Đất nhiễm phèn là loại đất bị chua và ô nhiễm do chứa nhiều gốc Sunphat và có độ pH rất thấp. Loại đất này rất khó canh tác nên sẽ gây hại cho cây trồng và nhất là trong việc nuôi thủy hải sản, trong đó có tôm. Vậy có biện pháp nào để cải tạo loại đất nhiễm phèn hay không? Cùng Biogency tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Các nội dung chính
Nguyên nhân làm đất bị nhiễm phèn
Đất nhiễm phèn không chỉ gây khó khăn cho việc canh tác mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người. Một số nguyên nhân dẫn đến đất bị phèn như:
- Đất nằm ở những vùng như: Đầm lầy, rừng ngập mặn hay cửa sông có địa hình trũng.
- Đất nhiễm phèn hình thành do quá trình bồi tụ phù sa kết hợp với các tác nhân gây phèn như xác sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh.
- Mực nước biển dâng cao và làm ngập đất, dẫn đến muối Sunfat có trong nước biển trộn lẫn với đất chứa Oxit Sắt gây ra nhiễm phèn.
- Trong quá trình canh tác, người dân dùng các sản phẩm phân bón có chứa nhiều lưu huỳnh, dẫn đến đất bị phơi nhiễm và Oxy hóa và nhiễm phèn.
- Khi mưa kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng rửa trôi phèn trên bờ ao xuống cũng là một trong những nguyên nhân khiến ao tôm bị phèn.
Biện pháp cải tạo đất nhiễm phèn trong nuôi tôm
Đất nhiễm phèn sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường nước cũng như đến việc nuôi tôm trong ao. Theo đó, đất phèn thường đi đôi với độ pH thấp, lượng Canxi, Magie cũng rất ít làm mất cân bằng trong môi trường nước. Nếu nuôi trong môi trường đất phèn sẽ dẫn đến tôm khó lột vỏ, bị “bệnh vểnh mang” và tỉ lệ sống của tôm sẽ không cao.
Hiện có nhiều cách cải tạo đất nhiễm phèn khác nhau trong nuôi tôm. Dưới đây là một số gợi ý bà con có thể tham khảo:
- Khi nuôi tôm, nên khảo sát và chọn địa điểm xây dựng ao nuôi ở những vùng đất ít bị nhiễm phèn. Đồng thời, trước khi cấp nước thả tôm thì bà con nên lót bạt đáy ao để tránh hiện tượng rò rỉ phèn cũng như bón lót vôi đáy ao và tiến hành thay nước cho sạch.
- Đối với những ao nuôi tôm đã bị đất nhiễm phèn thì bà con cần lưu ý trong quá trình cải tạo, không nên phơi ao quá lâu vì sẽ tạo ra các vết nứt lớn gây hiện tượng xì phèn.
- Thực hiện bón vôi vào đáy ao nuôi tôm để tăng pH và giảm phèn. Ngoài ra, người nuôi tôm có thể kết hợp thêm chất EDTA, HP 10 để hạ phèn trong ao tôm.
Lưu ý: Khi trời mưa, nước mưa sẽ chứa một lượng acid nhất định và lượng phèn xì trên bờ có thể theo nước mưa xuống ao, làm giảm pH đột ngột. Vì vậy, trước khi mưa bà con nên rải vôi nông nghiệp quanh bờ ao nuôi tôm và thực hiện kiểm tra lại yếu tố môi trường. Đồng thời, người nuôi tôm cần thực hiện xử lý kịp thời nếu thấy có sự thay đổi nhiều về độ pH.
Làm thế nào để phòng ngừa hiện tượng xì phèn xảy ra trong suốt quá trình nuôi tôm?
Để phòng ngừa hiện tượng xì phèn xảy ra trong suốt quá trình nuôi tôm thì khâu cải tạo đất trong ao rất quan trọng. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình nuôi bà con cần lưu ý một số điều sau:
- Trong quá trình nuôi tôm ở vùng đất nhiễm phèn thì khi trời sắp mưa bà con nên giảm lượng thức ăn cho tôm hoặc ngừng hẳn việc cho tôm ăn và chờ đến khi ngớt mưa.
- Bà con nên trộn men vi sinh, khoáng chất và các loại vitamin cho tôm ăn mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cũng như tăng sức đề kháng cho tôm. Việc trộm men vi sinh vào thức ăn sẽ giúp tôm tăng trưởng tốt và tránh được tình trạng bị mềm vỏ.
- Bà con nên thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh đáy ao để giảm thải lượng hợp chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn dưới đáy ao. Điều này nhằm giảm tình trạng đất nhiễm phèn trong quá trình nuôi tôm.
Khi ao tôm xuất hiện phèn trong quá trình nuôi cần làm gì?
Với những tác động tiêu cực mà đất nhiễm phèn gây ra, việc xử lý phèn trong ao nuôi tôm là cần thiết để bà con nuôi tôm khỏe và về size lớn tốt hơn. Dưới đây là cách xử lý hiệu quả khi ao tôm xuất hiện phèn trong quá trình nuôi.
Bước 1: Kiểm tra phèn trong ao nuôi bằng test kit SERA Fe
Trước khi bước vào xử lý phèn trong ao nuôi tôm, bà con cần kiểm tra hàm lượng phèn trong ao là bao nhiêu để đưa ra hướng xử lý phù hợp. Cách kiểm tra như sau:
- Bà con có thể tìm mua test kit SERA ở các cửa hàng uy tín. Trong một bộ test gồm có: 1 bảng hướng dẫn sử dụng, 1 bảng so màu, 1 lọ thuốc thử số 1 (dạng bột) kèm muỗng lường nhỏ, 1 lọ thuốc thử số 2 và kèm theo 1 lọ thủy tinh để lấy mẫu nước dưới ao.
- Chuẩn bị 1 lọ nước sạch và 1 mẫu nước cần test. Lấy 5ml nước ao cần thử cho vào ống nghiệm. Sau đó lấy 2 muỗng lường ở lọ số 1 cho vào ống nghiệm và lắc đều.
- Nhỏ 5 giọt thuốc thử ở lọ thứ 2 vào ống nghiệm, để trong vòng 10 phút và lấy ra so màu với bảng chỉ thị màu.
- Để độ chính xác được cao, bà con nên để ống nghiệm từ trên xuống dưới, rồi bắt đầu so màu. Nếu màu càng tím đậm vượt qua ngưỡng của bảng chỉ thị màu thì lúc này nồng độ sắt trong ao càng cao.
Bước 2: Xử lý khi ao tôm xuất hiện phèn
Nếu như lượng phèn trong ao nuôi tôm cao, bà con có thể sử dụng vi sinh để xử lý phèn trong ao nuôi tôm. Vi sinh có thể Oxy hóa được cả phèn sắt và nhôm. Ngoài ra, vi sinh có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa phèn nhanh chóng thành các hợp chất tan được trong nước.
Về vi sinh, bà con có thể tham khảo sản phẩm Microbe-Lift AQUA C và Microbe-Lift AQUA SA để sử dụng trong suốt quá trình nuôi, trong đó:
- Microbe-Lift AQUA C có chứa chủng Geobacter lovleyi, Desulfovibrio vulgaris có khả năng khử phèn và loại bỏ kim loại nặng giúp giảm phèn trong nước ao nuôi. Ngoài ra dòng men vi sinh này còn có tác dụng xử lý và làm sạch nước ao nuôi, phân hủy thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn. Hạn chế sự phát triển của tảo độc như tảo lam, tảo giáp, tảo mắt.
- Microbe Lift AQUA SA chuyên xử lý bùn đáy, giúp bạt không bị đóng nhớt, xi phông không có mùi hôi và không bị đen nhờ khả năng phân hủy chất hữu cơ, giảm lượng chất ô nhiễm và hạn chế sinh ra khí độc ở đáy ao.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bà con cải tạo, phòng ngừa hiệu quả tình trạng đất nhiễm phèn trong quá trình nuôi tôm. Đừng quên liên hệ ngay với Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn thật kỹ về những sản phẩm chuyên dùng để cải tạo đất bị nhiễm phèn trong nuôi tôm nhé!
>>> Xem thêm: Phương pháp xử lý ao tôm nhiễm phèn
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh