Vi khuẩn yếm khí hiện đang là chủng vi sinh vật được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xử lý nước thải. Vi khuẩn đóng góp đáng kể vào việc giảm ô nhiễm và duy trì sự cân bằng sinh thái trong môi trường nước. Vậy vi khuẩn yếm khí là gì ? Ứng dụng của vi khuẩn trong việc xử lý nước thải ra sao? Bạn hãy cùng Biogency giải đáp thắc mắc trên ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Các nội dung chính
Vi khuẩn yếm khí là gì? Đặc điểm của vi khuẩn yếm khí
Vi khuẩn yếm khí hay còn gọi là vi khuẩn kỵ khí. Đây là những loài vi khuẩn sinh sống và phát triển trong môi trường không có khí Oxy. Loại vi khuẩn này thuộc nhóm vi sinh vật đơn bào thường xuất hiện ở các ao, đầm lầy,… Với khả năng sống trong điều kiện thiếu Oxy, vi khuẩn kỵ khí đóng vai trò quan trọng trong việc phân giải chất hữu cơ và duy trì sự cân bằng sinh thái trong các hệ thống nước ngọt.
Ngoài đặc điểm không phát triển trong điều kiện có Oxy, vi khuẩn yếm khí còn chịu tác động bởi các yếu tố sau:
- Chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Vi khuẩn yếm khí cần được cung cấp đầy đủ các chất bao gồm Cacbon, Nitơ, Phospho và các nguyên tố vi lượng khác,…
- Nhiệt độ: Đây là một yếu tố quyết định tốc độ phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường nước thải. Đồng thời, việc nuôi cấy vi sinh cũng phụ thuộc vào nhiệt độ, vì các vi sinh vật có tốc độ phát triển tối ưu ở nhiệt độ khác nhau.
- Độ pH: Độ pH của môi trường nước cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của vi khuẩn yếm khí. pH từ 6.7-7.4 được coi là độ pH thích hợp trong môi trường vi khuẩn, trong đó thích hợp nhất là từ 7-7.2.
- Các yếu tố gây độc: Quá trình xử lý nước thải cần loại bỏ các yếu tố gây độc đến vi khuẩn yếm khí như Clo, hợp chất vòng Benzen, axit bay hơi, chất khử trùng, chất sát trùng, kim loại nặng, Sulfuric, Tanin,…
Bể nước thải nào sử dụng vi khuẩn yếm khí?
Sinh vật yếm khí được ứng dụng trong việc xử lý nước thải thông qua phương pháp xử lý sinh học. Phương pháp này tận dụng hoạt động phân hủy của vi khuẩn yếm khí để chuyển đổi chất hữu cơ và các chất ô nhiễm khác thành khí như CH4, N2, H2…
Quá trình phân hủy này nhằm mục đích chủ yếu là khử lượng BOD (Demand Oxygen Biochemical) và COD (Chemical Oxygen Demand). Từ đó, nước thải đáp ứng tiêu chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ Tài nguyên – Môi trường. Hiện nay, có hai công trình xử lý nước thải sử dụng phương pháp vi khuẩn yếm khí phổ biến là:
Bể UASB
Bể UASB (Upflow Anaerobic Blanket reactor) hay còn gọi là bể bùn kỵ khí dòng chảy ngược. Công trình xử lý gồm 3 quá trình quan trọng lần lượt là: phân hủy, lắng bùn, và tách khí. Từ đó, giúp tạo ra các hạt bùn kỵ khí với mật độ vi sinh cao và tốc độ lắng nhanh.
Bể UASB được chia thành hai vùng quan trọng:
- Vùng lắng: Đây là nơi nước thải sau khi phân hủy chuyển lên để lắng cặn. Tại vùng này, cặn được tách ra khỏi nước thải.
- Vùng chứa bùn phân hủy kỵ khí: Chiếm gần 60% thể tích bể và là vùng chứa các vi khuẩn yếm khí có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ. Nước thải được đưa vào vùng này để tiếp tục quá trình xử lý.
Hầm Biogas
Hầm Biogas là một hệ thống phân hủy chất hữu cơ và sinh khí Biogas. Trong đó có các chất khí như H2S, CO2, N2 và CH4. Đặc biệt khí CH4 có thể cháy.
Công trình xử lý nước thải này được thiết kế với ba phần:
- Ngăn trộn: Dùng để trộn chất hữu cơ với nước trước khi đổ vào hầm phân hủy.
- Hầm phân hủy: Đây là nơi xảy ra quá trình phân hủy lên men chất hữu cơ, tạo ra khí CH4 và các loại khí khác. Trong quá trình này, khí sinh ra sẽ đẩy cặn bã từ đáy bể lên bể áp lực.
- Bể áp lực: Đây là nơi chứa các bùn cặn. Khi mở vang, các bùn cặn tại bể này sẽ đẩy ngược các chất khí ra.
Dòng men vi sinh yếm khí được sử dụng để nâng cao hiệu suất của bể UASB và hầm Biogas
Để nâng cao hiệu suất của bể UASB và hầm Biogas, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories INC) đã tiến hành một quá trình chọn lọc cực kỳ cẩn thận với các vi khuẩn yếm khí, trong số đó là men vi sinh kỵ khí có hoạt tính mạnh Microbe-Lift BIOGAS và men vi sinh Microbe-Lift SA (với các chủng vi sinh vật tùy nghi):
Microbe-Lift BIOGAS:
Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS là sản phẩm chứa các vi khuẩn yếm khí, sử dụng phương pháp sinh học kỵ khí để xử lý nước thải với hàm lượng chất hữu cơ cao như BOD, COD. Các chủng vi sinh vật kỵ khí hoạt tính mạnh có trong sản phẩm này có thể kể đến như Clostridium, Desulfovibrio, Geobacter, Methanomethylovorans, Methanosarcina, Pseudomonas.
Microbe-Lift BIOGAS hoạt động trong các điều kiện như sau:
- pH 4-9
- Nhiệt độ 4-40 độ C
- Tỷ lệ BOD/COD > 60%
- Độ mặn < 4%
Microbe-Lift BIOGAS mang lại nhiều lợi ích giúp tối ưu hóa hiệu suất xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải như:
- Tối ưu hóa hiệu suất xử lý sinh học: Microbe-Lift BIOGAS giúp giảm lượng BOD (Biochemical Oxygen Demand), COD (Chemical Oxygen Demand), và TSS (Total Suspended Solids) đầu ra cho bể sinh học kỵ khí. Đồng thời, dòng men vi sinh còn giúp giảm nguy cơ vi sinh bị chết do sốc tải.
- Phân hủy hợp chất hữu cơ khó phân hủy: Microbe-Lift BIOGAS giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ khó phân hủy như Benzene, Toluene và Xylene.
- Khả năng tồn tại trong độ mặn cao: Sản phẩm có khả năng hoạt động trong điều kiện nước thải có chứa nồng độ chất hữu cơ cao lên đến 40 ‰ (khoảng 4%).
- Dễ sử dụng và kích hoạt nhanh: Microbe-Lift BIOGAS được sản xuất ở dạng lỏng, có khả năng kích hoạt nhanh mà không cần quá trình ngâm ủ trước khi sử dụng.
- Tăng cường hiệu suất xử lý ô nhiễm và tiết kiệm chi phí: Microbe-Lift BIOGAS không chỉ giúp hệ thống đạt chuẩn về nước thải đầu ra mà còn tăng cường quá trình phân hủy sinh học, giảm mùi hôi, và giảm lượng bùn thải.
Microbe-Lift SA
Men vi sinh Microbe-Lift SA là sản phẩm chứa các chủng vi sinh vật tùy nghi giúp phân huỷ bùn và lớp váng cứng trong bể UASB và hầm Biogas. Sản phẩm giải quyết các vấn đề về bùn như diện tích bể, phát sinh mùi và chi phí xử lý. Sản phẩm chứa một quần thể vi sinh vật dạng lỏng với hoạt tính cao, được thiết kế đặc biệt để tăng tốc quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ khó phân hủy.
Microbe-Lift SA chứa các chủng vi sinh vật hoạt động mạnh như Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, cùng với Humic và humate. Các chủng vi sinh vật này hoạt động trong điều kiện như sau:
- pH: 4 – 9.
- Nhiệt độ: 4 độ C đến 40 độ C.
- Tỷ lệ C:N:P=100:5:1.
- Tỷ lệ BOD/COD > 60%.
- Độ mặn < 40 ‰ (khoảng 4%).
- COD < 12.000 mg/l.
- BOD < 10.000 mg/l.
Với khả năng phân hủy hiệu quả các chất khó phân hủy như Benzene-, Toluene-, Xylene- (BTX), Microbe-Lift SA sử dụng linh hoạt trong nhiều môi trường khác nhau. Sản phẩm giúp bảo vệ môi trường và giảm chi phí hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vi khuẩn yếm khí và các loại bể nước thải sử dụng loại vi khuẩn này. Với những sản phẩm nhập khẩu 100% tại Mỹ, dòng men vi sinh yếm khí tại Biogency là một lựa chọn tốt nhất về vi sinh xử lý môi trường. Để báo giá cụ thể và được tư vấn miễn phí, bạn hãy liên hệ với Biogency qua số hotline 0909 538 514 nhé!
>>> Xem thêm: Làm sao để Bùn vi sinh kỵ khí hoạt động tốt trong hệ thống xử lý nước thải?
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh