xử lý nước thải chăn nuôi gà

Phương pháp vi sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi gà

Xử lý nước thải chăn nuôi gà ở Việt Nam có khá nhiều phương pháp. Tuy nhiên đâu là phương pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn đối với môi trường thì chưa chắc hộ chăn nuôi nào cũng nắm rõ. Vì vậy Biogency sẽ giúp bạn đọc đi sâu vào tìm hiểu phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi gà tốt nhất. Những ai đang làm việc trong ngành chăn nuôi gia cầm thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Hiện trạng việc xử lý nước thải trang trại chăn nuôi gà hiện nay

Ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay vẫn đang trên đà phát triển mạnh. Dọc khắp đất nước, nhiều trang trại lớn nhỏ mọc lên mang tới những giá trị kinh tế đáng kể cho bà con.

Ngành chăn nuôi gà được công nhận là ngành chăn nuôi lớn thứ hai của Việt Nam. Nó đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế của đất nước, nhưng cũng gây nên áp lực nhất định lên môi trường do lượng chất thải và nước thải xả ra.

Chủ của những trang trại chăn nuôi gà chủ yếu là những người có xuất phát điểm là nông dân, hoạt động chăn nuôi và sản xuất nhiều phần còn mang tính tự phát, không có hệ thống bài bản. Vì vậy công tác xử lý nước thải chăn nuôi gà nhìn chung vẫn chưa có được sự đầu tư thỏa đáng. Đã có nhiều trường hợp chăn nuôi được ghi nhận là vi phạm quy định về môi trường và phải chịu những khoản phí phạt lớn.

Để giải quyết vấn đề này, Biogency sẽ giới thiệu một phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi gà hiệu quả, nhằm đảm bảo mô hình chăn nuôi chất lượng cho các chủ trang trại, cũng như gìn giữ vệ sinh môi trường.

Thành phần nước thải ngành chăn nuôi gà

Nước thải trong ngành chăn nuôi gà chủ yếu phát sinh từ quá trình dọn rửa chuồng trại nên sẽ bao gồm:

  • Chất thải của gà.
  • Vụn thức ăn chăn nuôi.
  • Lông gà và một số chất thải rắn khác.

Loại nước thải này sẽ chứa nhiều chất hữu cơ lơ lửng như BOD, COD, SS; các hợp chất hữu cơ, cụ thể là phốt pho, nitơ,… Ngoài ra, nước thải còn chứa các vi sinh vật gây bệnh như coliform và các mầm bệnh sinh học trong chất bài tiết của gà.

Bà con có thể tham khảo chỉ tiêu và nồng độ đặc trưng có trong nước thải chăn nuôi gà qua bảng dưới đây:

STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ ĐẦU VÀO QCVN 62-MT:2016/BTNMT
Cột A Cột B
1 pH 7,02 – 8,65 6 – 9 5,5 – 9
2 BOD5 mg/l 1623 – 2300 40 100
3 COD mg/l 2500 – 5028 30 300
4 TSS mg/l 170 – 3000 50 150
5 Tổng nitơ mg/l 571 – 1000 50 150
6 Tổng phốt pho mg/l 39 – 4 4 6
7 Coliform MPN/100ml 10⁵ – 107 3000 5000

Ta có thể dựa vào bảng thành phần này để phán đoán mức độ gây hại của nước thải, từ đó đưa ra phương án xử lý nước thải chăn nuôi gà phù hợp.

Tham khảo: Khử mùi hôi chuồng gà

Nguy cơ nếu không xử lý nước thải ngành chăn nuôi gà

Nước thải chăn nuôi gà nếu không được xử lý sẽ mang tới những mối nguy hại cho chính bà con chăn nuôi và môi trường xung quanh. Cụ thể đó là những tác hại sau:

  • Các phân tử gây mùi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bầu không khí trong khu vực, làm người dân khó chịu.
  • Khiến trang trại chăn nuôi bị khiếu nại, mất lòng tin từ người xung quanh, thậm chí bị xử phạt.
  • Những vi sinh vật độc hại trong nước thải ảnh hưởng đến nguồn nước, gây nhiễm trùng cho người tiếp xúc.
  • Làm ô nhiễm mạch nước ngầm, những ai sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt về lâu dài sẽ dễ nhiễm bệnh.
  • Nước thải được xả tràn lan là môi trường lý tưởng để phát sinh mầm bệnh như cúm, các bệnh truyền nhiễm,… cho vật nuôi lẫn con người.
Nuoc thai chan nuoi tiem an nhieu nguy co gay hai
Nước thải chăn nuôi gà chủ yếu đến từ quá trình dọn rửa chuồng trại nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại.

Sơ đồ quy trình xử lý nước thải ngành chăn nuôi gà

Biogency sẽ giới thiệu đến bà con và bạn đọc một quy trình xử lý nước thải chăn nuôi gà cơ bản mà hiệu quả, đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều trang trại quy mô từ vừa đến lớn.

Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi gà

So do cong nghe he thong xu ly nuoc thai nganh chan nuoi ga
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải ngành chăn nuôi gà.

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải chăn nuôi gà

  • Đầu tiên nước thải chăn nuôi gà sẽ được tập trung vào hố gom. Tại đây có lắp đặt một song chắn rác nhằm giữ lại các loại rác cỡ lớn như sỏi đá, lông gà,… để tránh làm nghẹt đường ống trong hệ thống xử lý.
  • Từ hố gom, nước thải sẽ được đưa về hầm biogas. Ở đây nước thải sẽ được các loài vi sinh vật kỵ khí tiến hành phân hủy và sinh ra khí gas.
  • Sau hầm ủ biogas, nước sẽ được dẫn qua hồ lắng sinh học. Các hoạt động diễn ra trong hồ lắng sinh học sẽ giúp ổn định dòng nước và giảm lượng vi sinh vật gây bệnh.
  • Tiếp theo nước sẽ được dẫn tới bể điều hòa. Trong bể lắp hệ thống sục khí làm xáo trộn nước thải liên tục, giúp điều hòa lưu lượng và nồng độ chất thải trước khi nước chính thức được đưa vào xử lý sinh học.
  • Nước sau khi đi từ bể điều hòa sẽ được dẫn qua lần lượt: bể Anoxicbể Aerotank.

Các cụm bể này chứa nhiều loại vi sinh vật thiếu khí và hiếu khí. Chính nhờ hoạt động sống của chúng sẽ giúp phân hủy, loại bỏ những chất hữu cơ có trong nước thải. Các chất này sẽ tạo thành những bông bùn lớn. Nước thải sau khi đi qua cụm bể này là thành phần BOD, COD đã giảm tới 85%.

  • Nước tiếp tục được dẫn qua bể lắng. Tại đây những bùn cặn sẽ được hệ thống xử lý làm lắng xuống, sau đó một phần dẫn về lại bể Anoxic và bể Aerotank, một phần đưa về bể chứa bùn để xử lý và mang đi chôn lấp.
  • Nước thải đã được lắng bùn cặn xong sẽ được đưa đến bể khử trùng. Trong bể khử trùng có bơm Chlorine giúp khử sạch, loại bỏ các vi sinh vật gây hại.
  • Bước cuối cùng trong hệ thống xử lý, nước được dẫn tới bể lọc áp lực. Tại đây những cặn lắng còn sót lại trong nước sẽ được lọc lắng sạch sẽ. Nước lúc này đã bớt đục và giảm màu đáng kể.
  • Nước thải đầu ra sau khi đi qua hệ thống xử lý như trên đã đạt Quy chuẩn 62-MT:2016/BTNMT để xả ra nguồn tiếp nhận.

Tham khảo: Xử lý nước thải chăn nuôi bò

Xử lý nước thải ngành chăn nuôi gà bằng phương pháp vi sinh

Hoạt động của các chủng vi sinh vật trong bể xử lý nước thải giữ vai trò quan trọng đối với toàn bộ quy trình. Nhờ sự sinh sôi, phát triển của những chủng vi sinh này mà các chất hữu cơ được phân hủy nhanh chóng, giúp cho quy trình xử lý nước thải diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

Để hỗ trợ cho công tác xử lý nước thải chăn nuôi gà của bà con, Biogency giới thiệu dòng sản phẩm vi sinh môi trường vô cùng hiệu quả trong công tác xử lý nước thải nhờ chứa quần thể vi sinh được phân lập và nuôi cấy dạng lỏng, có khả năng hoạt động mạnh hơn vi sinh thông thường gấp 5 – 10 lần, tiết kiệm tối đa thời gian xử lý cho hệ thống:

  • Microbe-Lift BIOGAS – Vi sinh kỵ khí (giảm BOD, COD, TSS): sử dụng cho hầm biogas.
  • Microbe-Lift INDVi sinh xử lý nước thải BOD, COD, TSS: sử dụng cho bể Anoxic để khử Nitrat, bể Aerotank để giảm BOD, COD, TSS..
  • Microbe-Lift N1Vi sinh xử lý Nitơ, Ammonia trong nước thải: hỗ trợ thúc đẩy quá trình Nitrat hóa và giảm nhanh chỉ tiêu Nitơ, Ammonia. Cách sử dụng tương tự như sản phẩm Microbe-Lift IND.

Cách sử dụng các sản phẩm vi sinh của Microbe-Lift như sau:

  • Tháng đầu tiên nuôi cấy vi sinh:
    • Ngày 1 – 2: dùng 40 – 80 ml/m3.
    • Ngày 3 – 7: dùng 10 – 20 ml/m3.
    • Ngày 8 – 30: dùng 2 – 5 ml/m3.
  • Sử dụng để duy trì sự ổn định và hiệu suất của hệ thống: dùng 1 – 5 ml/m3.

Tóm lại, xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gà không quá phức tạp. Nhưng làm sao để có nguồn nước thải đầu ra đạt chuẩn mà quy trình lại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cao thì vẫn là câu hỏi khó với nhiều người. Giải pháp sử dụng vi sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi gà chính là lựa chọn tối ưu mà Biogency muốn gợi ý cho bà con. 

Tham khảo: Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo

Chúc cho mô hình chăn nuôi của bà con luôn đạt hiệu quả cao, đồng thời giữ gìn được môi trường xung quanh sạch sẽ, trong lành cho tất cả mọi người. Mọi thông tin chi tiết về phương pháp vi sinh xử lý nước thải chăn nuôi gà, hay có nhu cầu sử dụng sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0909 538 514.

Tài liệu tham khảo:

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký