Việc xuất hiện tình trạng ao tôm nổi váng bọt không quá xa lạ. Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu cho thấy chất lượng nước ao đang có sự thay đổi bất thường. Trong bài viết này, Biogency sẽ giải đáp giúp bà con hiện tượng ao tôm nổi váng bọt là do đâu, đồng thời hướng dẫn cách xử lý hiệu quả và an toàn, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của tôm nuôi!
Các nội dung chính
Váng bọt trong ao nuôi tôm là gì?
Trong quá trình nuôi, bà con cho chạy quạt nước hoặc chạy hệ thống oxy đáy sẽ thấy có màng bọt hình thành trên bề mặt ao.
Nếu ở điều kiện bình thường, nước sạch, không nhớt, không chứa vật chất lơ lửng, lớp màng bọt này sẽ tan đi rất nhanh.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, lớp màng bọt này lại khá lâu tan, tạo nên vệt dài ở các góc ao hoặc phía sau guồng quạt. Đây chính là lớp váng bọt, có độ nhớt và có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của tôm, vì vậy bà con cần có phương án xử lý sớm. Váng bọt càng dày và lâu tan chứng tỏ chất lượng nước càng xấu đi, nếu không được xử lý đúng có thể ảnh hưởng tới kinh tế của cả vụ nuôi.
Nguyên nhân gây ra váng bọt trong ao tôm
Hiện tượng ao tôm nổi váng bọt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu:
Tảo tàn
Bà con nuôi tôm hẳn không còn xa lạ với sự có mặt của tảo trong ao. Chúng là tồn tại thiết yếu trong ao tôm. Đặc biệt như tảo lục, tảo khuê là nhóm tảo có ích, cung cấp oxy và nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm giàu dinh dưỡng cho tôm.
Bên cạnh đó, các loại tảo này cũng sẽ góp phần che bớt ánh nắng chiếu thẳng xuống ao, ổn định nhiệt độ môi trường nước. Nhóm tảo lục còn có khả năng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn Vibrio, nhờ vậy giúp tôm phát triển khỏe mạnh.
Khi tảo chết đi thì sẽ để lại những ảnh hưởng xấu, hiện tượng tảo tàn khiến cho váng bọt xuất hiện dày đặc và lâu tan mỗi khi bật quạt nước.
Đặc biệt, khi môi trường ao tích tụ nhiều chất cặn bã hữu cơ, nước bị mất cân bằng dinh dưỡng Nitơ và Phốt pho, nhóm tảo độc như tảo lam, tảo giáp sẽ phát triển mạnh, sinh ra nhiều chất độc làm tăng độ nhớt của nước, tạo váng bọt khó tan trên bề mặt.
Tham khảo: Cách khắc phục tảo tàn
Khí độc
Trong quá trình phân hủy yếm khí, lớp mùn bã hữu cơ dưới đáy ao nếu không được xử lý tốt sẽ làm sản sinh nhiều loại khí độc trong ao, cụ thể như: NH3, H2S, NO2,…
Khí độc phát sinh ra kết hợp với lượng oxy hòa tan trong nước sẽ chuyển hóa thành dạng ít độc hơn, sau đó được phóng thích nhanh chóng khỏi môi trường, gây ra hiện tượng váng bọt trên bề mặt ao. Đáy ao tích tụ càng nhiều chất thải hữu cơ, quá trình phân hủy diễn ra càng mạnh, khí độc gia tăng thì lớp váng bọt sẽ càng dày.
Độ pH và nhiệt độ càng cao, khả năng gây độc cho tôm càng gia tăng. Vì vậy nếu ao phát sinh nhiều khí độc bà con cần kiểm tra và xử lý kịp thời.
Tham khảo: Các loại khí độc ao tôm và cách khắc phục
Vi sinh vật dạng sợi
Nước ao nuôi bị thiếu Nitơ và Phốt pho sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các vi sinh vật dạng sợi phát triển (Microthrix parvicella, Nocardioforms).
Các vi sinh vật này có khả năng sản sinh ra một số hợp chất kỵ nước, chúng kết nối với bọt khí tạo thành váng bọt. Không những vậy, các vi sinh vật dạng sợi sau khi chết đi còn phóng thích các chất bề mặt sinh học khiến cho nước càng nhớt hơn, váng bọt càng được hình thành nhiều thêm.
Tham khảo: Bệnh vi khuẩn dạng sợi ở tôm và cách phòng tránh
Lạm dụng thuốc diệt khuẩn
Một nguyên nhân khác dễ khiến nước xuất hiện váng bọt là do bà con lạm dụng các loại thuốc diệt khuẩn.
Cụ thể, khi sản xuất các loại hóa chất xử lý nước, người ta sẽ đưa vào thêm các chất hoạt động bề mặt như anionic, linear alkyl benzene sulphonic axit, sodium lauryl ether sulphate, alkyl monoethanolamide,… để làm giảm tác động bề mặt giữa 2 chất lỏng, nhờ đó giúp thuốc diệt khuẩn phân tán tốt hơn trong ao nuôi, tăng hiệu quả xử lý của sản phẩm. Tuy nhiên, chính sự hiện diện của những chất hoạt động bề mặt này sẽ làm tăng độ nhớt của nước, tạo váng bọt khi chạy quạt nước hoặc sục khí trong ao.
Tham khảo: Những lưu ý khi sử dụng thuốc diệt khuẩn ao tôm
Chất rắn lơ lửng nhiều
Chất rắn lơ lửng xuất hiện nhiều trong ao là do bổ sung Carbohydrate quá mức cần thiết, sử dụng vôi kém chất lượng, không xử lý thức ăn thừa của tôm, ao nông, vét ao không kỹ,… Hoặc do những nguyên nhân tự nhiên như đất trên bờ bị rửa trôi vào mùa mưa, các hạt keo đất sét lắng tụ,…
Chất rắn lơ lửng sẽ làm cho nước bị đục, nhớt, lợn cợn dẫn đến tạo váng bọt trong ao nuôi tôm.
Tham khảo: Cách xử lý chất rắn lơ lửng trong ao tôm hiệu quả
Váng bọt ảnh hưởng như thế nào đến tôm?
Tác hại của váng bọt khá nguy hiểm nhưng nhiều bà con mới nuôi tôm chưa có kinh nghiệm còn lơ là trong xử lý.
- Váng bọt nhiều làm tôm thiếu hụt oxy hòa tan cần thiết để hô hấp.
- Tôm ăn kém, giảm hoặc bỏ ăn hàng loạt.
- Tôm chậm lớn, còi cọc, kéo theo năng suất sụt giảm.
- Tôm dễ nhiễm bệnh, sức đề kháng yếu.
- Nước đục sẽ hạn chế sự sinh trưởng của các loài tảo có lợi cho tôm.
- Tạo điều kiện thuận lợi để lây truyền nhiều loại bệnh.
Xử lý ao tôm nổi váng bọt
Để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, khi phát hiện ao có tình trạng nổi váng bọt khó tan, bà con áp dụng các phương pháp sau để xử lý nhanh chóng, kịp thời:
- Kiểm tra để duy trì các chỉ số pH (7,5 – 8,5) và độ kiềm ổn định.
- Vớt bọt ra khỏi ao nếu bọt nổi dày lúc quạt tạt vào bờ.
- Nếu trong ao có tảo tàn, tiến hành vớt hết tảo ra khỏi ao.
- Thay nước một phần.
- Nếu thấy tảo có hại phát triển dày, dùng hóa chất để cắt tảo.
- Tăng cường lượng oxy hòa tan trong ao bằng cách bật quạt nước, kết hợp oxy đáy.
- Kiểm tra lượng thức ăn của tôm, đồng thời nên giảm lượng thức ăn so với bình thường vì lúc này sức ăn của tôm giảm, thức ăn dư thừa tích tụ sẽ làm phát sinh khí độc.
Bên cạnh những biện pháp cơ học có thể áp dụng ngay và thấy hiệu quả tức thì như trên, bà con đừng quên kết hợp sử dụng men vi sinh để mang tới hiệu quả lâu dài. Biogency trân trọng giới thiệu đến bà con 3 dòng sản phẩm men vi sinh từ thương hiệu Microbe-Lift có khả năng xử lý hiện tượng ao tôm nổi váng bọt dứt điểm, đặc biệt an toàn cho người sử dụng lẫn tôm nuôi.
- Microbe-Lift AQUA C – men vi sinh làm sạch nước ao nuôi: phân hủy thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn, giúp nước không lợn cợn, không váng bọt, giữ màu nước ổn định suốt vụ.
- Microbe-Lift AQUA SA – men vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi: đẩy nhanh quá trình phân hủy lớp bùn đáy, tăng tốc độ phân hủy bề mặt lớp váng cứng và những chất hữu cơ khó phân hủy, giảm khí độc phát sinh từ bùn đáy.
- Microbe-Lift AQUA N1 – men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi: giúp giảm nồng độ khí độc NH3, NO2, H2S, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa khí độc trong ao, giúp tôm không bị sốc khí độc mà chết.
Các sản phẩm đều ở dạng lỏng, kích hoạt rất nhanh và dễ dàng, giúp tăng hiệu quả sử dụng và giảm chi phí cho nhà nông.Khi thấy hiện tượng ao tôm nổi váng bọt, nhiều bà con cho rằng chỉ cần vớt bớt bọt là đã xử lý xong. Tuy nhiên, nếu không được xử lý triệt để, hiện tượng váng bọt xuất hiện nhiều và kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của tôm. Với những chia sẻ trên đây của Biogency, hy vọng bà con đã biết cách quản lý môi trường nước ao hiệu quả. Để được tư vấn sử dụng các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift, vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514, Biogency luôn sẵn lòng hỗ trợ bà con!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh