Phân biệt các loại tảo trong ao nuôi tôm và cách xử lý tảo độc

Phân biệt các loại tảo trong ao nuôi tôm và cách xử lý tảo độc

Tảo trong ao nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ao nuôi. Tuy nhiên, sự phát triển mất cân bằng của các loại tảo có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Vì vậy, bài viết sau đây Biogency sẽ giúp bà con phân biệt các loại tảo phổ biến trong ao nuôi tôm và cung cấp giải pháp xử lý tảo độc một cách hiệu quả nhất!

Phân biệt các loại tảo trong ao nuôi tôm

Tảo trong ao nuôi tôm thường có nhiều loại khác nhau, trong đó có tảo có lợi và tảo có hại. Việc phân biệt được các loại tảo này rất quan trọng để quản lý tốt môi trường ao nuôi, giúp tôm phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là một số đặc điểm giúp phân biệt các loại tảo phổ biến trong ao nuôi tôm:

Tảo có hại (tảo độc)

Một số loại tảo có hại thường thấy trong ao nuôi tôm là:

Tảo lam:

Đây là loại tảo có màu xanh lam, không có khả năng di chuyển và thường tập trung thành ván nổi trên mặt nước. Khi mật độ tảo lam cao, chúng sẽ làm thay đổi màu nước thành xanh đậm và gây nguy hiểm cho tôm bằng cách sản sinh ra các độc tố nguy hiểm như hepatotoxin hay neurotoxin. Đặc biệt, loại tảo này sẽ phát triển mạnh vào các tháng mùa nóng (tháng 5) và có thể gây ra bệnh phân trắng ở tôm.

Tảo mắt:

Đây là loại tảo có hại trong ao nuôi tôm, thường xuất hiện khi đáy ao bị ô nhiễm và lượng thức ăn bị dư thừa nhiều. Loại tảo này có kích thước nhỏ, di chuyển nhanh và có thể thay đổi màu sắc từ màu xanh nhạt thành xanh đậm. Đặc biệt, khi phát triển mạnh tảo mắt sẽ làm nước ao chuyển sang màu xanh rau má hoặc nâu đen. Hiện tượng này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa của tôm, dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như loãng và đứt khúc đường ruột.

Tảo giáp:

Loại tảo này còn được biết đến với tên gọi khác là tảo đỏ hoặc tảo hai roi, là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đỏ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của tôm. Tảo giáp thường xuất hiện khi đáy ao quá bẩn hoặc do nguồn nước đầu vào bị ô nhiễm. Điều này đã gây mất cân bằng khoáng chất dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn đường ruột ở tôm.

Phân biệt các loại tảo trong ao nuôi tôm và cách xử lý tảo độc
Tảo độc trong ao nuôi tôm thường có nhiều loại khác nhau.

Tảo có lợi

Tảo có lợi là những loại tảo đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ao nuôi tôm, góp phần vào sự phát triển khỏe mạnh của tôm. Dưới đây là một số loại tảo có lợi thường gặp trong ao nuôi tôm:

Tảo lục:

Loại tạo này có màu xanh tươi như đọt chuối non và thường phân bố đều khắp ao. Bên cạnh đó, tảo lục có kích thước nhỏ, không sản sinh ra độc tố và không gây mùi khó chịu cho vật nuôi. Đặc biệt, loại tảo này còn có khả năng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio, giúp tôm phát triển khỏe mạnh.

Phân biệt các loại tảo trong ao nuôi tôm và cách xử lý tảo độc
Hình ảnh tảo lục.

Tảo khuê:

Loại tảo này còn được biết đến với tên gọi tảo Silic, đây là một thành phần quan trọng trong ao nuôi tôm. Sự xuất hiện của chúng là dấu hiệu cho thấy môi trường nước đang ổn định và có lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản. Bởi tảo Silic còn có khả năng hấp thụ các kim loại nặng trong nước, giúp cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi. Bên cạnh đó, tảo Silic còn là nguồn thức ăn tốt cho tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng.

Phân biệt các loại tảo trong ao nuôi tôm và cách xử lý tảo độc
Hình ảnh tảo khuê.

Cách xử lý tảo độc khi nuôi tôm

Trong quá trình nuôi tôm, việc xử lý tảo độc là rất quan trọng để đảm bảo môi trường sống lành mạnh cho tôm. Có một số phương pháp bà con có thể áp dụng như sử dụng vôi, phèn xanh, enzyme và chế phẩm vi sinh. Mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng:

  • Vôi: Bà con nên ngâm vôi đá CaO  sử dụng vào lúc khoảng 11 giờ khuya đến 3 giờ sáng, sau đó tạt đều quanh ao với liều lượng 20kg/1.000 m^3 nước và lặp lại quy trình này trong 2 ngày liên tiếp. Việc này nên được thực hiện vào lúc trời mát, tốt nhất là vào ban đêm để tránh nhiệt độ cao vào buổi trưa. Đối với ao bạt, người nuôi cần xi phông đáy ao sau khi cắt tảo bằng vôi để đảm bảo môi trường nước sạch cho tôm. Cần đo môi trường đặc biệt là pH để tranh tôm shock pH.
  • Phèn xanh (Đồng sunfat): Đây là hợp chất có ký hiệu hóa học là CuSO4.5H2O, có màu xanh lam và dễ tan trong nước. Phèn xanh được nhiều người đánh giá là hóa chất diệt ốc, hến, hai mảnh vỏ và tảo độc hiệu quả. Ưu điểm của hợp chất này là dễ sử dụng, hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý rằng việc dùng quá liều thì hợp chất này có thể dẫn đến việc tảo bị sụp nhanh chóng. Điều này gây ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của tôm và làm giảm độ pH có trong nước.
  • Enzyme: Việc sử dụng enzyme để xử lý tảo độc là phương pháp hiệu quả dựa trên cơ chế sinh học. Các Enzyme đặc hiệu có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, là nguồn dinh dưỡng chính cho sự phát triển của tảo độc. Bên cạnh đó, enzyme còn có thể phân hủy tảo chết thành các chất hữu cơ đơn giản, tạo thức ăn tự nhiên cho tôm và các vi sinh vật có lợi trong ao nuôi.
  • Men vi sinh: Các chủng vi khuẩn Bacillus có khả năng phân hủy các chất hữu cơ và tiết ra enzyme, giúp loại bỏ tảo độc có trong ao nuôi tôm.

Trong đó, sử dụng men vi sinh là một phương pháp hiệu quả và bền vững để xử lý tảo độc. Các vi sinh vật có trong men vi sinh có khả năng cân bằng hệ sinh thái trong ao và kiểm soát sự phát triển của tảo mà không gây hại cho môi trường nước. Hai dòng men vi sinh được nhiều bà con sử dụng là Microbe-Lift PBDMicrobe-Lift AQUA C. Cụ thể:

  • Microbe-Lift PBD: Đây là sản phẩm vi sinh chuyên dụng để xử lý tảo độc trong ao nuôi tôm. Microbe-Lift PBD chứa các chủng vi khuẩn có lợi, có khả năng cạnh tranh dinh dưỡng với tảo độc. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn có khả năng phân hủy xác tảo tàn, làm sạch nước và giảm lượng khí độc do tảo tàn gây ra.
  • Microbe-Lift AQUA C: Microbe-Lift AQUA C là một sản phẩm vi sinh được thiết kế đặc biệt cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sản phẩm này chứa các chủng vi khuẩn có lợi giúp phân hủy chất hữu cơ, nitrat, nitrit và amoniac trong nước. Điều này giúp cải thiện chất lượng nước ao nuôi và tạo môi trường sống an toàn cho tôm.
Phân biệt các loại tảo trong ao nuôi tôm và cách xử lý tảo độc
Microbe-Lift giúp xử lý tảo độc hiệu quả.

Bài viết trên đã cung cấp cho bà con các thông tin quan trọng về cách làm như thế nào để phân biệt các loại tảo trong ao nuôi tôm. Việc hiểu rõ đặc điểm của từng loại tảo sẽ giúp bà con quản lý ao nuôi hiệu quả, phòng ngừa và xử lý tảo độc kịp thời. Nếu bà con muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm vi sinh có khả năng xử lý tảo độc thì hãy liên hệ ngay với Biogency thông qua Hotline 0909 538 514 trong hôm nay nhé!

>>> Xem thêm: Đất nhiễm phèn do đâu? Biện pháp cải tạo đất nhiễm phèn trong nuôi tôm

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký