy, quá trình phân hủy tự nhiên sẽ không xảy ra, hệ thống sẽ bị ứ đọng.

Microbe-Lift chứa những vi khuẩn sống.

Thành phần độc quyền trong Microbe-Lift chứa những vi khuẩn sống. Các vi khuẩn này phân hủy hữu hiệu các chất hữu cơ trong chất thải và nước thải. Microbe-Lift thành công trong duy trì điều kiện vận hành tối ưu cho các bể và hệ thống tự hoại. Với khả năng phân hủy chất thải rắn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Microbe-Lift làm giảm đáng kể chi phí bảo trì hệ thống. Bao gồm phí bơm xả bể, giải quyết tình trạng ứ đọng. Sử dụng sản phẩm đều đặn giúp hệ thống tự hoại vận hành một cách thông suốt. Tránh các chi phí sửa chữa hoặc thay lắp. Microbe-Lift giải quyết những vấn đề về lọc nước trong ruộng tiêu nước thải. Nhằm đảm bảo tính năng lọc ổn định trước khi xả thải ra môi trường.

Khác với những phương pháp xử lý bằng hóa chất, có thể gây hại môi trường. Microbe-Lift là sản phẩm 100% tự nhiên. Sản phẩm hoàn toàn an toàn cho môi trường. Mật độ vi khuẩn trong sản phẩm được định lượng bằng phương pháp đếm trên đĩa lặp lại (repetitive plate count) sao cho mật độ vượt mức 350 triệu vi khuẩn/ml. Với thông số này, Microbe-Lift là sản phẩm có mật vi khuẩn cao và hiệu quả nhất trên thị trường.

Sử dụng vi sinh cho bể tự hoại:

Việc sử dụng Microbe-Lift cho hệ thống tự hoại rất dễ dàng. Chỉ cần tham khảo bảng chỉ dẫn để xác định liều lượng sản phẩm và tần suất sử dụng.

Nếu sử dụng trong nhà, khuyến cáo nên chia đều liều dùng cho tất cả toilet và bồn rửa. Giúp Microbe-Lift xử lý các chất rắn tích tụ trong các ống dẫn cũng như trong hệ thống tự hoại.

be tu hoai
Hình 3. Ảnh minh họa bể tự hoại

>>> Xem thêm : Vi sinh Microbe-Lift IND dùng trong hầm tự hoại

Một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thông thường bao gồm ống thoát nước trong nhà, một bể tự hoại, hộp phân phối nước thải và ruộng tiêu hoặc hồ thấm nước thải.

Ống thoát nước trong nhà: Đường ống nối giữa nhà ở, cống rãnh và bể tự hoại.

Bể tự hoại

Bể tự hoại: Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý sẽ nhanh chóng làm tắc nghẽn ruộng thấm nước thải nếu không được xử lý đúng cách bởi vi khuẩn chuyên biệt. Bể tự hoại sẽ thực hiện nhiệm vụ xử lý này. Khi chất thải đi vào bể tự hoại, các chất rắn nặng sẽ lắng xuống dưới đáy bể.

Còn những chất rắn nhẹ hơn, như chất béo và mỡ, sẽ bị phân hủy một phần và nổi lên trên mặt nước hình thành lớp váng. Vi khuẩn sẽ phân hủy phần chất rắn lắng tụ ở dưới đáy. Chuyển hóa chúng thành dạng hòa tan hoặc bùn.

Hộp phân phối nước thải

Hộp phân phối nước thải: Một hệ thống bao gồm nhiều mương/rảnh nhỏ được lắp một phần với lớp sỏi sạch hoặc đá dăm. Các đường ống đục lỗ hoặc có mối nối hở được lắp đặt xuyên qua lớp đá lót này. Dòng thải xả ra từ bể tự hoại được phân phối thông qua các ống dẫn này đi đến các mương/ rảnh và lớp đất xung quanh.

Sau khi được lọc bởi lớp đất, nước thải sẽ đi vào mạch nước ngầm hoặc ra sông suối. Trong quy trình này, nước thải được làm sạch thêm bằng phương pháp sinh học. Phần vi khuẩn trong nước đã qua xử lý sẽ được loại bỏ. Nhằm cung cấp nguồn nước sạch cho mạch nước ngầm hoặc sông suối.

Hầm chứa phân (bể phốt) 

Hầm chứa phân (bể phốt) :Hoạt động tương tự như bể tự hoại. Nước thải thấm qua phần đáy mở và các khe trên thành của bể phốt này. Các bể phốt này cũng có thể bị tắc nghẽn nếu sử dụng quá nhiều mà không có các vi khuẩn chuyên biệt để phân hủy và hòa tan chất thải.

BẢNG CHỈ DẪN SỬ DỤNG:

Tuhoai 4
Hình 4. Bảng chỉ dẫn sử dụng

NHỮNG LƯU Ý:

Microbe-Lift có thể được đưa vào hệ thống tự hoại thông qua bệ xí hoặc bồn rửa trong nhà hoặc cho trực tiếp vào hộp phân phối trong vườn (nếu có).

  • Đối với hộp phân phối: cho trực tiếp Microbe-Lift vào hộp phân phối thông qua phần miệng hộp.
  • Đối với bệ xí (toilet): Đổ Microbe-Lift trực tiếp và xả (dội) nước toilet một lần.
  • Đối với bồn rửa bát: Đổ Microbe-Lift trực tiếp và cả nước ấm (không nóng) trong 3 phút.

Không được cho Microbe-Lift ngay lập tức trước và sau khi sử dụng hóa chất gia dụng hoặc chất tẩy rửa. Vì những sản phẩm này có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Khuyến cáo nên cho Microbe-Lift vào ban đêm sau khi hệ thống đã ngưng hoạt động trong ngày.

THÔNG TIN SẢN PHẨM MICROBE-LIFT:
  • Không độc hại, không ăn da, không gây bệnh.
  • Thành phần 100% từ thiên nhiên, không chứa bất kỳ vi khuẩn biến đổi gen nào. Hoạt động trong môi trường yếm khí và hiếu khí.
  • Hoạt động trong môi trường có hoặc không ánh sáng.
  • Hoạt động trong môi trừng có độ axit và độ kiềm từ cao đến thấp.
  • Thời gian sử dụng: 3-6 năm.
  • Có thể lưu trữ tại tất cả các miền khí hậu. Nếu bị đông lạnh, các vi khuẩn sẽ trở lại trạng thái ban đầu nguyên vẹn của nó khi được rã đông tự nhiên.

Đặc điểm khiến Microbe-Lift trở nên độc đáo

Đặc điểm khiến Microbe-Lift trở nên độc đáo đó là các vi khuẩn trưởng thành của sản phẩm đều ở trạng thái “ngủ yên” khi nằm trong chai, và sẽ duy trì trạng thái đó cho đến khi sản phẩm được mở nắp và sử dụng. Khi đó, các vi khuẩn này sẽ hồi sinh ngay lập tức. Chúng bắt đầu ăn, sinh sôi và tấn công các vật chất thải dạng hữu cơ hiện diện trên đường ống, trong bể tự hoại và ruộng tiêu nước thải.

xử lý nước thải

 

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời