thumbbenh trang duoi

Bệnh trắng đuôi, cơ trắng trên tôm thẻ chân trắng và cách phòng ngừa

Bệnh trắng đuôi, cơ trắng trên tôm thẻ chân trắng còn được biết đến với tên gọi bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng. Tuy căn bệnh này không gây chết hàng loạt nhưng cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất của vụ nuôi. Vì thế bà con cần có giải pháp nhận biết để giải quyết nhanh chóng vấn đề này.

Tác nhân và cách thức gây bệnh trắng đuôi, cơ trắng trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh hư hại cơ này xảy ra chủ yếu trên tôm thẻ và tôm càng xanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của nhiều hộ nuôi tôm xuất khẩu. Tác nhân chính gây ra bệnh này chính là các virus thuộc họ Nodaviridae. Vật chủ của họ virus này bao gồm động vật có xương sống và động vật không xương sống. Trong họ này có đến 9 loại virus và được chia thành 2 chi chính là Alphanodavirus (tìm thấy trong côn trùng) và Betanodavirus (được tìm thấy trong cá).

Chi Alphanodavirus gồm các loại:

  • Alphanodavirus
  • Black beetle virus
  • Boolarra virus
  • Flock House virus
  • Nodamura virus
  • Pariacoto virus

Chi Betanodavirus gồm các loại:

  • Barfin flounder nervous necrosis virus
  • Red Spotted grouper nervous necrosis virus
  • Striped jack nervous necrosis virus
  • Tiger puffer nervous necrosis virus
1benh trang duoi
Hình ảnh trực quan về virus Nodamura

Virus chính gây bệnh cho tôm là Nodamura virus (NoV) thuộc chi Alphanodavirus. Các loại virus thuộc loại NoV này gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh nên có tên Penaeus vannamei Nodavirus (PvNV) và Macrobrachium rosenbergii Nodavirus (MrNV). Trong chi Alphanodavirus thì Nodamura virus cũng là loại duy nhất có thể lây nhiễm cho cá, động vật giáp xác, động vật có vú, côn trùng. So với các loại NoV khác thì virus MrNV có cấu trúc khác biệt.

2benh trang duoi
Hình ảnh virus MrNV dưới kính hiển vi điện tử

Loại virus Nodamura này chứa cả RNA1 và RNA2, còn RNA3 không có sẵn trong virus và được phiên mã sau khi virus vào vật chủ. Để lây nhiễm thành công vào vật chủ thì cần có mặt RNA1 và RNA2.

Trên vỏ bọc của virus Nodamura có chứa bộ gene RNA được tạo thành từ RNA1 và RNA2. RNA 1 chịu trách nhiệm mã hóa protein A, RNA2 mã hóa vỏ bọc protein của virus. Protein A từ RNA1 chịu trách nhiệm tổng hợp ra RNA3. Khi đã có RNA3 thì RNA3 lại chịu trách nhiệm dịch mã các protein B2-137, B2-134 và B1. 

Các nghiên cứu cho thấy rằng Protein B2 có thể ức chế phản ứng kháng virus trong các tế bào vật chủ bị nhiễm Nodamura.

Cấu tạo như trên giúp virus lây nhiễm thành công mà cơ thể của vật chủ không thể kháng cự.

Các dấu hiệu của bệnh trắng đuôi, cơ trắng trên tôm thẻ chân trắng

Virus Nodamura xuất hiện trên tôm càng xanh lần đầu vào năm 1997 tại Guadeloupe tại Pháp. Sau đó chúng được phát hiện thêm tại Trung Quốc, Ấn Độ , Thái Lan. Tôm bị nhiễm virus ở giai đoạn ấu trùng có tỉ lệ chết 100%. 

Bệnh trắng đuôi, cơ trắng trên tôm thẻ chân trắng có nguy cơ lây nhiễm ở các giai đoạn nuôi tôm khác nhau từ ấu trùng, hậu ấu trùng, giai đoạn trưởng thành sớm,…

Dấu hiệu ban đầu xuất hiện ở vùng bụng. Bụng tôm sẽ có các dải trắng mờ trong suốt và dần biến thành trắng sữa. sau đó tôm bị đuôi trắng xuất hiện. Theo đó số lượng tôm bị bệnh sẽ tăng lên trong vòng vài ngày. Đến ngày thứ 7 tỉ lệ tôm chết có thể đạt 100%. Bệnh dễ dàng nhân rộng trên quy mô nhiều ao tôm.

3benh trang duoi
Chứng bệnh trắng đuôi, cơ trắng trên tôm thẻ chân trắng có nhiều đặc điểm tương tự với bệnh hoại tử cơ (do Infectious Myonecrosis Virus – IMNV gây ra)

Hiện các nhà khoa học chưa thực sự biết được nguyên nhân chính xác dẫn đến việc tôm nhiễm virus này. Hầu hết đều căn cứ vào điều kiện sống của tôm, cụ thể là chất lượng nước ao nuôi, điều kiện môi trường, sự biến đổi trong quá trình nuôi tôm (như chuyển hồ, thêm tảo, điều chỉnh thức ăn,…). 

Tất cả những yếu tố bất lợi trong môi trường sống khiến tôm bị giảm đề kháng, từ đó dễ dẫn tới việc nhiễm NoV. Điều bà con có thể làm chính là phòng bệnh và phát hiện bệnh kịp thời để có cách xử lý ít ảnh hưởng đến kinh tế nhất!

Những phương pháp phòng ngừa bệnh trắng đuôi, cơ trắng trên tôm thẻ chân trắng hữu hiệu

Cách đơn giản nhất để phòng ngừa bệnh chính là chúng ta các xác định chính xác các yếu tố gây giảm đề kháng cho tôm để đảm bảo môi trường và điều kiện sống của tôm luôn tốt và giữ ở mức ổn định. Sau đây là những yếu tố môi trường sống (chất lượng nước ao tôm) và điều kiện sống trực tiếp ảnh hưởng đến đề kháng của tôm.

Ổn định và kiểm soát tốt môi trường sống của tôm

Việc kiểm soát tốt chất lượng môi trường sống của tôm cũng đồng nghĩa với việc kiểm soát chất lượng nước ao nuôi. Bà con cần tập trung vào các chỉ số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng tăng trưởng của tôm như sau:

Nhiệt độ ao nuôi tôm

Nhiệt độ ao nuôi tôm thẻ chân trắng cần được giữ ổn định trong khoảng từ 23-30 độ C. Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến khả năng miễn dịch của tôm trước mầm bệnh. Khi nhiệt độ giảm 1 độ C thì khả năng trao đổi chất của tôm sẽ giảm 10%. Vì thế mới có hiện tượng ở miền Nam nuôi tôm quanh năm còn miền Bắc chỉ tập trung vào mùa nóng.

Xem: Cách quản lý nhiệt độ ao nuôi tôm

Độ mặn ao nuôi

Độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng là từ 5 đến 15 phần nghìn. Đây là yếu tố cực quan trọng quyết định đến sự sống còn cũng như xây dựng hệ miễn dịch cho tôm từ sớm. Tôm sẽ tăng trưởng nhanh hơn nếu được nuôi trong độ mặn thích hợp.

Tham khảo: Các phương pháp kiểm soát độ mặn ao nuôi tôm

Ao nuôi được vệ sinh định kỳ

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng vì việc nước ao nuôi bị ô nhiễm là tiền đề cho nhiều bệnh dịch trên tôm xảy ra. Việc xử lý nước ao nuôi định kỳ cần được thực hiện trên cả 3 phương diện: làm sạch bùn đáy ao, xử lý nước ao, khử khí độc trong ao. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm vi sinh an toàn với mức chi phí phù hợp cho bà con chọn lựa. Đặc biệt sản phẩm của thương hiệu Microbe-Lift hiện đang được thị trường ưa chuộng.

Với nhu cầu xử lý bùn đáy ao để giữ vệ sinh đồng thời phòng ngừa khí độc, bà con có thể sử dụng vi sinh xử lý bùn đáy MICROBE-LIFT AQUA SA chứa các chủng sinh vật hoạt tính mạnh, giúp phân hủy lớp bùn lắng ở đáy nhanh chóng.

Sản phẩm này có thể sử dụng đồng thời hoặc kết hợp với sản phẩm vi sinh làm sạch nước ao MICROBE-LIFT AQUA C làm sạch nước ao. Nhờ có 13 chủng sinh vật đa dạng, sản phẩm giúp xử lý các hữu cơ từ thức ăn thừa và hoạt động bài tiết của tôm, từ đó hạn chế việc sản sinh lớp bùn đáy ao.

Bổ sung vi chất và men vi sinh thường xuyên trong thức ăn cho tôm

Thức ăn là yếu tố lớn nhất quyết định đến mức hiệu quả trong sự tăng trưởng của tôm. Khi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn được đảm bảo, tôm duy trì được sức đề kháng tốt sẽ tránh được nhiều bệnh dịch. Để tôm có 1 chu kỳ sinh trưởng thuận lợi và tối ưu hiệu suất, bà con nên đồng thời thực hiện bổ sung dinh dưỡng trên 3 phương diện sau:

  • Thường xuyên bổ sung vitamin C vào thức ăn giúp tôm tăng sức đề kháng và khả năng thích nghi với những sự biến đổi của môi trường.
  • Bổ sung khoáng tạt cho tôm hữu ích trong việc phòng và trị các bệnh đục cơ, ốp vỏ, cong thân đồng thời khắc phục tình trạng lột vỏ dính
  • Bổ sung men vi sinh đường ruột cho tôm MICROBE-LIFT DFM hỗ trợ đường ruột. Men vi sinh chứa 5 tỷ lợi khuẩn trong 1 gram sản phẩm giúp ngừa bệnh đường ruột và bệnh phân trắng cho tôm. Giữ một đường ruột khỏe mạnh giúp tôm có một sức đề kháng và khả năng tăng trưởng mỹ mãn.

4benh trang duoi

Trong bài viết trên bà con cũng đã nhận diện được các dấu hiệu về bệnh trắng đuôi, cơ trắng trên tôm thẻ chân trắng. Cùng theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường trên tôm để kịp thời xử lý. Cần thêm sự trợ giúp về các giải pháp nuôi tôm hiệu quả vui lòng liên hệ với Biogency để được tư vấn hoặc mua sản phẩm trực tiếp qua hotline 0909 538 514!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký