Một trong những hiện tượng đặc trưng điển hình thường được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của ao hồ là hiện tượng phú dưỡng. Bài viết hôm nay Microbe-Lift xin giới thiệu đến các bạn Vi sinh Microbe-Lift, giải quyết hoàn toàn nỗi lo về phú dưỡng.
Hiện nay, các ao hồ đang bị ô nhiễm trầm trọng do nhiều nguyên nhân như phải tiếp nhận trực tiếp các nguồn nước thải chưa xử lý, nước mưa mang theo các chất do rửa trôi đất nông nghiệp chảy vào ao hồ. Do vậy, các ao hồ có xu hướng ngày càng bị ô nhiễm nặng và hệ sinh thái trong hồ ngày càng có xu hướng bị mất cân bằng. Một trong những hiện tượng đặc trưng điển hình thường được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của ao hồ là hiện tượng phú dưỡng. Bài viết hôm nay Microbe-Lift xin giới thiệu đến các bạn Vi sinh Microbe-Lift, giải quyết hoàn toàn nỗi lo về phú dưỡng.
Các nội dung chính
Hiện tượng phú dưỡng là gì?
Phú dưỡng hay hiện tượng phú dưỡng là một phản ứng của hệ sinh thái khi quá nhiều chất dinh dưỡng như nitrat và phốt-phát từ các loại phân bón hoặc nước cống rãnh bị thải vào môi trường nước. Thông thường, khi hàm lượng nitơ (N) lớn hơn 500 µg/l và phot-pho (P) lớn hơn 20 µg/l trong nước được xem là phú dưỡng. Một ví vụ là nước “nở hoa” hoặc gia tăng đột biến các thực vật phù du trong vực nước khi gia tăng lượng chất dinh dưỡng trong nước.
Hiện tượng này làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như thiếu dưỡng khí. Làm cạn kiệt ôxy hòa tan trong nước. Làm giảm số lượng các thể cá và các quần thể động vật khác. Các loài khác (như sứa Nomura trong các vực nước của Nhật Bản) có thể gia tăng số cá thể. Làm ảnh hưởng tiêu cực đến các loài khác.
>>> Xem thêm: MICROBE-LIFT XỬ LÝ TẢO LAM TRONG AO NUÔI THỦY SẢN
Các loài sinh vật này sau khi chết sẽ phân hủy tạo ra một lượng lớn các hợp chất hữu cơ. Khi các thực vật bùn lắng xuống ao hồ, cộng với sự phát triển mạnh của các loài thực vật ở ven bờ làm cho ao hồ ngày càng nông hơn và mặt hồ ngày càng bị thu hẹp. Cuối cùng ao hồ sẽ biến thành đầm lầy.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng
Nguyên nhân gây ra tình trạng phú dưỡng tại hồ chứa chủ yếu là từ nguồn thải xác định. Đây là các nguồn gây ô nhiễm có thể xác định vị trí chính xác. Thường trong một phạm vi không gian xác định như cống dẫn nước thải ở khu dân cư, nhà máy, khu công nghiệp, đô thị… Hàm lượng các chất dinh dưỡng từ nguồn này đổ trực tiếp vào hồ thường rất cao. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt được đổ thẳng vào các sông, ao, hồ. Ngoài ra, việc sử dụng bột giặt, các chất tẩy rửa chứa phot-pho được đưa trực tiếp vào ao hồ cũng đang rất đáng báo động.
Một nguyên nhân khác dẫn đến phú dưỡng là từ các dòng chảy tràn trên bề mặt cũng có khả năng mang về hồ rất nhiều chất dinh dưỡng. Dần dần hồ tích tụ nhiều chất hữu cơ và bùn đẩy nhanh sự phát triển của các vi sinh vật dưới nước, làm cho hồ trở nên giàu chất dinh dưỡng.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những tác nhân rất quan trọng gây nên hiện tượng phú dưỡng. Phân bón hóa học sử dụng ngày càng nhiều. Nhất là phân đạm (chứa Nito), phân lân (chứa Phot-pho).
Tác động của hiện tượng phú dưỡng tới hệ sinh thái và con người
Khi các hồ gia tăng chất dinh dưỡng, các loài tảo phát triển mạnh sẽ hạn chế ánh nắng mặt trời. Với hồ phú dưỡng, lượng oxy hòa tan tăng đáng kể khi trời tối do sự hô hấp của tảo. Gây thiếu oxy cho các sinh vật thủy sinh. Hiện tượng phú dưỡng có thể gây ra cạnh tranh giữa các loài trong hệ sinh thái. Gây ra sự thay đổi trong thành phần loài của hệ sinh thái. Ngoài ra, một số tảo nở hoa có chứa các hợp chất độc hại. Tác động lên chuỗi thức ăn. Dẫn đến tử vong ở động vật.
Đối với con người, nhiều vùng sử dụng nước ao hồ để cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày. Nhưng do nước chứa nhiều thực vật trôi nổi làm cản trở việc làm sạch. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cấp nước cho người dân. Đồng thời hiện tượng tảo phân hủy gây mùi khó chịu làm các hoạt động bơi thuyền, câu cá giảm đáng kể. Ảnh hưởng tới du lịch và giải trí.
Cách giải quyết hiện tượng phú dưỡng
Đối với hồ chưa bị phú dưỡng, trước tiên cần ngăn chặn các nguồn dinh dưỡng đi vào hồ bằng cách kiểm soát nước thải khu công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Lượng nước thải này cần được thu gom bằng các hệ thống cống rãnh, đưa về trạm xử lý. Dùng các biện pháp xử lý loại chất thải trước khi đưa vào ao hồ. Ngoài ra, cần khuyến khích người dân sử dụng Vi sinh Microbe-Lift, vừa thân thiện với môi trường lại mang lại hiệu quả trong các quá trình xử lý. Đồng thời tiến hành phủ xanh đất trống để giảm hiện tượng xói mòn, rửa trôi nguồn dinh dưỡng đi vào hồ.
Đối với hồ đã bị phú dưỡng cần áp dụng các biện pháp thích hợp như có thể dùng bơm khuấy trộn nước hồ để tăng sự tiếp xúc của vi sinh vật và tảo với các chất dinh dưỡng. Giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng. Sử dụng Vi sinh Microbe-Lift cung cấp các vi sinh vật có lợi cho nước. Đồng thời, quá trình trộn sẽ làm tăng lượng oxy trong nước. Giúp khôi phục hệ sinh thái nước và cải thiện chất lượng nước. Tạo môi trường sống tốt hơn cho sinh vật dưới hồ.
Vi sinh Microbe-Lift hiệu quả trong việc giải quyết phú dưỡng
Vấn đề khôi phục, giữ cân bằng cho hệ sinh thái là điều rất cần thiết để sinh vật dưới hồ có môi trường tốt để phát triển. Vi sinh Microbe-Lift IND sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Việc nạo vét, thu gom các chất dinh dưỡng ra khỏi hệ sinh thái nước hồ, cũng là một giải pháp cần được áp dụng để làm giảm chất dinh dưỡng dưới đáy hồ.
Trước khi tiến hành nạo vét thu gom chất dinh dưỡng, để đẩy nhanh quá trình oxy hóa sinh học các hợp chất khó phân hủy nhằm làm giảm thể tích bùn trong hệ thống xử lý nước thải, ao hồ, đầm chứa… nên sử dụng Microbe-Lift SA, một sản phẩm được thế kế chuyên biệt cho việc xử lý bùn thải.
Trong quá trình nạo vét chất dinh dưỡng không tránh khỏi mùi hôi khó chịu làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Vi sinh Microbe-Lift OC- IND với tập hợp các chủng vi sinh có khả năng kiểm soát hầu hết các khí gây mùi. Đóng vai trò như các tấm màng đa phân tử (giống khối xốp) để cô lập và cố định phản ứng tạo mùi gây ra bởi các phản ứng sinh học. Từ đó giúp ngăn cản mùi thoát ra.
Nếu có nhu cầu về sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ đến 0909 538 514 để được hỗ trợ và tư vấn nhé!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh