Để hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình nuôi tôm ở mật độ cao có trải bạt nền đáy, các hộ nuôi tôm cần phải có quy trình xử lý ao nuôi hợp lý như về chuẩn bị ao, thả giống, chăm sóc… Bài viết này Biogency sẽ chia sẻ đến bạn quy trình xử lý nước ao nuôi dành cho ao bạt, mong rằng sẽ giúp ích đến bạn.
Các nội dung chính
Chuẩn bị ao bạt
- Khi lót ao bạt cần làm phẳng đáy ao và phần đáy ao cần được phơi khô. Ao được đầm nén kỹ bờ, nền đáy dạt nghiêng về cống thoát nước.
- Có thể sử dụng chất liệu bạt hay vải địa chống thấm HDPE, các tấm được dán kín phần mép và trải toàn bộ lên nền đáy và bờ ao.
- Quá trình trải bạt không vuốt quá sát nền đáy, thiết kế 3 đến 4 ống thoát khí nối từ đáy ống lên bờ để tránh hiện tượng khí tích tụ dưới đáy làm bạt bị phồng khi đưa nước vào ao nuôi
- Trường hợp ao nuôi đã trải qua mùa vụ, thì người nuôi cần tháo bạt để róc nước, sau đó sử dụng máy bơm cao áp để xịt rửa sạch các chất cặn bẩn bám trên bề mặt của bạt. Nên sử dụng nước chứa 5% Chlorine rải đều trên bề mặt bạt và phơi trong 5 ngày mới sử dụng.
Lấy nước vào ao
Quá trình cấp nước: nước được lấy từ ao lắng được khử trùng bằng Chlorine với liều lượng 30 ppm/1000m3. Sau khoảng 10 ngày mới lấy nước qua túi lọc và độ sâu ao nuôi lớn hơn 1,4m.
- Khi lấy nước từ ao lắng cần tránh:
- Nước thuỷ triều phát sáng vào ban đêm (chủng vi khuẩn
- Nước chứa nhiều váng bọt và huyền phù lơ lửng
- Không lấy được nước thuỷ triều
- Độ mặn của nước không vượt quá 25 ‰.
- Tránh cấp nước khi có thông tin dịch bệnh xuất hiện tại vùng nuôi
Lắp đặt quạt khí: với diện tích ao nuôi khác nhau mà người nuôi có thể lắp đặt dàn quạt khí với số lượng khác nhau, bình thường sẽ lắp đặt 2 dàn quạt từ 15 – 17 cánh, đảo chiều nhau để đảm bảo dòng nước theo 1 chiều trong quá trình vận hành. Ao nuôi có diện tích từ 2000 – 3000m2 nên lắp đặt 3 giàn quạt, diện tích 3000 – 5000m2 lắp đặt 4 – 6 giàn quạt.
Hệ thống quạt nước có tác dụng làm tăng lượng oxy hòa tan trong nước, tạo ra dòng chảy kích thích tôm bắt mồi, giúp chất lượng nước cân bằng, chất thải được gom về giữa ao tiện cho việc vệ sinh và thuận tiện cho việc xiphong đáy ao.
Tham khảo: Cách bố trí quạt nước trong ao nuôi tôm
Bổ sung men vi sinh xử lý nước ao nuôi
Sau khi cấp nước vào ao nuôi nên sử dụng men sinh có lợi để diệt khuẩn, tạo hệ vi sinh lành mạnh có nước và tôm nuôi. Với những ưu điểm vượt trội chất lượng và phương pháp nuôi cấy, men vi sinh Microbe-Lift chính là sự lựa chọn phù hợp để cân bằng môi trường ao nuôi, phẩn huỷ lượng hữu cơ và bùn đáy dư thừa, ngoài ra còn thể tăng sức đề kháng cho tôm nuôi: Cụ thể:
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp tạo ra hệ sinh thái sạch sẽ cho ao nuôi, hạn chế bớt vi sinh vật gây bệnh và phòng ngừa khí độc hại xuất hiện trong giai đoạn trước khi tôm giống, nên sử dụng với liều 1 lít cho khoảng 2.000 – 10.000 m3 thể tích ao.
- Men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1 là men vi sinh dạng lỏng, ứng dụng trong phòng ngừa và xử lý các loại khí độc trong ao, hồ nuôi trồng thủy sản hiện nay. Đặc biệt là giảm bớt nồng độ khí độc NH3, NO2, H2S có mặt trong ao nuôi. (Tham khảo ảnh hưởng của khí độc đến ao nuôi tôm)
Gây màu
Bản chất của việc gây màu tôm chính là kích thích sự phát triển cổng các loại tảo có lợi sẵn có trong ao nuôi với mật độ cần thiết. Với mỗi điều kiện môi trường nuôi khác nhau, chúng ta sẽ có phương pháp gây màu khác nhau. Thông thường để có thể chuẩn hóa môi trường ao, người nuôi nên chuẩn hoá môi trường, người nuôi nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng dolomite hay mật rỉ để kích thích sự phát triển của tảo có lợi.
Thả giống
Nên chọn tôm giống từ những nhà cung cấp uy tín, quá trình chuyển về phải được kiểm dịch và điều chỉnh độ mặn hợp lý, độ pH của túi đựng tôm với ao nuôi, nên thả tôm lúc mát trời. Cân bằng nhiệt môi trường ao nuôi để tránh tôm nuôi bị sốc nhiệt, mật độ thả tôm nuôi từ 120 – 150 con/m2. (Tham khảo cách chọn tôm giống chất lượng)
Quá trình chăm sóc và quản lý
– Thức ăn: Cung đúng với khẩu phần và hàm lượng đạm phù hợp với sự phát triển của tôm nuôi. Kiểm soát lượng thức ăn để tránh thừa hoặc thiếu, tránh để tôm ăn khi trời mưa hay khi có sự thay đổi của nhiệt độ hay độ mặn.
– Quá trình tôm lột xác nên giảm lượng thức ăn và bổ sung nhiều chất khoáng. Cứ theo định kỳ nên bắt tôm để tiến hành quan sát, nếu phần ruột tôm có màu đen sẫm thì đó là biểu hiện của tôm bị thiếu thức ăn, phải bổ sung thức ăn tự nhiên. Do vậy phải tăng cường thêm lượng thức ăn cho tôm, nếu ruột tôm có màu nâu là thức ăn được cung cấp đầy đủ. (Xem chu kỳ lột xác của tôm)
– Sau khi thả tôm tầm 10 ngày nên sử dụng chế phẩm vi sinh để làm sạch nước ao nuôi, duy trì độ sâu để ổn định nhiệt độ ao nuôi. Sau 4 tháng nuôi, nên xi phong đáy định kỳ 4 ngày/lần, khi xiphong phải nhẹ nhàng, điều chỉnh van phù hợp, cẩn thận để tránh tôm bị hút theo ống xiphong.
– Kiểm soát môi trường: Các yếu tố trong môi trường ao nuôi như pH, độ kiềm, Oxy, độ mặn cần phải kiểm tra thường xuyên để có biện pháp khắc phục kịp thời khi có sự cố. Duy trì các yếu tố môi trường ở ngưỡng thích hợp cho tôm nuôi như: pH: 7,5 – 8,5; Oxy hòa tan: 4mg/l; độ kiềm từ 80-120 mg/l ; độ mặn 15 – 25‰. Nếu độ pH thấp hay độ kiềm < 70 thì tạt thêm vôi CaCO3 kết hợp Dolomite vào ban đêm. Còn độ kiềm >230 thì nên thay bớt nước trong ao nuôi (duy trì độ trong từ 35 – 40 cm). Màu nước nên duy trì màu mận hay màu xanh nõn chuối.
– Ở tháng đầu tiên khi thả tôm chỉ nên quạt khí về đêm, sang tháng tiếp theo cần vận hành quạt khi 24/24, cẩn thận hơn nên chuẩn bị máy phát điện để phòng trường hợp nguồn điện bị ngắt.
– Nên sử dụng men vi sinh làm sạch nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C theo chu kỳ 10 ngày/1 lần để xử lý nước ao nuôi thường xuyên.
– Trong quá trình nuôi cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, quản lý tốt các yếu tố môi trường, ngăn chặn các mầm bệnh có nguy cơ xâm nhập vào vùng nuôi. Nên vệ sinh khử trùng dụng cụ và đồ bảo hộ lao động trước khi vào khu vực nuôi.
– Phòng ngừa – hạn chế nhớt bạt xuất hiện: Giữ mực nước ao ổn định sao cho ánh sáng không xuyên được xuống đáy. Gây màu nước ao (Tham khảo: Cách gây màu nước ao nuôi tôm) và bổ sung lượng thức ăn phù hợp như đã đề cập phía trên để tránh hiện tượng nhớt bạt. Xử lý môi trường thường xuyên bằng cách bổ sung dưỡng chất đảm bảo sức khỏe tôm nuôi, đây là yếu tố cần và đủ để tránh được sự gây hại của nhớt bạt.
Đặc điểm vượt trội khi sử dụng ao nuôi lót bạt
Việc sử dụng ao nuôi được lót bằng bạt sẽ giúp chúng ta dễ dàng quản lý chất lượng ao nuôi do không có sự tiếp xúc với phần đất của đáy và đất bờ ao.
- Hạn chế phèn xâm nhập, tránh độ pH bị suy giảm khi gặp trời mưa lớn (Tham khảo cách xử lý ao tôm khi trời mưa). Bên cạnh đó là ngăn chặn sự xâm nhập mặn từ các khu vực khác, kiểm soát tối đa sự thất thoát nước trong ao nuôi tôm.
- Sự trơn cứng của bạt còn giúp hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, ngoài ra con còn giúp hạn chế sự phát triển của các loại mầm bệnh tích tụ.
- Việc lót bạt cũng giúp người nuôi rút ngắn thời gian làm sạch đáy ao từ hơn 1 tháng xuống chỉ còn 5 đề 8 ngày, từ đó làm tăng thêm số vụ nuôi mỗi năm với năng suất vụ thu cao hơn.
- Dễ dàng tạo hố xi phông ở giữa nền đáy, giảm bớt sự tích tụ chất thải và các loại khí độc, giúp loại bỏ bớt các chất lơ lửng gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi.
- Có thể thả tôm với mật độ cao trên cùng một đơn vị diện tích do hệ thống quạt dễ dàng cung cấp oxy tại ao bạt.
- Đáy ao lót bạt nên thời gian thu hoạch sẽ nhanh hơn, ít tôm bị bẩn mang hơn (do ít bùn hữu cơ tích luỹ), nâng cao năng suất vụ thu.
- Ngoài ra, với lớp lót bạt đáy còn giúp ngăn chặn sự xói mòn của bờ ao do mưa gió và dòng nước tác động từ quạt, từ đó giảm đáng kể chi phí bảo trì và sửa chữa ao nuôi.
Xem thêm: Quy trình xử lý nước ao nuôi dành cho ao đất
___________________________________
Với những kiến thức chi tiết về quy trình xử lý nước ao nuôi phía trên (dành cho ao bạt), hy vọng bà con có thể vận dụng được kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế này. Chúc các bạn thành công!Để được tư vấn chi tiết hơn về kỹ thuật xử lý nước ao nuôi tôm bằng các phương pháp sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua số HOTLINE: 0909 538 514
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh