Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến hoạt động, chức năng sinh lý, sức đề kháng của tôm. Việc chăm sóc ao tôm mùa nắng nóng là thử thách không hề nhỏ với bà con nuôi trồng. Dưới đây là 4 lưu ý cần thiết để đảm bảo sức khỏe tôm, tránh thiệt hại tổng hợp từ BIOGENCY.
Chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng trước khi bắt đầu vụ mới
Nắng nóng kéo dài, tôm dễ bị stress là điều kiện cho dịch bệnh bùng phát. Do đó, chuẩn bị kỹ trước vụ nuôi sẽ giúp bà con an tâm hơn trong việc phòng ngừa dịch bệnh đồng thời quá trình chăm sóc ao tôm mùa nắng nóng cũng dễ dàng hơn.
Xử lý nền đáy ao
Sau vụ nuôi bà con cần cải tạo nền đáy ao thật kỹ. Bởi nền đáy ao liên quan trực tiếp đến chất lượng nước và sức khỏe tôm. Các khâu cải tạo ao tôm mùa nắng nóng cần thực hiện gồm:
- Nạo vét hết lớp bùn đen lắng đọng dưới đáy ao
- Sau khi dọn chất thải, bơm nước vào ao để rửa trôi phèn, để ao đêm và kiểm tra pH trước khi tháo cạn. Lặp lại nhiều lần đến khi pH ổn định. Sau đó sử dụng vôi vôi, sát trùng và phơi đáy ao
- Đáy ao được san bằng phẳng hoặc lót bạt đáy
- Gia cố bờ ao, cống chắc chắn, nắng nóng khiến ao dễ nứt, rò rỉ nước.
- Nên thiết kế hố xiphong để loại bỏ chất thải trong quá trình nuôi tôm

Thiết kế ao lắng
Bà con nên thiết kế ao lắng có độ sâu lớn (2 – 3 m) để xử lý nước cấp và diệt tạp trước khi đưa vào ao nuôi. Đồng thời, mùa nắng nóng nước bốc hơi nhanh, ao lắng cũng là nguồn nước dự trữ để bù đắp vào ao tôm. Nên đảm bảo diện tích ao lắng và ao xử lý chiếm khoảng 60% toàn hệ thống, chỉ 40% dùng cho ao nuôi.
Hệ thống quạt khí
Thời tiết nắng nóng kéo dài tôm cần nhiều oxy hơn để hoạt động. Để chăm sóc ao tôm mùa nắng nóng hiệu quả, bà con cần trang bị hệ thống quạt khí phù hợp để có thể cung cấp đầy đủ lượng oxy hòa tan xuống tầng đáy ao và tránh sự phân tầng nhiệt độ trong ao. Theo nguyên tắc thì ao 1.000m2 với mật độ 100 PL/m2 thì nên đặt 6 máy sục khí. Khu vực bố trí đảm bảo các mặt, các góc ao được che phủ, không để lại bùn. Bà con có thể tham khảo cách sắp xếp theo đường chéo, sẽ giảm thiểu đáng kể các điểm chết.
Xử lý nguồn nước trước khi thả tôm
“Nuôi tôm là nuôi nước”, nước đóng vai trò là yếu tố hàng đầu quyết định thành bại của vụ nuôi. Do đó bà con cần đặc biệt kỹ lưỡng trong khâu xử lý nước.
Nước sử dụng cần đảm bảo không bị ô nhiễm, được xử lý ở ao lắng trước khi bơm vào ao nuôi. Bà con nên chọn những ngày không mưa để lấy nước vào ao lắng nhằm đảm bảo độ mặn từ 15 – 20‰.

Nước ở ao lắng cần trải qua quá trình làm sạch, khử trùng, diệt khuẩn với Chlorine liều lượng 20-30ppm để loại bỏ các mầm bệnh, vi sinh vật gây hại trước khi đưa vào ao nuôi.
Ao lắng cần được phơi nắng hoặc chạy quạt liên tục trong vòng 18-24h để lượng clo trong ao lắng bay hơi hết. Sau đó nước từ ao lắng được chuyển qua ao sẵn sàng chuẩn bị cấp vào ao nuôi. Chú ý nước chứa trong ao sẵn sàng để không quá 2-4 ngày nếu để quá lâu nước sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại.
Nước được bơm vào ao nuôi, sau đó cần được gây màu để tạo điều kiện thuận lợi giúp tôm giống thích nghi môi trường dễ dàng. Đồng thời gây màu nước giúp loại bỏ tảo độc, gây hại, đảm bảo oxy cho tôm.
Chọn giống tôm cỡ lớn và thả nuôi mật độ vừa phải
Tôm cỡ lớn (PL12 trở lên) có khả năng chống chịu tốt hơn. Bà con mua giống ở trại giống uy tín, được kiểm định sạch bệnh. Khi vận chuyển nên để tôm trong bao nilon bơm oxy đóng kín trong thùng xốp, duy trì nhiệt độ 20-24 độ C.
Khi nhận tôm, bà con nên thả nuôi ở vèo ương tôm (có mái che) với mật độ 200-300 con/m3, sau 1 tháng mới chuyển tôm ra ngoài nuôi tiếp. Nên thả tôm vào sáng sớm hoặc chiều tối. Tôm thả trong ao với mật độ vừa phải (tôm sú 15 – 20 con/m2; tôm TCT thâm canh 50 – 60 con/m2) sẽ hạn chế việc tôm bị stress khi trời nóng.
Chăm sóc và quản lý các yếu tố môi trường, thức ăn
Chăm sóc ao tôm mùa nắng nóng là thử thách không hề nhỏ với bà con nuôi trồng, bởi nhiệt độ cao tác động rất lớn đến sức đề kháng, hoạt động của tôm. Dưới đây là những lưu ý nổi bật bà con cần nắm:
- Kiểm soát thức ăn, hạn chế dư thừa: Mùa nắng, tôm thường có xu hướng giảm ăn, do đó bà con cần chú ý quan sát nhá/vó để điều chỉnh thức ăn phù hợp, tránh dư thừa vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường ao, tăng nguy cơ dịch bệnh.
- Chống nắng: Bà con sử dụng màn lưới đen căng phía trên mặt ao để hạn chế bức xạ ánh sáng mặt trời, giảm tăng nhiệt độ nước ao, tránh gây sốc cho tôm.
- Bổ sung nước: Mùa nắng nước bốc hơi nhanh, do đó bà con chú ý bổ sung thêm nước từ ao lắng đã xử lý vào ao nuôi.
- Tăng cường sục khí: Bà con tăng cường sục khí trong ao để hàm lượng oxy được cung cấp đủ ở mọi tầng nước
- Xi phông định kỳ: Bà con xi phông đáy ao định kỳ (tối thiểu 2 lần/ngày) nhằm loại bỏ mùn bã hữu cơ
- Sử dụng chế phẩm vi sinh: Bổ sung các sản phẩm men vi sinh để tạo hệ vi sinh có lợi át chế vi khuẩn có hại, giảm tảo, làm sạch, ổn định môi trường ao tôm mùa nắng nóng.
Với nhiều năm kinh nghiệm đồng hành cùng các bà con nuôi trồng thuỷ sản, BIOGENCY gợi ý bà con sử dụng men vi sinh Microbe-Lift, thương hiệu men vi sinh lâu đời nổi bật với công nghệ vi sinh cho hiệu suất vi sinh vượt trội, chất lượng hàng đầu Hoa Kỳ.
Các sản phẩm sử dụng trong quá trình chăm sóc ao tôm mùa nắng nóng gồm:
- Microbe-Lift AQUA C: Men vi sinh phân huỷ chất hữu cơ dư thừa trong nước, tạo hệ sinh ao thuận lợi cho tôm phát triển, hạn chế dịch bệnh.
- Microbe-Lift AQUA N1: Men vi sinh loại bỏ khí độc trong ao
- Microbe-Lift AQUA SA: Men vi sinh làm sạch nền đáy ao
- Microbe-Lift DFM: Men vi sinh cung cấp hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm

Các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift bà con bổ sung theo liều lượng khuyến cáo từ đầu sẽ mang lại hiệu quả tối ưu. Microbe-Lift cho hiệu suất vượt trội hơn các sản phẩm trên thị trường, dạng lỏng không cần ngâm ủ để kích hoạt. Để được tư vấn chi tiết hơn về cách chăm sóc ao tôm mùa nắng nóng cũng như các vấn đề khác trong nuôi tôm, bà con vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Công thức đánh khoáng cho ao tôm đúng, đủ