Việc xử lý chất thải trong chăn nuôi là một vấn đề quan trọng và cần được xử lý triệt để nhằm không gây hại đến môi trường, con người và động vật. Với sự phát triển của công nghệ sinh học hiện nay, bạn có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để xử lý vấn đề này. Ở nội dung sau, bạn hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu về các biện pháp hiệu quả nhất nhé!
Các nội dung chính
Chất thải trong chăn nuôi gồm những gì?
Chất thải là thành phần không thể thiếu của quá trình chăn nuôi động vật và gây ra nhiều tác động đến môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của con người. Theo đó, các loại chất thải chính trong chăn nuôi bao gồm:
- Khí thải: Các khí như amoniac (NH3), metan (CH4) và hydrogen sulfide (H2S) thường tồn tại trong không khí gần các khu vực chăn nuôi và có thể gây mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, khí thải từ chăn nuôi cũng có thể chứa các hợp chất gây ô nhiễm khác như các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs) và hợp chất nitơ (NOx), có thể góp phần vào sự ô nhiễm không khí.
- Chất thải rắn: Chất thải rắn trong chăn nuôi bao gồm phân, chất độn chuồng và thức ăn thừa. Phân từ động vật nuôi chứa nhiều chất dinh dưỡng như nitơ và phosphorus, nhưng cũng có thể chứa các chất độc hại các hợp chất hóa học hoặc kim loại nặng. Sự tích tụ của các kim loại nặng này trong đất có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người.
- Nước thải: Nước thải trong chăn nuôi chủ yếu đến từ nước vệ sinh chuồng và nước thải từ động vật. Nước vệ sinh chuồng chứa các chất ô nhiễm như vi khuẩn, vi sinh vật và chất hữu cơ từ phân cũng như chất độn chuồng. Ngoài ra, nước thải từ động vật bao gồm nước uống, nước rửa nơi ăn uống và nước tiểu của động vật.
Biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi triệt để
Chất thải trong chăn nuôi là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, người chăn nuôi cần có những biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi một cách hiệu quả để ngăn chặn sự lan truyền của các chất độc hại. Dưới đây là một số biện pháp thường có tính hiệu quả cao:
Biện pháp xử lý khí thải
Khí thải là một trong những vấn đề quan trọng cần được xử lý triệt để trong quá trình chăn nuôi để không làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe con người. Bạn có thể áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi sau:
- Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AF để khử mùi hôi chuồng trại:
Men vi sinh Microbe-Lift AF chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng tốc quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong phân. Từ đó làm giảm mức độ sinh ra các thành phần gây mùi như NH3, H2S, Mercaptan. Khi được sử dụng, men vi sinh Microbe-Lift AF có thể khử mùi hôi chuồng trại và nhà chứa phân một cách hiệu quả.
Để sử dụng men vi sinh này, bạn cần pha loãng men với nước theo tỉ lệ 1:300 – 1:500. Sau đó, bạn sẽ tiến hành phun dung dịch pha loãng này lên bề mặt với liều lượng 0.5 lít cho mỗi mét vuông diện tích. Để đạt được hiệu quả tối đa, bạn nên lặp lại quá trình phun sau mỗi 2-4 tiếng.
- Sử dụng dung dịch Accepta 2708 để trung hòa mùi trong không khí:
Dung dịch Accepta 2708 chứa các thành phần sinh học phản ứng và loại bỏ các phân tử mùi một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, dung dịch này còn có khả năng nhanh chóng làm trung hòa các mùi hôi, đồng thời hấp thụ khí thải. Để sử dụng dung dịch này, bạn tiến hành pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:500 và 5-7m sử dụng béc phun sương để phun dung dịch này vào không gian quạt hút.
Biện pháp xử lý chất thải rắn
Để xử lý chất thải trong chăn nuôi dưới dạng rắn, người ta thường sử dụng men vi sinh Microbe-Lift BPCC để ủ phân chất thải. Men vi sinh này chứa các chủng vi sinh chuyên biệt, được sử dụng như chất xúc tác để thúc đẩy quá trình ủ phân diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, Microbe-Lift BPCC còn đảm bảo chất lượng phân sau quá trình xử lý.
Để dùng men vi sinh Microbe-Lift BPCC, bạn nên sử dụng tỉ lệ 01 lít vi sinh để ủ với 10-15 tấn phân thải. Sử dụng chính xác và hiệu quả men vi sinh này có thể làm giảm khối lượng phân thải. Đồng thời, bạn cũng có thể tận dụng lại được nguồn phân bón hữu ích cho cây trồng và tiết kiệm chi phí xử lý chất thải.
Biện pháp xử lý nước thải
Đối với mỗi loại chất thải lỏng, bạn cần áp dụng các biện pháp khác nhau để mang lại hiệu quả tối đa. Theo đó, sử dụng các loại men vi sinh chuyên biệt là cách thường xuyên được các chủ chăn nuôi áp dụng:
- Xử lý bùn đáy và tăng khí hầm Biogas: Bạn có thể sử dụng vi sinh Microbe-Lift BIOGAS và Microbe-Lift SA. Microbe-Lift BIOGAS được thiết kế để tăng sinh khí Biogas và giảm khí H2S trong hầm Biogas. Biện pháp này giúp thúc đẩy quá trình hình thành khí sinh học và giảm lớp bùn đáy và lớp váng bề mặt nhanh gấp 30 – 50%. Trong khi đó, Microbe-Lift SA giúp tăng tốc quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ khó phân hủy, làm giảm rõ rệt lớp bùn đáy và lớp váng bề mặt.
- Xử lý BOD, COD, TSS: Microbe-Lift IND cho thấy hiệu quả vượt trội trong việc xử lý BOD, COD và TSS. Nó làm tăng hàm lượng MLSS (tổng lượng rắn trong hệ thống) và hiệu suất xử lý sinh học lên tới 85%. Men vi sinh này sẽ thích hợp cho việc sử dụng tại bể hiếu khí Aerotank.
- Xử lý Nitơ tổng: Để xử lý vấn đề này, bạn cũng có thể sử dụng vi sinh Microbe-Lift N1 và IND. Microbe-Lift N1 được sử dụng để xử lý Nitơ Ammonia, tăng cường phản ứng Nitrate hóa. Trong khi đó Microbe-Lift IND giúp chuyển hóa Nitrate thành Nitơ tự do (N2) bay lên nhanh hơn gấp 17 lần so với các vi khuẩn bản địa. Ngoài ra, 2 loại men vi sinh này thường sử dụng tại bể hiếu khí Aerotank và bể thiếu khí Anoxic.
Bằng cách áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi một cách hiệu quả, bạn có thể loại bỏ các chất độc hại và vi sinh vật gây bệnh khỏi môi trường chăn nuôi. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm kinh doanh các loại men vi sinh chất lượng để xử lý triệt để vấn đề này, liên hệ ngay BIOGENCY theo HOTLINE 0909 538 514 để nhanh chóng được giải đáp nhé!
>>> Xem thêm: Nguồn gốc và thành phần nước thải chăn nuôi heo – Đâu là phương án xử lý tối ưu?
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh