phòng bệnh cho tôm sau bão

Các biện pháp giúp phòng bệnh cho tôm sau bão hiệu quả

Trong quá trình nuôi tôm, mưa bão là một trong những yếu tố gây bất lợi cho bà con vì nó làm thay đổi các đặc tính của nước, gây ảnh hưởng xấu đến tôm, khó nuôi về size lớn, thậm chí là rớt đáy nếu không biết cách chăm sóc và phục hồi ao tôm kịp thời. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ đưa ra các biện pháp phòng bệnh cho tôm sau bão, giúp bà con giảm thiểu thiệt hại do mưa bão gây ra cho ao nuôi tôm của mình.

Mưa bão ảnh hưởng gì đến sức khỏe của tôm?

Tôm là động vật biến nhiệt và nhạy cảm với môi trường, do đó mọi sự thay đổi về nhiệt độ cũng như các điều kiện của môi trường nước đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và sức chịu đựng của tôm. Mưa bão xuất hiện trong quá trình nuôi tôm là điều đáng lo ngại vì nó gây ra tác động tiêu cực cho cả môi trường nước và tôm nuôi.

Khi nước mưa rơi xuống sẽ làm pha loãng nước trong ao, khiến các chỉ số như pH, độ mặn, độ kiềm… đều bị thay đổi, gây ảnh hưởng bất lợi đến tôm. Cụ thể là:

  • Mưa bão làm nhiệt độ nước giảm: Lượng nước mưa trong mỗi trận bão thường lớn và đột ngột, chúng sẽ làm thay đổi đột ngột nhiệt độ của ao. Nhiệt độ nước giảm sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa của tôm, từ đó sức ăn của tôm cũng giảm. (Tham khảo: Theo dõi nhiệt độ ao tôm)
  • Mưa bão làm độ mặn giảm: Khi độ mặn giảm, các loại tảo và vi khuẩn có lợi sẽ ngừng phát triển hoặc phát triển chậm, mà thay vào đó sẽ làm tăng khả năng phát sinh các loại tảo độc (như tảo lam, tảo giáp…) và vi khuẩn có hại..(Tham khảo: Tăng/hạ độ mặn ao tôm)
  • Mưa bão làm độ kiềm giảm: Khi độ kiềm giảm, vỏ tôm sẽ thiếu khoáng chất, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm, khiến chúng lột xác không thuận lợi, thời gian lột xác có thể kéo dài từ 2-3 ngày. (Tham khảo: Nâng/hạ kiềm ao tôm)
  • Mưa bão làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước: Trong thời gian mưa bão hầu như rất hiếm có sự xuất hiện của ánh mặt trời, điều này làm chậm quá trình quang hợp của tảo, khiến cho việc tảo sản sinh oxy trong nước giảm, đồng thời dễ gây ra hiện tượng tảo tàn, làm tăng thêm chất ô nhiễm trong ao, phát sinh khí độc (H2S, NO2, NH3) khiến tôm nổi đầu.

Ngoài ra, tiếng ồn phát ra do mưa giông, sấm sét trong cơn bão còn khiến tôm stress và bơi nhiều xuống đáy ao để ẩn nấp. Khi chúng ăn phải bùn bã hữu cơ ở đáy ao sẽ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột.

phòng bệnh cho tôm sau bão
Mưa bão ảnh hưởng bất lợi đến tôm nuôi, là vấn đề gây đau đầu cho bà con

Việc hiểu rõ mưa bão ảnh hưởng đến tôm như thế nào sẽ giúp bà con khi nhìn vào thực tế ao nuôi tôm của mình sẽ đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của mưa bão và áp dụng biện pháp phòng bệnh cho tôm sau bão thích hợp.

Các biện pháp giúp phòng bệnh cho tôm sau bão hiệu quả

Ổn định lại môi trường nước là việc đầu tiên cần thực hiện

Mưa bão tác động nhiều nhất đến môi trường nước mà tôm đang sống, và từ đó chúng ảnh hưởng đến tôm, do đó việc đầu tiên bà con cần làm để phòng bệnh cho tôm sau bão là thực hiện các biện pháp để ổn định lại chất lượng nước càng sớm càng tốt. Các việc cần làm là:

  • Kiểm tra xung quanh bờ ao, các cống thoát nước xem có bị hư hỏng hay sạt lở không và gia cố ngay. Đồng thời quan sát ao nuôi tôm nếu thấy có cành, lá cây rơi xuống nhiều cần vớt lên.
  • Kiểm tra mực nước của ao, nếu mực nước tăng cao quá 1,2-1,5 mét cần xả bớt nước (ưu tiên xả nước mặt – nước mưa và nước đáy ao – nhiều chất ô nhiễm).
  • Kiểm tra chất lượng nước ao, điển hình là các thông số về độ pH, độ kiềm, độ mặn, oxy hòa tan, độ đục… và điều chỉnh nếu có bất thường. Đối với ao nuôi tôm thẻ chân trắng, các ngưỡng cần kiểm soát đối với mỗi thông số là:
    • pH: 7,5 – 8,5.
    • Độ kiềm: 120 – 180 mg CaCO3/l.
    • Độ mặn: 10 – 25‰.
    • Oxy hòa tan: DO > 4 mg/l.
    • Độ đục: 30 – 35 cm.
  • Sử dụng men vi sinh AQUA C để ổn định môi trường nước là phương án mà bà con nên lựa chọn sử dụng vì AQUA C sẽ giúp xử lý hiệu quả lợn cợn trong nước, điều chỉnh màu nước thông qua việc kích thích tảo có lợi phát triển mà không gây hại hay sốc cho tôm. Bà con nên dùng liều cao từ 1,5-2 lần so với thông thường để hiệu quả nhanh hơn (liên hệ với Biogency để được hỗ trợ).
phòng bệnh cho tôm sau bão
Phòng bệnh cho tôm sau bão với men vi sinh xử lý nước nuôi tôm Microbe-Lift AQUA C.
  • Trường hợp ao nuôi tôm bị đục nhiều do bùn, đất, hạt sét… rơi xuống, bà con nên xử lý bằng cách dùng các sản phẩm xử lý độ đục, Nhôm Sunfat…PAC để xử lý, sau đó mới sử dụng men vi sinh để gây lại màu nước và ổn định chất lượng nước. Lưu ý: Tùy vào tình hình của ao nuôi tôm mà bà con sử dụng liều lượng cho phù hợp. Nên tham khảo ý kiến từ người bán.
  • Thời điểm sau mưa cũng là lúc khí độc dễ bùng phát, do đó bà con nên dùng thêm men vi sinh AQUA N1 đánh ép xuống ao để tiêu diệt triệt để khí độc.
phòng bệnh cho tôm sau bão
Phòng bệnh cho tôm sau bão với men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi tôm Microbe-Lift AQUA N1.

Theo dõi các dấu hiệu khác thường ở tôm

Song song với việc ổn định môi trường nước, để phòng bệnh cho tôm sau bão hiệu quả, bà con nên quan sát các dấu hiệu về sức khỏe của tôm, như: phản ứng tôm có linh hoạt không hay màu sắc, đường ruột, gan tụy, phân tôm… có bình thường không, tôm có bị đen mang hoặc vàng mang hay không và từ đó điều trị bệnh cũng như điều chỉnh giảm lượng thức ăn cho phù hợp.

Quản lý thức ăn của tôm

Sau khi bão tan bà con mới nên cho tôm ăn lại, lượng thức ăn cho ăn lúc này cũng giảm hơn so với bình thường vì tôm còn khá yếu, khoảng từ 30-50% là được. Trong quá trình cho ăn, bà con nên canh nhá để xem tôm có ăn hết thức ăn không và tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với sức ăn của tôm.

Song song với việc cho ăn, bà con nên cung cấp thêm vitamin C, các loại khoáng chất cũng như men đường ruột DFM, chất bổ gan… để tăng sức chống chịu cho tôm trước sự thay đổi bất thường của thời tiết và tăng cường khả năng phòng bệnh cho tôm sau bão.

Tham khảo: Các tính lượng thức ăn cho tôm

Lưu ý khi thả giống mới

Nếu sau mùa bão bà con có dự định thả lứa giống tôm mới, bà con nên chú ý vì đây là thời điểm dễ xảy ra dịch bệnh, vi khuẩn cũng như vi-rút rất dễ xâm nhập vào ao nuôi và phát triển mạnh. Vì vậy, công tác chuẩn bị và cải tạo ao nuôi trước khi thả giống cần được quan tâm và thực hiện kỹ lưỡng. Nước ao phải được xử lý bằng Chlorine 30ppm, đồng thời chạy quạt từ 10-15 ngày trước khi thả giống.

Bà con cũng nên xây dựng ao để lắng và xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi. Sử dụng chế phẩm sinh học để gây màu nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm khi thả giống.

Tham khảo: Cách thả tôm giống khỏe mạnh

Trên đây là những biện pháp giúp phòng bệnh cho tôm sau bão mà bà con có thể tham khảo và áp dụng cho ao nuôi tôm của mình. Nếu có bất kỳ khó khăn nào cần hỗ trợ, bà con hãy liên hệ Biogency theo Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký