Nhung luu y quan trong khi nuoi tom the chan trang

Những lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng

Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con sẽ gặp phải không ít khó khăn. Để giảm thiểu tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình nuôi, nhằm nâng cao sản lượng mùa vụ và hiệu quả kinh tế, bà con nên chú ý một vài vấn đề kỹ thuật nhất định. Mời bà con cùng theo dõi bài viết của Biogency để nắm được những lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng!

Những lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng

Mỗi loại tôm sẽ phù hợp với đặc trưng môi trường nuôi riêng biệt. Môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng cần có sự khác biệt so với môi trường nuôi tôm sú về hình thái, sinh thái. Vì vậy khi nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con cần lưu ý kỹ một số vấn đề dưới đây.

om the chan trang can duoc nuoi trong moi truong khac biet so voi tom su
Tôm thẻ chân trắng cần được nuôi trong môi trường khác biệt so với tôm sú.

Chọn giống tôm thẻ chân trắng

Như Biogency đã nhiều lần đề cập, muốn có một mùa vụ thành công, bà con cần chọn giống tôm kỹ lưỡng. Ngay từ bước đầu tiên này, bà con cần phải chọn được những con giống tốt, chất lượng để đảm bảo năng suất cho cả mùa vụ.

Chon tom giong khoe manh la buoc vo cung quan trong quyet dinh nang suat mua vu
Chọn tôm giống khỏe mạnh là bước vô cùng quan trọng quyết định năng suất mùa vụ.

Khi chọn giống tôm thẻ chân trắng, cần lưu ý các điểm:

  • Độ dài tôm giống: nên chọn tôm giống có độ dài từ 0,8 – 1,0cm, có cùng kích cỡ để tăng trưởng đồng đều. Chọn những con tôm có phần thịt căng, trong suốt, ruột chứa nhiều thức ăn và không bị dị dạng hay tổn thương.
  • Cuống mắt và vành đuôi: lưu ý chọn những con tôm có phần mắt và đuôi xòe với góc lớn, phản ứng linh hoạt. Quan sát tôm trong quá trình bơi để chọn những con thân thẳng và nằm dọc, lực búng khỏe và có khả năng bơi ngược dòng.
  • Đầu và thân: chọn con tôm giống có phần đầu lớn, thân thon dài, phần cơ thịt gấp 4 lần đường ruột.
  • Phân tôm: những con tôm khỏe sẽ cho phân nhỏ và dài.

Tham khảo: Cách chọn tôm giống tốt

Thử nước và thả giống

Cùng với việc chọn tôm giống, việc thử nước và thả giống cũng đóng vai trò quan trọng, có thể quyết định tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng của tôm.

  • Nên thử giống khoảng 1 ngày trước khi thả: dùng nước trong ao chuẩn bị nuôi để thử, nếu sau đó tỉ lệ sống > 90% chứng tỏ đây là nguồn nước phù hợp cho việc nuôi tôm, ngược lại nếu tôm chết nhiều thì bà con cần điều chỉnh lại chất lượng nguồn nước.
  • Chú ý về mật độ thả: có thể thả với mật độ 50 – 60 con/m2, 80 – 100 con/m2, 120 – 200 con/m2 tùy vào quy mô ao nuôi và khả năng quản lý.
  • Thời gian thả giống nên chọn lúc mát mẻ như sáng hoặc chiều, tránh thả tôm giống khi thời tiết xấu, mưa nhiều hoặc nắng nóng.
  • Kinh nghiệm là nên thả tôm đầu hướng gió để đảm bảo sự thuận lợi.

Tham khảo: Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng

Nen tha tom giong vao nhung ngay mat troi thoi tiet thuan loi.
Nên thả tôm giống vào những ngày mát trời, thời tiết thuận lợi.

Các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng

Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, mỗi trang trại có thể gặp phải nhiều vấn đề khác nhau. Biogency liệt kê một số vấn đề phổ biến nhất và hướng dẫn bà con phương án khắc phục cụ thể:

Độ kiềm trong nước thấp

Độ kiềm thích hợp với tôm thẻ chân trắng là 100 – 200mg/l.

Khi độ kiềm trong nước xuống thấp, tôm sẽ khó lột vỏ và phát triển chậm. Trong trường hợp này, bà con có thể sử dụng Canxi, Dolomite để tăng kiềm mà không làm ảnh hưởng đến độ pH trong nước.

Tham khảo: Cách tăng giảm kiềm ao tôm

Độ pH quá thấp hoặc quá cao

Tôm thẻ chân trắng vốn rất nhạy cảm trước sự biến động về môi trường, trong đó độ pH là yếu tố cần được duy trì ổn định để không ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Cần giữ cho độ pH trong ao luôn ở mức 7,5 – 8,5. 

  • Nếu pH trong nước thấp: dùng vôi tôi với liều lượng 5 – 8kg/m3 nước để rải đều xuống ao sẽ giúp điều chỉnh pH tăng lên lại. 
  • Nếu pH trong nước quá cao: nguyên nhân này thường do tảo phát triển quá mức, cần cắt tảo để điều chỉnh pH về ngưỡng phù hợp.

Tham khảo: Cách tăng giảm PH ao tôm

Mất tảo (mất màu nước)

Tảo đóng một vai trò quan trọng nhất định trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Chúng là một trong những nguồn sinh oxy cho nước để đảm bảo sự phát triển của tôm. Tảo tàn đột ngột sẽ để lại nhiều ảnh hưởng xấu như:

  • Khiến nước bị mất màu đột ngột.
  • Làm tôm thiếu oxy, bị stress, dễ mắc bệnh.

Để kiểm soát lượng tảo trong ao, bà con nên thường xuyên kiểm tra nồng độ pH trong nước. Nếu phát hiện pH thấp cần điều chỉnh ngay, đồng thời tiến hành cấp nước vào ao để tái tạo màu nước.

Hiện tượng tôm chết sớm

Đây là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với tôm, đến nay vẫn chưa có phương pháp phòng trị hiệu quả. Phương án tốt nhất để phòng ngừa là bà con thường xuyên kiểm tra chất lượng nước và mật độ vi khuẩn Vibrio.

Từ kinh nghiệm của nhiều người nuôi tôm lành nghề, khi phát hiện bệnh bà con nên ngừng cho tôm ăn, như vậy sẽ giảm thiểu số lượng tôm chết. 

Ngoài ra nhớ chú ý gây màu nước và luôn đảm bảo đủ lượng oxy trong nước.

Sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng sẽ mang tới nhiều lợi ích về mặt kinh tế và môi trường.

  • Phương án hoàn hảo thay thế kháng sinh
    • Giúp tôm tăng sức đề kháng, ít mắc các bệnh thường gặp.
    • Tôm khỏe mạnh giúp tăng năng suất mùa vụ.
    • Không gặp tình trạng lờn thuốc như kháng sinh, không cần tăng liều, giúp giảm thiểu chi phí về lâu dài (Tham khảo: cách sử dụng kháng sinh cho tôm)
  • Hiệu quả xử lý môi trường
    • Men vi sinh xử lý nước và đáy ao, phân hủy các chất hữu cơ, giảm sự gia tăng của bùn đáy.
    • Giảm lượng độc tố trong nước (phát sinh do các loại khí độc như NH3, H2S,…), từ đó giúp giảm mùi hôi.
    • Hạn chế tảo phát triển, giảm chi phí bơm thay nước.
    • An toàn cho vật nuôi, cho người sử dụng và đặc biệt thân thiện với môi trường.

Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều dòng sản phẩm vi sinh chuyên dùng cho nuôi trồng thủy sản. Đứng trước vô số lựa chọn, bà con nên cân nhắc chọn những thương hiệu uy tín, có tên tuổi và xuất xứ rõ ràng để tránh “tiền mất tật mang”. Hiện tại Biogency là nhà phân phối độc quyền dòng sản phẩm Microbe-Lift 100% nhập khẩu từ Mỹ. Các sản phẩm men vi sinh của thương hiệu Microbe-Lift mang lại hiệu quả kinh tế cao, hoàn toàn không chứa độc tố gây hại, không để lại bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào lên vật nuôi, người sử dụng và môi trường nước.

Bà con tham khảo 3 dòng sản phẩm men vi sinh chuyên xử lý môi trường ao nuôi hiệu quả và an toàn của Microbe-Lift:

Microbe Lift AQUA SA
Bà con đừng quên sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA định kỳ để xử lý bùn đáy ao, giúp hạn chế khí độc hiệu quả.
Microbe Lift AQUA C
Kết hợp thêm men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp làm sạch môi trường nước ao.
Microbe Lift AQUA N1
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 giúp xử lý khí độc ao nuôi hiệu quả.

Bên cạnh đó còn có sản phẩm men vi sinh dành riêng cho tôm: Microbe-Lift DFM – men vi sinh đường ruột cho tôm. Sản phẩm chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột (Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis) sẽ giúp tôm ăn khỏe, hấp thu nhanh và tránh được nhiều loại bệnh đường ruột nguy hiểm.

Microbe Lift DFM
Để tôm ăn khỏe, hấp thu tốt, bà con nên bổ sung men vi sinh Microbe-Lift DFM vào thức ăn hàng ngày của tôm.

Men vi sinh của thương hiệu Microbe-Lift luôn đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu, cùng với đó là hiệu quả cao đã được công nhận. Vì vậy bà con có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm này xuyên suốt mùa vụ để đạt hiệu quả tối ưu.

Trên đây là những lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng mà bà con không nên bỏ qua. Áp dụng những biện pháp mà Biogency gợi ý, kết hợp sử dụng men vi sinh trong suốt quá trình nuôi, vụ tôm của bà con sẽ thuận lợi và thành công hơn. Nếu còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết!

Tài liệu tham khảo:

Lưu ý khi nuôi tôm thẻ chân trắng – Thủy sản Việt nam

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký