Xử lý mầm bệnh EHP để chuẩn bị cho vụ tôm mới

Xử lý mầm bệnh EHP để chuẩn bị cho vụ tôm mới

Trước vụ tôm mới, bà con cần đặc biệt xử lý mầm bệnh EHP hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng. Bệnh này đang có xu hướng gia tăng, hiện chưa có thuốc đặc trị, chủ động phòng ngừa là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu rủi ro cho vụ nuôi.

Mầm bệnh EHP xuất phát từ đâu?

Ký sinh trùng EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei) bắt đầu nhiễm ở tôm sú tại Thái Lan vào cuối thập niên 1980, mãi đến 2004 thì Thái Lan mới công bố chính xác bệnh EHP, xuất hiện trên cả tôm thẻ chân trắng.

Đến năm 2011, Thái Lan đối mặt với dịch bệnh trên diện rộng, ngay sau đó, EHP lan rộng toàn cầu với tốc độ khó nắm bắt và không thể nhận dạng do hạn chế trong việc chẩn đoán. Năm 2015, các ao tôm ở Việt Nam phát hiện mầm bệnh EHP, đến nay bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Xem thêm: Các nghiên cứu về dịch bệnh EHP trên tôm>>>

Bào tử EHP của tôm nhiễm bệnh dưới kính hiển vi
Bào tử EHP của tôm nhiễm bệnh dưới kính hiển vi

Các chuyên gia xác nhận, có 2 nguồn nhiễm bệnh vi bào tử trùng (EHP) trên tôm gồm:

Từ tôm giống

Tôm bố mẹ ở trại giống nhiễm EHP (vi bào tử trùng có thể tồn tại trong trứng tôm mẹ, làm cho tôm giống nhiễm bệnh, hoặc tôm giống nhiễm EHP từ thức ăn không đảm bảo, mầm bệnh EHP trong ao nuôi như giun đất, cua, phân cua hoặc EHP ký sinh trên vỏ tôm,…). Ngoài ra, nguồn lây nhiễm khác từ giun nhiều tơ, nhuyễn thể có vỏ và artemia – thường được sử dụng làm thức ăn tươi cho tôm bố mẹ ở giai đoạn trưởng thành.

Tình trạng này thường xảy ra với các trại giống quản lý kém, không kiểm soát EHP định kỳ, sử dụng nguồn thức ăn không đảm bảo.

Từ môi trường

Đây là nguồn lây nhiễm chủ yếu. EHP ký sinh trên các vật chủ như cá, hàu, nghêu, sò,… phát triển và phát tán ra môi trường rồi tấn công vào gan tụy của tôm. Bên cạnh đó, khi môi trường ao nuôi không đảm bảo, mật độ ao nuôi dày là điều kiện để EHP trở nên nghiêm trọng. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa.

>>> Xem thêm: 4 dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP

Vì sao cần xử lý mầm bệnh EHP trước khi vào vụ tôm mới?

Như đã nói, EHP là bệnh chưa có thuốc đặc trị, diễn biến bệnh ngày càng phức tạp, khó nhận diện, mức độ rủi ro cao, do đó chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu là giải pháp tối ưu nhất. Đặc biệt, nếu trước đó ao nuôi của bà con từng nhiễm Enterocytozoon Hepatopenaei thì khâu xử lý mầm bệnh EHP trước vụ nuôi mới lại càng cần được thực hiện kỹ càng.

Khi tôm nhiễm EHP, chúng sẽ ký sinh trong tế bào gan tụy, làm thủng màng plasma rồi hút dinh dưỡng và nhân lên. Sau một thời gian các biểu mô của gan tụy của tôm sưng lên, cuối cùng là bị phá vỡ, lúc này các bào tử EHP trưởng thành sẽ nhanh chóng lan ra các tế bào lân cận. Tôm giảm ăn, yếu dần, mềm vỏ, rỗng ruột và chết rải rác, thậm chí là hàng loạt.

EHP hiện chưa có thuốc đặc trị
EHP hiện chưa có thuốc đặc trị

Theo Tổng cục Thủy sản, bệnh EHP đang là một trong những căn bệnh ngày càng gia tăng và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi tôm. Các ao nuôi có tôm mắc bệnh EHP sẽ có mức độ tăng trưởng chỉ từ 10 – 40% so với các ao bình thường. Thông thường, các ao nuôi có tôm mắc bệnh phân trắng thường cũng có tôm nhiễm EHP (tỷ lệ nhiễm EHP trong các ao có bệnh phân trắng lên đến 96%) do đó tổn thất vô cùng lớn.

Các cách xử lý mầm bệnh EHP để chuẩn bị cho vụ tôm mới

Hiện EHP chưa có thuốc đặc trị, do đó nếu vụ nuôi trước ao nhiễm EHP thì bà con cần tuân thủ nghiêm ngặt quá trình xử lý mầm bệnh EHP, bao gồm:

Làm sạch, phơi đáy ao

  • Đối với ao lót bạt: Ao nuôi cần được chà sạch và phơi nắng tối đa 7 ngày để tiêu diệt vi khuẩn, xử lý mầm bệnh EHP nói riêng và các mầm bệnh gây hại khác. Sử dụng vôi để xử lý, loại bỏ vi bào tử trùng, đồng thời sử dụng Chlorine để rửa và xử lý với liều lượng ít nhất 30 ppm, diệt khuẩn thật kỹ nước trước khi gây màu nước.
  • Đối với ao đất: Ao đất thường rất khó xử lý do bào tử của EHP có thể bám trên những lớp đất. Do đó, trước khi xử lý mầm bệnh EHP trong ao cần cày và phơi khô đáy ao trong thời gian ít nhất 2 – 3 tuần. Sau đó sử dụng vôi để xử lý và rửa ao, xử lý với Chlorine theo liều lượng ít nhất 30 ppm. Cần chú ý diệt khuẩn kỹ trước khi vào giai đoạn cấp nước và gây màu nước để thả vụ nuôi mới.
Làm sạch và diệt khuẩn bạt kỹ càng
Làm sạch và diệt khuẩn bạt kỹ càng

Khử khuẩn nước cấp vào ao

Nước trước khi bơm vào ao cần cần đảm bảo không bị ô nhiễm, nước được lọc qua túi lọc được lắp ở cửa cống hoặc tại đầu ra của máy bơm. Nguồn nước khi cấp vào ao nuôi cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Giàu oxy, có hàm lượng oxy hòa tan từ 4mg/lít trở lên.
  • Độ pH trong khoảng 7 – 8,5.

Bà con chia làm 2 lần cấp nước vào ao: Lần 1 cấp vào mực nước từ 0,3 – 0,5m rồi thực hiện gây màu nước và ngâm ao trong vòng từ 3 đến 5 ngày. Lần 2 cấp nước theo mực nước yêu cầu. Sau đó tiến hành gây màu nước tốt cho ao.

Kiểm soát môi trường ao nuôi

Bệnh EHP sẽ trở nên nghiêm trọng khi môi trường ao tôm nhiễm bẩn, nhất là với những ao nuôi mật độ dày. Khi ao nuôi bẩn, tôm thiếu oxy dễ stress, đặc biệt một số nghiên cứu, thu thập cho thấy vi khuẩn Propionigenium là tác nhân chính làm tăng mức độ nghiêm trọng của EHP. Theo đó, Propionigenium xuất hiện chủ yếu trong các đáy ao bẩn, tích tụ nhiều thức ăn dư thừa.

Bà con nên sử dụng men vi sinh để loại bỏ thức ăn thừa, hạn chế các chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao, từ đó giúp kiểm soát và xử lý mầm bệnh EHP hiệu quả. Đồng thời giúp xử lý các vấn đề ao nuôi, tăng cường sức đề kháng cho đường ruột, gan tuỵ tôm.

Một số dòng men vi sinh phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến như:

Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift để loại bỏ thức ăn thừa, hạn chế tích tụ chất hữu cơ ở đáy ao giúp kiểm soát và xử lý mầm bệnh EHP hiệu quả.
Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift để loại bỏ thức ăn thừa, hạn chế tích tụ chất hữu cơ ở đáy ao giúp kiểm soát và xử lý mầm bệnh EHP hiệu quả.

Bên cạnh các biện pháp xử lý mầm bệnh EHP thì bà con cần chủ động theo dõi các yếu tố nhiệt độ, pH, DO,… trong ao để điều chỉnh phù hợp, thường xuyên quan sát tôm, nếu có dấu hiệu cần tiến hành kiểm tra như sử dụng phương pháp PCR.

Để được tư vấn thêm về cách xử lý mầm bệnh EHP trong nước ao nuôi tôm bằng công nghệ sinh học, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0909 538 514

>>> Xem thêm: Bệnh TPD trên tôm: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng tránh