EMS là một loại dịch bệnh nguy hiểm trên tôm và hiện chưa có thuốc đặc trị. Do đó, hiểu về các nguyên nhân có thể sinh ra bệnh và phòng ngừa EMS trên tôm ngay từ đầu vụ nuôi là cách hiệu quả giúp bà con giảm thiểu việc tôm nhiễm dịch bệnh làm thất thoát mùa vụ.
Các nội dung chính
EMS trên tôm là bệnh gì?
EMS là hội chứng chết sớm trên tôm (Early Mortality Syndrome) được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào những năm 2009. Đây là một trong những loại bệnh nguy hiểm nhất và có khả năng lan rộng nhanh trên toàn bộ ao nuôi và khiến tôm chết hàng loạt chỉ trong thời gian ngắn.
Khi tôm nhiễm bệnh EMS có thể phát hiện bằng các dấu hiệu rõ ràng như: Gan tụy nhợt nhạt và bị teo lại (kích thước gan có thể bị giảm hơn 50% so với bình thường), vỏ tôm mềm, ruột rỗng hoặc đứt đoạn, dạ dày tôm không có thức ăn, tôm bơi lờ đờ, rớt đáy nhiều.
Tại khu vực châu Á, bệnh EMS đã gây ra tổn thất nghiêm trọng cho ngành nuôi tôm. Trong đó, Thái Lan là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch bệnh này, cụ thể là từ vị trí là nước xuất khẩu tôm lớn thứ 2 trên thế giới đã rơi xuống vị trí thứ 6. Theo thống kê , trong nhiều năm liền (từ 2009 – 2014) tổng sản lượng tôm xuất khẩu đã giảm 54% và số lượng trang trại nuôi giảm 16%, gây tổn thất tài chính hơn 11 tỷ USD và hơn 10.000 lao động bị mất việc làm.
Ở Việt Nam, bệnh EMS trên tôm xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2011, và gây ra những tổn thất nghiêm trọng. Tính đến nay, bệnh EMS đã gây thiệt hại gần 3 tỷ USD.
Với tính chất nghiêm trọng của bệnh EMS trên tôm, việc tìm ra nguyên nhân và cách phòng trị dịch bệnh này luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho tôm nhiễm bệnh EMS, do đó cách bà con nuôi tôm cần làm là chủ động tìm hiểu các nguyên nhân có thể sinh ra bệnh và phòng ngừa ngay từ đầu vụ nuôi để giảm thiểu việc tôm nhiễm dịch bệnh làm thất thoát mùa vụ.
Nguyên nhân tôm bị EMS
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến tôm bị nhiễm hội chứng EMS, trong đó phải kể đến hai tác nhân lớn là:
Do vi khuẩn, virus mang bệnh xâm nhập vào tôm
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra được nguyên nhân chính gây ra hội chứng EMS trên tôm là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Vibrio parahaemolyticus chứa 2 gen độc hại là Pir A và Pir B – là nguyên nhân gây bong tróc các tế bào biểu mô gan tụy, sau đó là xuất hiện các đốm đen do lắng đọng Melanin từ hoạt động của tế bào máu và gây chết tôm.
Tham khảo: Phòng ngừa vi khuẩn Vibrio trên tôm
Vi khuẩn V.parahaemolyticus được tìm thấy trong tự nhiên ở các vùng nước ven biển, cửa sông. Do đó, nếu bà con sử dụng nước nuôi có nhiễm V.parahaemolyticus mà không được xử lý kỹ, khả năng tôm trong ao bị vi khuẩn này xâm nhập là rất cao.
Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn khác cũng được phát hiện là chứa các gen độc và có thể gây ra hội chứng chết sớm trên tôm – EMS là: V.campbellii, V.harveyi, V.owensii và V.punensis.
Các chủng vi khuẩn gây hội chứng EMS trên tôm mà đặc biệt là V.parahaemolyticus có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh. Đây cũng là lý do mà việc nghiên cứu thuốc đặc trị cho loại bệnh này gặp không ít khó khăn. Điều đó cũng đồng nghĩa nếu bà con nuôi tôm sử dụng kháng sinh nhiều sẽ dẫn đến tôm sẽ ngày càng kháng thuốc và hiệu quả điều trị bệnh sẽ giảm đáng kể. Do đó bà con cần quản lý chặt chẽ việc dùng kháng sinh và có những giải pháp thay thế kháng sinh để nuôi tôm an toàn hơn.
Do nhiễm bệnh từ trại tôm giống
Trại giống được xem là một trong những nguyên nhân lây lan chính hội chứng EMS trên tôm. Cụ thể hơn là khi tôm giống nhiễm bệnh được nhập khẩu từ các nước có dịch bệnh EMS sẽ là nguồn lây bệnh chính vào nước ta. Khi tôm giống nhiễm bệnh và được thả nuôi, dịch có thể bùng phát chỉ sau 14 ngày.
Do chất lượng nước xấu
Đây là nguyên nhân chính khiến dịch bệnh EMS trên tôm bùng phát nhanh và mạnh hơn. Điển hình là:
- Mầm bệnh lây lan vào môi trường nước do ao nuôi, các thiết bị ở vụ nuôi trước không được vệ sinh kỹ.
- Nước ao nuôi có độ dinh dưỡng cao do bổ sung mật rỉ đường, thức ăn.
- Nước có nhiệt độ cao, độ mặn > 5 ppt và pH > 7.
- Khả năng lưu thông nước trong ao kém, sinh vật phù du nghèo nàn.
- Đáy ao tích tụ các chất cặn hữu cơ chẳng hạn như thức ăn thừa hay xác tôm…
- Môi trường bị biến động mạnh, sốc thời tiết.
Cách phòng ngừa EMS trên tôm
Phòng ngừa dịch bệnh EMS xuất hiện trên tôm là cách tốt nhất hiện nay để nuôi tôm khỏe và về size lớn thành công. Dưới đây là một số biện pháp mà bà con có thể áp dụng:
Lựa chọn con giống sạch bệnh và thả nuôi với mật độ hợp lý
Con giống sạch bệnh là yếu tố tiên quyết để phòng ngừa EMS trên tôm và nuôi tôm khỏe. Do đó, khi lựa chọn con giống, bà con cần chọn những con giống ở các đơn vị có uy tín và được xét nghiệm PCR âm tính với các mầm bệnh.
Ngoài ra, thả tôm nuôi với mật độ hợp lý cũng là một cách hiệu quả giúp bà con quản lý tôm và môi trường nuôi tốt hơn, từ đó giúp phòng ngừa EMS trên tôm. Mật độ thả nuôi khuyến cáo với tôm thẻ chân trắng là:
- 10 – 15 con/m²: Đối với ao sâu < 1m và mô hình nuôi là bán thâm canh.
- 45 – 60 con/m²: Đối với ao sâu > 1,2m và mô hình nuôi là thâm canh.
- 200 – 250 con/m²: Đối với ao sâu > 1,4m và mô hình nuôi là siêu thâm canh và mật độ nuôi cao.
Tham khảo: Cách chọn tôm giống
Bảo vệ gan, tụy tôm
Gan tôm là bộ phận quan trọng có chức năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể tôm. Nếu gan tụy khỏe, chúng có thể vô hiệu hóa và đẩy vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus ra khỏi cơ thể. Do đó, bảo vệ gan tụy là cách hiệu quả giúp bà con phòng ngừa sự xuất hiện của dịch bệnh EMS trên tôm. Một biện pháp giúp bà con bảo vệ gan tụy tôm là thường xuyên giải độc gan cho tôm. Bà con có thể dùng các sản phẩm có chứa Silymarin, Sorbitol, Inositol, Choline , Methionine… để tăng cường chức năng gan cho tôm và hỗ trợ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Tham khảo: Cách quan sát màu gan tôm đẹp
Kiểm soát chất lượng nước
“Nuôi tôm là nuôi nước” – do đó nếu nước sạch tôm sẽ khỏe và giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, trong đó có bệnh EMS. Các biện pháp để bà con có thể kiểm soát chất lượng nước tối ưu là:
- Kiểm soát nước ngay từ ao lắng, đảm bảo nước đạt chất lượng trước khi đưa vào ao nuôi.
- Kiểm soát chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi. Cụ thể là đo các chỉ số như pH, nồng độ oxy hòa tan, độ mặn, khí độc, độ kiềm, độ mặn, độ trong, độ cứng, nhiệt độ… và điều chỉnh kịp thời khi xảy ra bất thường.
- Xi phông đáy ao thường xuyên để loại bỏ cặn hữu cơ, thức ăn thừa và vỏ tôm sau quá trình lột xác.
- Bổ sung men vi sinh để làm sạch nước, phòng ngừa khí độc và làm sạch đáy ao nuôi tôm trong suốt quá trình nuôi. Tham khảo:
- Men vi sinh làm sạch nước Microbe-Lift AQUA C: Chuyên làm sạch nước, xử lý thức ăn thừa, phân tôm.
- Men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1: Chuyên xử lý khí độc NH3, NO2.
- Men vi sinh xử lý đáy ao Microbe-Lift AQUA SA: Chuyên xử lý đáy và nhớt bạt.
Ngoài những biện pháp kể trên, để phòng ngừa EMS trên tôm, bà con cũng cần:
- Vệ sinh kỹ, phơi khô ao, các dụng cụ trong quá trình nuôi và điều hòa nước từ 10 -1 5 ngày trước khi bắt đầu thả vụ mới.
- Điều chỉnh chế độ và hàm lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hợp lý, tránh dư thừa.
- Theo dõi tôm nuôi hằng ngày, khi có dấu hiệu bất thường cần can thiệp ngay.
- ..v..v..
Trên đây chúng tôi đã giúp bà con nhận biết các nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa EMS trên tôm. Hy vọng sẽ giúp ích cho bà con trong quá trình nuôi tôm của mình. Mọi thắc mắc cần giải đáp về nuôi tôm, bà con hãy liên hệ ngay cho Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh