Tôm chán ăn, chậm lớn hoặc ăn nhiều nhưng vẫn không khỏe mạnh và lớn nhanh là điều mà bà con nuôi tôm nào cũng lo lắng. Vậy người nuôi tôm nên quản lý chất lượng và liều lượng thức ăn cho tôm như thế nào để tôm luôn ăn ngon miệng, nâng cao sức đề kháng, cho thịt ngon sau khi thu hoạch? Tham khảo ngay bài viết của Biogency để biết cách cho tôm ăn hiệu quả, góp phần tăng năng suất.
Các nội dung chính
Lựa chọn thức ăn cho tôm
Điều tối quan trọng trong việc cho tôm ăn chính là lựa chọn loại thức ăn chất lượng, phù hợp và “đúng” với nhu cầu dinh dưỡng của tôm. Tôm được ăn thức ăn chất lượng tốt sẽ thuận lợi sinh trưởng và phát triển, cho năng suất vụ mùa cao.
Có 3 nhóm thức ăn chính cho tôm:
Thức ăn tự nhiên
Hay còn gọi là thức ăn hữu cơ.
Đây là nguồn thức ăn có sẵn trong ao nuôi như động thực vật phù du, vi sinh vật, mùn bã hữu cơ,…
Nguồn thức ăn tự nhiên này rất tốt cho sự sinh trưởng của tôm nhưng thường chiếm tỉ lệ phần trăm khá nhỏ. Sự sinh trưởng và phát triển của chúng phụ thuộc nhiều vào chất lượng nước ao. Một trong những cách hiệu quả để tạo ra thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm chính là gây màu nước trước khi thả tôm.
Tham khảo: Thức ăn tự nhiên cho tôm là gì
Bà con có thể sử dụng men vi sinh gây màu nước ao tôm Microbe-Lift AQUA C do Biogency phân phối độc quyền để gây màu nước cho ao, mang đến nguồn nước chất lượng và tạo ra thêm các loại thức ăn hữu cơ cho tôm nuôi.
Thức ăn công nghiệp
Như đã nói, thức ăn tự nhiên mặc dù rất tốt cho tôm nhưng số lượng khá ít. Vì vậy trong nuôi tôm bà con luôn cần bổ sung đầy đủ thức ăn công nghiệp để đảm bảo tôm phát triển ổn định.
Thức ăn công nghiệp được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên sử dụng đều đặn, xuyên suốt và đóng vai trò chủ đạo trong nuôi tôm. Vì loại thức ăn này đã được các nhà sản xuất nghiên cứu rất kỹ lưỡng về thành phần, hàm lượng dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là lượng dinh dưỡng cần đáp ứng cho từng giai đoạn phát triển của tôm.
Ngày nay trên thị trường đã có rất nhiều đơn vị cung cấp thức ăn công nghiệp cho tôm với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bà con khi lựa chọn mua thức ăn cho tôm nhớ tìm đến những thương hiệu uy tín để tránh chọn nhầm thức ăn kém chất lượng, tôm bỏ ăn sẽ gây lãng phí và ô nhiễm nguồn nước.
Tham khảo: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho tôm
Thức ăn tự chế
Thức ăn tự chế là loại do người nuôi tôm tự sàng lọc và chế biến từ các nguyên liệu có sẵn như cá tạp, bột cá, ốc, phụ phẩm nông nghiệp,…
Loại thức ăn này tương đối dễ làm nhưng không được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng nhiều và không được đánh giá cao về chất lượng.
- Các loại thức ăn tự chế, nhất là ở dạng tươi sống có thể gây ô nhiễm môi trường.
- Nguồn thức ăn tự chế thường không thể xác định được đúng liều lượng dinh dưỡng, vì vậy nếu dùng làm thức ăn chủ đạo sẽ dễ gây ra tình trạng tôm bị thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.
- Ngoài ra cũng không nên sử dụng thịt giáp xác, cá băm nhỏ trộn thức ăn để kích thích tôm bắt mồi khi tôm ở giai đoạn đầu mới thả, việc này có thể là tác nhân truyền bệnh cho tôm.
Tóm lại, trong 3 loại thức ăn kể trên, bà con cần ưu tiên cho tôm ăn thức ăn công nghiệp chất lượng cao, chú ý gây màu nước để tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, đồng thời hạn chế cho tôm ăn nhiều thức ăn tự chế.
Tham khảo: Thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Cách cho tôm ăn hiệu quả
Bà con đã nắm được các loại thức ăn chính cho tôm, tiếp theo cần biết cách cho tôm ăn sao cho đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế thức ăn thừa, giảm tỉ lệ FCR.
Dưới đây là những bí quyết cho tôm ăn mà Biogency muốn chia sẻ:
Cho ăn phù hợp với giai đoạn thả nuôi
Đối với tôm thả nuôi được 7 – 10 ngày
Trong giai đoạn này, các chuyên gia khuyến cáo cho tôm ăn loại thức ăn ở dạng bột mịn. Trộn thức ăn với nước, lúc cho ăn cần tắt quạt nước rồi mới tiến hành tạt xuống ao.
Cho tôm ăn cách bờ khoảng 2 – 4m.
Đối với tôm thả nuôi sau 10 ngày
Ở giai đoạn này, bà con nên cho tôm ăn loại thức ăn dạng hạt nhỏ cho tôm tập làm quen và người nuôi cũng dễ kiểm tra lượng thức ăn dư thừa hơn.
Cho thức ăn vào sàng và đặt cách quạt nước khoảng 12 – 15cm. Mỗi 1.600 – 2.000m2 đặt một sàng, tránh đặt sàng ở vị trí góc ao.
Đối với tôm thả nuôi sau 15 ngày
Lúc này bà con vẫn cho ăn thức ăn thường ngày, nhưng nhớ kết hợp bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, men vi sinh theo hướng dẫn của nhà cung cấp để tôm tăng trưởng tốt hơn, tăng sức đề kháng cho tôm và khả năng chống chịu với bệnh tật.
Tham khảo bổ sung men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM do Biogency độc quyền phân phối. Nhờ chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho đường ruột của tôm là Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis, sản phẩm sẽ hỗ trợ tôm tiêu hóa tốt, ăn khỏe, hấp thụ tối đa dưỡng chất, từ đó hạn chế được các bệnh về đường ruột, bệnh phân trắng.
Cho ăn phù hợp với từng giống tôm
Mỗi giống tôm cần có cách cho ăn khác nhau. Tiêu biểu ở 2 loại tôm là tôm thẻ chân trắng và tôm sú.
Đối với tôm thẻ chân trắng
- Ngày đầu tiên sau khi thả: cho ăn với liều lượng 2,8 – 3kg/100.000 con tôm giống.
- Trong 10 ngày đầu tiên, mỗi ngày tăng thêm 0,4kg/100.000 con tôm giống.
- Trong 10 ngày tiếp theo, mỗi ngày tăng thêm 0,5kg/100.000 con tôm giống.
Tham khảo: Cách tính toán lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Đối với tôm sú
- Ngày đầu tiên sau khi thả: cho ăn với liều lượng 1,2 – 1,5kg/100.000 con tôm giống.
- Tiếp theo cứ 2 ngày tăng thêm 0,2 – 0,3kg/100.000 con tôm giống.
Mật độ cho ăn
Không chỉ cần cho tôm ăn đúng liều lượng và tương ứng với từng giống nhất định, bà con muốn cho tôm ăn hiệu quả còn cần chú ý tới mật độ cho ăn.
- Tôm mới thả có thể cho ăn từ 5 – 6 bữa/ngày.
- Tôm được 30 ngày tuổi nên cho ăn 4 bữa/ngày.
Định lượng thức ăn có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi, đặc biệt là yếu tố môi trường như thời tiết, nhiệt độ, độ pH, lượng khí độc trong ao,…
Bà con có thể tham khảo bảng sau để kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn theo tình hình thực tế:
STT | Trường hợp | Tỉ lệ % so với khẩu phần ăn bình thường |
1 | Mưa trong thời gian cho ăn | 50% hoặc đợi sau khi hết mưa |
2 | Tảo phát triển dày đặc | 70% trong 3 ngày hoặc cho đến khi tảo giảm |
3 | Tôm đang lột xác (pH = 8 – 9) | 30% vào buổi chiều
50% vào buổi tối 110% vào buổi sáng |
4 | Tôm đang lột xác (pH < 8) | 80 – 90% |
5 | Trời có gió nhiều | 60% |
6 | Tảo tàn | 50% cho đến khi môi trường được làm sạch bằng quạt khí mạnh và sử dụng vi sinh tốt |
7 | Thay nước ít (các thông số môi trường có sự khác biệt nhỏ) | 80% cho 2 bữa ăn |
8 | Thay nước nhiều (các thông số môi trường có sự biến đổi lớn) | 50% trong 1 ngày |
9 | Sử dụng một vài hóa chất | 0% cho 1 bữa ăn (cho nhịn ăn 1 bữa) |
10 | Oxy thấp, tôm nổi đầu vào buổi sáng | 0% trong 1 ngày (cho nhịn ăn 1 ngày) |
11 | Có khí độc xuất hiện | 60 – 70% cho đến khi khí độc giảm |
12 | Thời tiết thay đổi lớn | 70 – 80% cho đến khi thời tiết ổn định |
13 | Nhiệt độ nước ở 22 hoặc 35 độ C | Ngưng cho ăn đến khi nhiệt độ nước phù hợp |
Tham khảo: Cách nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm
Cùng với chất lượng nước, môi trường nuôi thì nguồn dinh dưỡng dành cho tôm trong suốt quá trình nuôi cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, có thể quyết định năng suất mùa vụ và chất lượng thịt tôm sau khi thu hoạch. Bà con không nên cho ăn theo kiểu tùy hứng, tự phát mà nên tham khảo những cách cho tôm ăn hiệu quả được Biogency tổng hợp trên đây. Áp dụng đúng theo đó bà con sẽ thấy tôm của mình phát triển ổn định, khỏe mạnh, giảm bệnh tật và giảm ô nhiễm môi trường nước rõ rệt. Mọi thông tin chi tiết về các sản phẩm được đề cập trong bài, vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514 để được tư vấn miễn phí!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh