UBND TP HCM vừa có ý kiến chỉ đạo huy động nguồn lực đầu tư để xây mới, nâng công suất 7 nhà máy xử lý nước thải đô thị trên địa bàn Thành phố, đảm bảo đến năm 2030 đạt 3,076 triệu m3/ngày.
Các nội dung chính
Mục tiêu 2030, nâng công suất xử lý nước thải đô thị đạt 3.076 m3/ngày
Hiện tại TP.HCM có 3 nhà máy và 4 trạm xử lý nước thải với tổng công suất là 644.200 m3/ngày, đạt khoảng 40,8% nhu cầu. Bên cạnh đó, TP.HCM đang xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè với công suất 480.000m3/ngày, dự kiến hoàn thành vào năm 2025 và nâng khả năng xử lý đạt khoảng 71,3% theo nhu cầu.
Để thực hiện được mục tiêu trên, sở Xây dựng TP.HCM đề xuất kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP với thứ tự ưu tiên: Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải khu vực Tây Thành phố (lưu vực Bình Tân, lưu vực Tây Sài Gòn, lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm); xây dựng hệ thống thu gom và nâng cấp nhà máy xử lý nước thải Tham Lương – Bến Cát giai đoạn 2.
Cùng với đó là xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Nam Sài Gòn; xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1; xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 2; xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây Bắc Thành phố.
Hiện đã có một số nhà đầu tư quan tâm, được giao lập dự án. Tuy nhiên khó khăn gặp phải là chưa có đất xây dựng nhà máy. Theo đó, hiện ngoài nhà máy xử lý nước thải lưu vực Bình Tân có mặt bằng để triển khai thực hiện, thì các nhà máy xử lý nước thải còn lại đều chưa có mặt bằng, khi xây dựng nhà máy phải thực hiện thu hồi đất theo quy định.
Để khắc phục vấn đề này, sở Xây dựng kiến nghị UBND Thành phố giao Sở TN&MT phối hợp các Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Xây dựng, UBND TP. Thủ Đức và các quận – huyện (12, Bình Tân, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi) rà soát quỹ đất, tổ chức cắm mốc ranh đất tại các vị trí xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch. Đồng thời, tham mưu UBND Thành phố triển khai thực hiện dự án bồi thường, thu hồi đất đối với các nhà máy xử lý nước thải đô thị để chuẩn bị sẵn quỹ đất nhằm thu hút đầu tư.
Bên cạnh đó là chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện đề hoàn thành nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè trong năm 2025. Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn
Áp dụng giải pháp sinh học để xử lý nước thải đô thị hiệu quả
Một trong những nguyên nhân tác động không nhỏ đến công suất xử lý nước thải đô thị là hệ thống xử lý của nhiều nhà máy vận hành chưa hiệu quả để phù hợp với công suất thiết kế. Ước tính chỉ khoảng 15% nước thải đô thị được xử lý đạt chuẩn.
Thành phần nước thải đô thị khá phức tạp, pha trộn giữa nước thải sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và nước mưa chảy tràn. Trong đó nước thải sinh hoạt chiếm từ 75-85%, tập hợp lượng lớn các chất hữu cơ. Dựa vào đặc điểm này, phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh được đánh giá mang lại hiệu quả cao và an toàn.
Cụ thể, vi sinh vật sẽ sử sử dụng chất hữu cơ làm nguồn thức ăn để sinh trưởng, từ đó giúp giải phóng lượng chất thải hiệu quả. Đối với phương pháp này, chất lượng hệ vi sinh vật đóng vai trò quyết định, bổ sung men vi sinh vào hệ thống xử lý giúp tăng hiệu suất các bể Aerotank, MBR, MBBR, mương oxy hóa… sẽ góp phần tăng hiệu suất xử lý cho toàn bộ hệ thống, từ đó giúp nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường.
Microbe-Lift là thương hiệu men vi sinh được ưa chuộng hiện nay. Sản phẩm được sản xuất bởi Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories Inc., (USA)) có kinh nghiệm trong nghiên cứu, phân lập các chủng vi sinh vật từ năm 1976.
Microbe-Lift cũng là đơn vị nắm giữ công nghệ và công thức sản xuất các sản phẩm sinh học ứng dụng cho xử lý môi trường, nông nghiệp và thủy sản. Trong đó, đối với hệ thống xử lý nước thải đô thị phải kể đến những sản phẩm nổi bật sau:
Microbe-Lift IND – Vi sinh xử lý nước thải BOD, COD, TSS hiệu quả
Vi sinh MICROBE-LIFT IND là sản phẩm cốt lõi của dòng sản phẩm vi sinh môi trường. Chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường, giúp xử lý xử lý BOD, COD, TSS hiệu quả.
Microbe-Lift N1 – Vi sinh xử lý Nitơ, Ammonia
MICROBE-LIFT – N1 là dòng men vi sinh xử lý Nitơ và Amoniac đạt đến 99% chỉ từ 2 tuần, giúp chỉ số nước thải đầu ra đạt chuẩn. Nguyên nhân vì sản phẩm chứa 2 chủng vi sinh vật quan trọng nhất tham gia vào quá trình chuyển hóa Nitơ là Nitrosomonas và Nitrobacter.
Microbe-Lift SA – Vi sinh xử lý bùn
Lượng bùn dữ trữ trong các bể chứa lâu dài phát sinh mùi, chiếm diện tích, chi phí xử lý cao,… Microbe-Lift SA sở hữu quần thể vi sinh vật hoạt tính cao, được thiết kế để tăng quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ khó phân hủy, nhờ đó làm giảm rõ rệt lớp bùn sinh ra.
Microbe-Lift DGTT – Vi sinh xử lý dầu mỡ, chất béo
Trong hệ thống xử lý nước thải đô thị, men vi sinh Microbe-Lift DGTT giúp loại bỏ mùi và phân hủy các chất dầu mỡ tích tụ trong đường ống & bẫy mỡ, từ đó giảm số lần cũng như chi phí bảo trì.
Microbe-Lift OC – Vi sinh xử lý mùi hôi
Các quá trình phân hủy chất hữu cơ thường phát sinh ra mùi hôi khó chịu như: phân hủy rác thải, phân thải, nước thải… Vi sinh xử lý mùi hôi Microbe-Lift OC-IND là sản phẩm chứa quần thể vi sinh vật dạng lỏng, giúp ngăn chặn và kiểm soát các phản ứng sinh học gây mùi.
Có thể thấy, đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải đô thị là việc làm cần thiết trước các bất cập về tình trạng nước thải hiện nay. Tuy nhiên, việc vận hành hiệu quả hệ thống tại các nhà máy hiện có cũng cần được chú trọng nhiều hơn để cải thiện công suất và chất lượng đầu ra.
Để được tư vấn cụ thể hơn về các sản phẩm và giải pháp xử lý, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua Hotline 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Dầu mỡ, chất béo ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước đô thị như thế nào?
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh