Bàn về những thách thức trong quá trình nuôi tôm thì có khá nhiều điều để nói. Chẳng hạn như tình trạng rong nhớt ao nuôi, tôm kém ăn chậm lớn,… Đây là những vấn đề Biogency đã từng đề cập và đưa ra giải pháp xử lý ở những bài viết trước. Hôm nay Biogency sẽ tiếp tục hướng dẫn quý bà con cách xử lý chất lơ lửng trong ao tôm hiệu quả, an toàn để ai cũng có được vụ mùa thành công.
Các nội dung chính
Chất lơ lửng trong ao tôm là gì?
Trong quá trình nuôi tôm không ít bà con gặp tình trạng trong ao tôm xuất hiện các chất rắn lơ lửng. Các chất này là gì, liệu có nguy hiểm cho sức khỏe của tôm nuôi hay không?
Biogency xin giải đáp: chất lơ lửng/lợn cợn trong ao sẽ phần nào phản ánh chất lượng nước ao. Các chất rắn lơ lửng này hầu hết là những chất hữu cơ phát sinh trong quá trình nuôi tôm. Lượng chất lợn cợn càng nhiều, việc phân hủy các chất lợn cợn của vi sinh vật sẽ đòi hỏi nhu cầu về oxy càng cao
Điều đó dẫn tới nồng độ oxy hòa tan trong ao tôm bị giảm xuống, có khi xuống dưới mức nồng độ khuyến cáo cho tôm nuôi. Không những vậy, việc các chất rắn lơ lửng được hình thành và gia tăng sẽ làm giảm chất lượng nước trong ao đáng kể.
Xử lý chất lơ lửng trong ao nuôi là một việc làm cần thiết của bà con. Từ đây có thể thấy, chất lơ lửng trong ao tôm không có gì xa lạ nhưng cần được xử lý để giữ gìn chất lượng nước ao và hạn chế tối đa những rủi ro dẫn đến giảm hiệu suất của vụ nuôi.
Nguyên nhân gây ra chất lơ lửng trong ao tôm
Các chất rắn lơ lửng, hay chất thải tích lũy trong ao tôm xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng chủ yếu là đến từ chính quá trình tôm sinh trưởng, phát triển như thức ăn nuôi tôm, chất bài tiết của tôm,…
Các chất lơ lửng xuất hiện trong ao tôm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể, thức ăn nuôi tôm chứa rất nhiều đạm và phốt pho. Các chuyên gia tính được trung bình phải có tới hơn 64% tổng lượng đạm, 77% tổng lượng thức ăn được thải ra nước ao ở dạng hòa tan lẫn không hòa tan.
Biogency sẽ phân tích cụ thể hơn nữa để bà con tiện theo dõi ngay sau đây:
Thức ăn cho tôm
Thức ăn cho tôm thường có độ ẩm khoảng 10%, cụ thể:
- 900g vật chất khô
- 100g nước
Tôm sau khi ăn hết thức ăn sẽ sẽ tiêu thụ khoảng 60 – 70% lượng thức ăn đó và hấp thụ khoảng 25 – 30% để cơ thể trưởng thành và phát triển.
Phân tôm
Cùng với thức ăn nuôi tôm thì phân của tôm chính là nguyên nhân chính hình thành nên chất lơ lửng ở trong môi trường nước.
Sau khi tôm tiêu thụ thức ăn, chúng sẽ tiến hành bài tiết ra môi trường dưới dạng các chuỗi dài có màng nhầy bao bọc xung quanh, lắng đọng và tích tụ trên nền đáy ao nuôi.
Những “chuỗi phân tôm” này sẽ bị phá vỡ ra thành nhiều mảnh vụn chỉ sau khoảng 30 phút ở trong nước, dưới sự tác động của các loại vi sinh vật phân hủy và dòng chảy của ao.
- 30% trong số đó là các mảnh vỡ của phân tôm tạo nên những hạt có kích cỡ rất nhỏ với đường kính chỉ từ 1 – 30 micromet, nổi lơ lửng trong nước.
- 70% còn lại là các hạt có kích thước đường kính > 30 micromet, những hạt này có thể chìm dưới đáy.
- Những hạt sau khi chìm dưới đáy lại tiếp tục quá trình phân hủy, bị phân cắt thành nhiều hạt nhỏ hơn, lại lơ lửng trong nước nếu không có tác nhân nào loại bỏ chúng.
Bà con có thể theo dõi một vài phép tính nhỏ của Biogency dưới đây để nắm rõ hơn về lượng và tỉ lệ các thành phần trong chất thải của tôm.
Trung bình loài tôm thẻ chân trắng sẽ tiêu hóa được tỉ lệ chất dinh dưỡng sau so với thức ăn:
- 60 – 70% vật chất khô
- 80 – 85% protein
- 80 – 85 % lipid
- 25 – 30% phốt pho
Từ đây, ta tính toán ra được lượng phân tôm (hàm lượng chất dinh dưỡng không thể tiêu thụ) thải ra môi trường nước:
- 30 – 40% vật chất khô
- 15 – 20% protein
- 15 – 20% lipid
- 70 – 75% phốt pho
Vậy trung bình với 1kg thức ăn cho tôm chứa 35% thành phần protein thì lượng phân tôm thải ra sẽ chứa các chất thải chất thải với số lượng như sau:
- 270g chất lơ lửng
- 63g protein
- 7,2g lipid
- 9,5g phốt pho
Tương đương COD (Chemical Oxygen Demand) rơi vào khoảng 38g oxy.
Một số tác nhân khác
Ngoài 2 nguyên nhân chính gây nên sự hình thành các chất rắn lơ lửng trong ao tôm kể trên, chất lơ lửng trên thực tế còn đến từ một vài nguyên nhân tự nhiên cũng như có sự tác động của con người, bao gồm:
- Xác chết của một số loài sinh vật phù du trong nước.
- Tảo tàn.
- Dòng chảy của nước làm cho đất bờ ao bị rửa trôi, xói mòn.
- Cặn bã dư thừa từ các loại vôi, khoáng chất mà người nuôi dùng để cải tạo ao.
- Những chất cặn bã lơ lửng có sẵn trong trong nguồn nước do người nuôi không sử dụng ao lắng, ao lọc để xử lý nước trước khi cấp.
Hậu quả nếu không xử lý chất lơ lửng trong ao tôm
Một trong những nhu cầu thiết yếu của bà con nuôi tôm chính là xử lý chất lơ lửng trong ao tôm. Bởi vì các chất rắn lơ lửng này gồm các thành phần hữu cơ, là một môi trường cực kỳ tốt để vi khuẩn, virus có hại sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Nếu bà con không tìm đến phương án xử lý những chất rắn lơ lửng này phù hợp, ao tôm sẽ tiềm ẩn các mối nguy cơ sau đây:
Khí độc tích tụ trong ao
Các chất rắn hữu cơ lơ lửng trong ao tôm gia tăng sẽ khiến cho nồng độ khí NH3, NO2 và H2S trong ao tăng cao. Trong đó:
- Khí NH3 được sinh ra từ quá trình tôm bài tiết, cùng với sự phân hủy đạm trong chất thải hữu cơ ở điều kiện thiếu khí và yếm khí.
- Khí H2S được sinh ra từ những chất thải hữu cơ phân hủy trong điều kiện yếm khí.
Đặc biệt khí H2S (có mùi trứng thối) càng hiện diện trong môi trường nước nuôi với nồng độ càng cao thì sẽ dễ gây độc cho tôm và càng làm suy giảm chất lượng nước ao nhanh hơn.
Tham khảo: Các loại khí độc trong ao tôm
Lượng oxy hòa tan giảm
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước đóng một vai trò cực kỳ quan trọng giúp tôm hô hấp khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên sự có mặt của các chất lơ lửng sẽ gây nhiều bất lợi cho việc này.
Bởi vì các chất rắn lơ lửng khi phân hủy đòi hỏi một lượng oxy hòa tan đáng kể như Biogency đã phân tích ở đầu bài. Chất lơ lửng càng cao, hàm lượng oxy hòa tan trong ao sẽ càng giảm đi, gây thiếu hụt oxy cho tôm.
Nguy hiểm hơn, khi nguồn oxy giảm quá mạnh sẽ hình thành khu vực yếm khí, từ đây sinh ra khí độc H2S gây ra mùi hôi khó chịu và làm giảm chất lượng nước. Bùn đáy ao sẽ chuyển thành màu nâu đen. Các chủng vi khuẩn có hại sẽ bắt đầu có cơ hội sinh sôi, phát triển mạnh mẽ và gây bệnh cho tôm nuôi của bà con.
Tảo độc có cơ hội phát triển
Không chỉ gây tích tụ khí độc, sự xuất hiện dày đặc của các chất rắn hữu cơ lơ lửng còn tạo điều kiện lý tưởng cho các loài tảo độc phát triển. Những loại tảo lam sẽ phát triển cạnh tranh và dần thay thế cho các loại tảo có lợi như tảo silic. Từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường nước ao nuôi và ảnh hưởng tới sức khỏe tôm.
Tham khảo: Các loại tảo độc trong ao tôm
Tôm dễ mắc bệnh
Từ 3 nguy cơ kể trên, ta có thể dễ dàng hình dung được chúng sẽ kéo theo sức khỏe của tôm nuôi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu các chất rắn lơ lửng trong ao không được xử lý. Chất lượng nước kém, khí độc tích tụ và tảo độc sinh sôi sẽ khiến tôm dễ bị chán ăn, chậm lớn, dẫn tới sức đề kháng kém và dễ mắc phải các bệnh phổ biến như mòn đuôi, cụt râu, đen mang, teo mang,…
Tôm có thể mắc các bệnh đen mang, teo mang,… nếu chất thải lơ lửng quá nhiều khiến chất lượng nước giảm. Nếu lúc này bà con vẫn không có giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả, những con con tôm bị bệnh sẽ bỏ ăn hàng loạt, yếu dần rồi chết đi, dẫn tới một vụ nuôi không thành công.
Tham khảo: Các bệnh thường gặp trên tôm
Môi trường bị ô nhiễm
Cùng với một vụ mùa không như ý, chính lượng chất thải hữu cơ trong ao còn gây ảnh hưởng tới môi trường một khi nước trong ao bị rò rỉ ra bên ngoài.
Bà con cần chú ý vấn đề này bởi vì nuôi tôm không chỉ để mang tới lợi ích cho mình mà còn phải luôn chú trọng tới yếu tố môi trường, đảm bảo an toàn cho các khu vực lân cận.
Tham khảo: Ao tôm mất màu nước do bị ô nhiễm
Sử dụng phương pháp vi sinh xử lý chất lơ lửng trong ao tôm
Những chất thải rắn lơ lửng trong ao tôm mang tới nhiều mối nguy hiểm nhưng cách xử lý thực tế khá là đơn giản, bà con ai cũng có thể thực hiện được. Giải pháp xử lý chất lơ lửng trong ao tôm hiệu quả nhất chính là tiến hành thay nước kết hợp với sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ: Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C.
Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C chứa quần thể vi sinh được phân lập và nuôi cấy dạng lỏng, có khả năng hoạt động mạnh gấp 5 – 10 lần so với vi sinh thông thường, ứng dụng cực kỳ phổ biến trong công tác xử lý, làm sạch nước ao hồ nuôi trồng thủy sản.
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C chứa tới 13 chủng vi sinh vật đa dạng để tối đa hóa hiệu quả xử lý nước ao.
- Phân hủy thức ăn thừa và phân tôm.
- Làm sạch nước ao nuôi hiệu quả.
- Ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.
- Tạo ra môi trường sinh thái cân bằng cho tôm.
- Giảm hình thành các khí H2S, NH3 và một số khí độc hại khác.
Cho những bà con lần đầu dùng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C, dưới đây là cách sử dụng sản phẩm:
100ml men vi sinh + 20 đến 50 lít nước ao + 3 lít mật rỉ sạch, mang đi khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 tiếng đủ xử lý cho 1000 mét khối nước.
Hướng dẫn sử dụng:
- Gây màu nước: dùng liên tục trong 3 ngày.
- Sau khi đã thả tôm:
– Từ ngày 1 – 30: dùng 1 – 2 lần/tuần
– Từ ngày 30 – 60: sử dụng 2 đến 3 lần/tuần
– Từ ngày 60 trở lên: sử dụng 3 đến 4 lần/tuần
Bà con trước khi sử dụng hãy liên lạc với nhà cung cấp để được tư vấn kỹ lưỡng hơn, vì liều lượng sử dụng có thể được thay đổi linh hoạt theo thời điểm mùa vụ và tình trạng thực tế của ao nuôi.
Ngoài ra, trước khi tiến hành xử lý bằng men vi sinh, bà con đừng quên một số lưu ý quan trọng sau để quá trình nuôi tôm diễn ra thuận lợi, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất:
- Cải tạo kỹ ao nuôi bằng cách rải vôi, phơi đáy, tiêu diệt các loài giáp xác trước khi thả tôm.
- Gia cố bờ ao chắc chắn để ngăn xói mòn, lắp đặt hệ thống quạt nước phù hợp.
- Chọn nguồn nước cấp có độ mặn thấp, không lẫn tạp chất, không chứa tảo độc hại.
- Chọn nguồn thức ăn chất lượng, luôn căn chỉnh liều lượng thức ăn rải xuống cho tôm, không cho ăn vô tội vạ.
- Bổ sung vôi, khoáng chất, chế phẩm sinh học để giúp các loại tảo có lợi trong ao được phát triển ổn định.
- Nhớ xi phông đáy ao thường xuyên, đây là cách an toàn để loại bỏ chất thải hữu cơ trong ao tôm.
Tham khảo: Xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm
Thông qua bài viết trên, Biogency đã chia sẻ với bà con một cách vô cùng chi tiết, cặn kẽ về tình trạng các chất thải rắn xuất hiện trong ao nuôi tôm, cũng như giải pháp xử lý chất lơ lửng trong ao tôm hiệu quả. Phương pháp mà Biogency hướng đến không chỉ hiệu quả, tiết kiệm cho bà con mà còn an toàn cho môi trường. Chúc bà con thành công trong việc xử lý nước ao nuôi tôm và có một vụ mùa như ý. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm mua sản phẩm Microbe-Lift AQUA C, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0909 538 514.
Mời bạn xem thêm các bài viết:
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh