THUMB benh tren tom mua nong

6 bệnh trên tôm mùa nóng thường gặp và cách phòng hiệu quả

Sự phát triển của tôm không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường nước, chất lượng thức ăn mà còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Với tình trạng thời tiết thay đổi thất thường hiện nay, nếu người nuôi không chăm sóc kỹ tôm rất dễ bị bệnh và gây nguy hiểm đến tính mạng. Hãy cùng Biogency tìm hiểu các loại bệnh trên tôm mùa nóng thường gặp nhé!

Tổng hợp các loại bệnh trên tôm mùa nóng

Dưới đây là các loại bệnh trên tôm mùa nóng thường gặp nhất:

Bệnh EMS/ AHPND

1 benh tren tom mua nong
Hình 1: Bệnh EMS/ AHPND có khả năng chết cao

Bệnh EMS/ AHPND hay còn gọi là tôm bị hoại tử gan tụy cấp tính. Nguyên nhân khiến tôm mắc bệnh này là do chủng vi khuẩn tên Vibrio parahaemolyticus xuất hiện. Chủng virus này có độc tính vô cùng cao, nếu không phát hiện kịp thời tôm có thể bị lây bệnh và xảy ra tình trạng chết hàng loạt.

Biểu hiện của những chú tôm mắc bệnh hoại tử gan cấp tính – Một trong những bệnh trên tôm mùa nóng là tôm có khối gan tụy teo, có màu nhợt nhạt hoặc là trắng, ruột tôm không có thức ăn hoặc xảy ra tình trang đứt đoạn, vỏ tôm mềm và tỷ lệ chết rất cao. Tôm sú mắc bệnh EMS thường có màu đậm, chậm lớn, biểu hiện tương tự như bệnh còi MBV nên một số người thường nhầm lẫn. 

Bệnh thường xảy ra khi tình trạng thời tiết nắng nóng kéo dài, kèm theo những cơn mưa giông làm các yếu tố trong ao thay đổi đột ngột. Quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng trưởng nhiều sinh ra các chất dinh dưỡng dư thừa, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.

Bệnh Bacterial White Spot Syndrome

Bệnh Bacterial White Spot Syndrome – Một bệnh trên tôm mùa nóng có tên tiếng Việt là bệnh đốm trắng trên tôm. Có tới ba trường hợp bệnh đốm trắng trên tôm có dấu hiệu bên ngoài giống nhau. Nguyên nhân khiến căn bệnh xuất hiện có thể là do virus hoặc vi khuẩn hoặc cũng có thể là do môi trường nuôi.

3 nguyên nhân gây bệnh đốm trắng:

  • Do virus White Spot Syndrome virus đốm trắng gây ra. 
  • Do vi khuẩn hội chứng đốm trắng
  • Nguyên nhân của yếu tố môi trường là do khi độ cứng (Ca2+ và Mg2+) của nước cao, tôm hấp thụ quá nhiều Ca2+ và Mg2+ làm xuất hiện nhiều vỏ đốm trắng trên vỏ.

Tôm khi nhiễm bệnh đốm trắng do virus sẽ hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ ao. Tôm bệnh có nhiều đốm trắng với kích thước khoảng 0,5 đến 2,0mmm xuất hiện ngoài vỏ, nhất là giáp vỏ đầu ngực; đốt bụng thứ 5 và 6, sau đó mới lan ra toàn thân.

Tôm nhiễm bệnh do vi khuẩn và do môi trường thì khi mới nhiễm vẫn còn hoạt động ăn mồi và lột vỏ. Khi bị nhiễm nặng hơn thì hoạt động lột vỏ chậm lại, chậm lớn và chết rải rác. Tuy nhiên sẽ không xảy ra hiện tượng tôm chết hàng loạt, hầu hết tôm bị đóng rong hoặc đen mang.

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô

Virus IHHN (Infectious hypodermal and hematopoietic necrosis virus) là virus gây ra bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô trên tôm. Virus này được phân loại thuộc họ Parvoviridae, thuộc giống mới Brevidensovirus.

Tôm nhiễm bệnh biểu hiện chủy bị cong hoặc dị hình, các bộ phận ở phần đầu ngực cũng có biểu hiện không bình thường, biến dạng, vỏ tôm thô ráp, sần sùi, râu tôm quăn queo, tôm chậm lớn và bị giảm từ 10 đến 30% năng suất mùa vụ. 

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô là một trong những bệnh trên tôm mùa nóng làm giảm sản lượng và gây thiệt hại về kinh tế. Bởi khi thu hoạch, tôm nhiễm bệnh thường có kích thước nhỏ, không đồng đều và có dị hình.

Bệnh đầu vàng

Bệnh đầu vàng được xếp vào một trong những bệnh trên tôm mùa nóng phổ biến. Nguyên nhân khiến căn bệnh này xuất hiện là do phức hợp virus gây bệnh đầu vàng – Yellow head virus và virus gây hội chứng liên quan đến mang – Gill-associated. Hiện nay, phức hợp virus này đã được phát hiện có 6 kiểu gen khác nhau.

Tôm thẻ đầu vàng có những dấu hiệu như có màu vàng hoặc nâu ở mang, vàng ở phần đầu ngực, toàn thân có màu nhợt nhạt, sưng tuyến tiêu hóa. Bệnh đầu vàng làm tôm có tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100%. Tình trạng tôm chết có thể xảy ra khi tôm đã phát bệnh từ 3 đến 5 ngày mà không được xử lý kịp thời. Vì vậy khi tôm có biểu hiện bất thường thì nên thực hiện xét nghiệm PCR để biết rõ tình trạng để phòng trị kịp thời.

Bệnh phân trắng

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào có thể xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh phân trắng trên tôm. Tuy nhiên, đây vẫn đang là một trong những bệnh trên tôm mùa nóng phổ biến. Một số nghiên cứu cho rằng, bệnh phân trắng do nhóm vi khuẩn Vibrio nhưng cũng có một số nhóm nghiên cứu lại nói rằng, nguyên nhân gây bệnh là do trùng hai tế bào Gregarine hoặc nhóm ký sinh trùng có tên Vermiform.

Dấu hiệu giúp người nuôi tôm nhận ra tôm nhiễm bệnh là tôm thải phân trắng, thi thoảng sợi phân tôm có màu vàng nhạt, gan tụy teo hay mềm nhũn, ngoài ra còn có biểu hiện là vỏ tôm mềm, lỏng lẻo. Một vài ngày sau khi nhiễm bệnh, tôm sẽ yếu và bơi lờ đờ trên mặt nước.

Nên tiến hành xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng của tôm, vì khi không được chữa trị kịp thời, tôm sẽ chết hàng loạt và gây bệnh. Việc đầu tiên và đơn giản nhất người nuôi tôm có thể làm là kiểm tra ký sinh trùng trong ruột tôm. Thực hiện bằng cách cắt một đoạn ruột tôm và soi dưới kính hiển vi quang học để xem có nhiễm ký sinh trùng không.

Trường hợp tôm không bị nhiễm ký sinh trùng, cần thực hiện thêm kiểm tra tổng vi khuẩn Vibrio trong môi trường ao nuôi. Mật độ Vibrio xuất hiện quá cao cũng có thể nguyên nhân chính gây bệnh phân trắng.

Tham khảo: Phòng ngừa vi khuẩn Vibrio trên tôm

Bệnh đốm đen

2 benh tren tom mua nong

Ngoài ra, bệnh trên tôm mùa nóng thường gặp này còn có tên gọi khác là bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn. Nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể tôm và khác hoàn toàn với bệnh EMS/ AHPND đã giới thiệu phía trên. Bà con cần phải kiểm tra PCR để xác định tôm có bị nhiễm bệnh đốm đen không để kịp thời xử lý.

Bệnh xuất hiện khi điều kiện trong ao nuôi tôm kém. Cụ thể là đáy ao không được xử lý chất thải, có nhiều loại khí độc như NH3 và NO2. Tôm nhiễm bệnh có biểu hiện lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn. Tôm có tốc độ tăng trưởng chậm, trên thân xuất hiện nhiều đốm đen li ti hoặc là những mảng đen lớn, màu tối. Phần đuôi mỏng hoặc có những tổn thương như mòn đuôi, vảy râu, cụt râu… Khi tôm bị bệnh nặng còn xuất hiện tình trạng ruột rỗng, gan tụy nhợt nhạt… Tỷ lệ chết của tôm bị đốm đen đạt tới 95% trong vòng 15 đến 30 ngày khi tôm nhiễm bệnh nếu không can thiện các phương pháp chữa trị phù hợp.

Giải pháp phòng bệnh trên tôm mùa nóng hiệu quả

Tôm phát triển tốt nhất trong ngưỡng nhiệt độ khoảng 25 đến 32 độ C. Khi nhiệt độ trên 32 độ C, tôm có thể bị sốc nhiệt, sức đề kháng kém khiến tôm dễ dàng bị nhiễm bệnh. Ngoài các bệnh trên tôm mùa nóng được giới thiệu phía trên thì còn có một số bệnh khác nguy hiểm và có thể không trị dứt điểm được, do đó cần phải có các biện pháp phòng tránh hiệu quả khi nuôi tôm.

Giải pháp dành cho nguồn nước nuôi tôm

  • Nước được cấp từ ao lắng sang ao nuôi tôm phải trải qua nhiều lớp túi lọc bằng vải dày, đồng thời được diệt khuẩn để hạn chế tình trạng mầm bệnh xâm nhập.
  • Mức nước trong ao nuôi tôm thâm canh hoặc bà con thâm canh nên từ 1,2 đến 1,5m trở lên. Tốt nhất là nên duy trì 1,5m vì với mức nước này môi trường nước trong ao ít biến động nhiệt, hạn chế tình trạng rủi ro cao.
  • Ngoài ra, người nuôi cần kiểm tra các yếu tố trong môi trường ao nuôi như độ pH, oxy, nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm và khí độc. Bên cạnh đó, luôn theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tham khảo: Các chỉ số nước nuôi tôm

Biện pháp dành cho ao nuôi tôm

3 benh tren tom mua nong

  • Trước khi cải tạo ao nuôi tôm cần nạo vét hết lớp bùn đen lắng đọng dưới đáy ao từ vụ nuôi trước. Thường thì độ dày bùn đáy ao sẽ dày khoảng 10 đến 20cm. Đáy ao có thể được thiết kế sàn bằng phẳng hoặc lót bạt đáy và gia cố bờ ao, cống chắc chắn để hạn chế tình trạng rò rỉ nước.
  • Nên xử lý đáy ao nuôi tôm bằng vôi, sát trùng và phơi đáy ao để tránh các bệnh trên tôm mùa nóng (Xem cách sử dụng vôi trong ao tôm)
  • Ưu tiên thiết kế ao lắng có độ sâu lớn từ 2 đến 2m để xử lý nước cấp và diệt tạp trước khi đưa vào ao nuôi. Đồng thời thiết kế này cũng giúp nguồn nước dự trữ đủ để bù đắp vào ô khi mực nước trong ao bị cạn kiệt do nước bốc hơi khi nhiệt độ thời tiết quá cao. Chỉ nên đảm bảo diện tích ao lắng và ao xử lý chiếm khoảng 60% toàn hệ thống ao nuôi và chỉ dùng 40% cho ao nuôi.
  • Lắp đặt hệ thống quạt khí phù hợp để có thể cung cấp đầy đủ lượng oxy hòa tan xuống tầng đáy ao, tránh sự phân tầng nhiệt độ. (Xem cách sử dụng quạt nước hiệu quả)

Lưu ý thả giống phòng bệnh trên tôm mùa nóng

  • Để tăng sức đề kháng cho tôm, nên chọn thả tôm giống cỡ lớn từ PL12 trở lên hoặc ương tôm trong ao có mái che, sau một tháng mới chuyển tôm ra ao nuôi. Nên thả tôm với mật độ vừa phải để giảm stress khi trời nắng nóng.
  • Nếu mua giống tôm cần vận chuyển xa, tôm được đóng trong bao nilon bơm oxy đóng kín ở thùng xếp và cần duy trì nhiệt độ từ 20 đến 24 độ C. Lưu ý nên chọn thời điểm trời mát để thả giống.
  • Trước khi thả giống, người nuôi cần gây màu nước cho ao. Hãy hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu xuống đáy vì nó có thể làm tăng nhiệt độ nước.
  • Bổ sung thêm men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh trên tôm mùa nóng.

Bà con cần tìm hiểu kỹ về bệnh trên tôm mùa nóng và cách phòng bệnh để có một mùa vụ mang lại kinh tế cao. Mong rằng các thông tin mà Biogency chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích đến bà con! Liên hệ chúng tôi qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn giải pháp nuôi tôm hiệu quả!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký