tôm chết lai rai

Nguyên nhân tôm chết lai rai và cách xử lý

Tôm chết lai rai là hiện tượng thường gặp trong quá trình thả nuôi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng tôm thu hoạch. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do đâu? Và làm thế nào để xử lý?

Nguyên nhân tôm chết lai rai

Tôm chết lai rai xảy ra thường là do:

Chất lượng con giống không đồng đều

Người ta thường nói, chất lượng tôm giống quyết định đến 50% sự thành bại của vụ nuôi. Con giống tốt cộng với quá trình nuôi khoa học sẽ giúp tôm phát triển đồng đều, ít nhiễm bệnh, chết lai rai và có tỷ lệ về size lớn cao. Ngược lại, chất lượng con giống không đồng đều sẽ khiến tôm dễ chết trong quá trình lột xác. Cụ thể là trong một vụ nuôi, tôm lột xác rất nhiều lần để thay lớp vỏ của chúng. Trong quá trình lột, những con tôm yếu không chịu được áp lực cao của môi trường sẽ dễ bị nhiễm bệnh, vỏ tôm bị mềm hoặc bị con tôm khác ăn thịt, gây nên hiện tượng tôm chết lai rai.

Thời tiết diễn biến thất thường

Yếu tố thời tiết luôn là nỗi lo của bà con nuôi tôm, đặc biệt là khi mưa nắng thất thường làm nhiệt độ ao nuôi thay đổi khiến tôm bị sốc. Điều này cũng phần nào liên quan đến chất lượng tôm trong ao. Ví dụ như khi thời tiết mưa bất thường làm nhiệt độ trong ao nuôi bị giảm đột ngột và các chỉ số khác như pH, độ kiềm… cũng biến động ra khỏi ngưỡng chịu đựng của tôm, những con tôm có sức đề kháng yếu hơn thường không chống chọi được sẽ chết đi. Hoặc vào những ngày cao điểm của nắng nóng cũng dễ xảy ra tình trạng tương tự.

Tham khảo: Xử lý ao tôm khi trời mưa

01 tom chet lai rai
Ao nuôi tôm gặp mưa dễ làm tôm chết lai rai

Chất lượng nước nuôi tôm trong ao không ổn định

Nguyên nhân của việc này là do bà con chưa quản lý tốt môi trường ao nuôi, điển hình là:

  • Cho tôm ăn quá nhiều thức ăn khiến chúng dư thừa và làm ô nhiễm môi trường nước, một phần gây bẩn nước và đáy ao, phần khác tạo điều kiện cho khí độc hình thành. (Tham khảo: Cách tính lượng thức ăn cho tôm)
  • Phân tôm, vỏ tôm lột không được xi-phông thường xuyên cũng là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước và khiến khí độc gia tăng nhanh chóng.
  • Tảo phát triển quá mức làm giảm nồng độ oxy trong nước của tôm, tôm phải ngoi lên mặt nước để lấy oxy khiến chúng dễ bị sốc và chết lai rai. (Xem các loại tảo độc trong ao tôm)
  • Nước thay từ ao lắng chưa đáp ứng các yêu cầu cho sự phát triển của tôm, điển hình là pH, độ mặn, độ đục, độ kiềm, độ cứng, còn vi khuẩn gây bệnh,… khi đưa vào ao nuôi khiến tôm bị sốc và dẫn đến hiện tượng tôm chết lai rai.

Dịch bệnh phát sinh trong quá trình thả nuôi

Tính từ lúc bắt đầu thả nuôi đến khi thu hoạch 1 vụ tôm là khoảng 90 – 120 ngày, trong quá trình này nếu các yếu tố từ con giống, thời tiết hay công tác quản lý ao nuôi có sai sót sẽ rất dễ khiến dịch bệnh phát sinh. Một khi tôm nhiễm bệnh, khả năng đề kháng và chống chọi của chúng sẽ bị giảm đi đáng kể, gây nên hiện tượng tôm chết lai rai ở thời gian đầu nhiễm bệnh đối với các con tôm yếu và dần lan rộng trên khắp ao nuôi với tỷ lệ chết cao. Điển hình có thể kể đến là dịch bệnh EHP.

02 tom chet lai rai
Tôm bị nhiễm dịch bệnh EHP.

Dịch bệnh còn dễ phát sinh hơn khi bà con không chú ý đến việc nghe khuyến cáo từ cán bộ địa phương và chủ động phòng ngừa. Ví dụ, trong một khu vực thả nuôi, nếu có một ao nuôi tôm bị nhiễm virus gây bệnh có khả năng truyền nhiễm, khả năng các ao lân cận cũng nhiễm bệnh là rất cao vì dùng chung nguồn nước.

Bổ sung vô tội vạ các sản phẩm xuống ao

Việc này thường xảy ra khi bà con nuôi tôm ở giai đoạn 60 – 90 ngày tuổi. Vì đây là giai đoạn quan trọng để thúc tôm về size lớn, do đó bà con thường cho tôm ăn nhiều, bổ sung khoáng, vi sinh nhiều quá mức cần thiết khiến tôm bị ngộp, đồng thời làm thay đổi chất lượng nước nuôi. Chưa kể đến nhiều bà con còn lạm dụng kháng sinh để đánh xuống ao với hy vọng phòng ngừa tôm bệnh để nuôi về size lớn, điều này đã vô tình khiến tôm kháng lại kháng sinh và chậm lớn.

Cách xử lý tôm chết lai rai

Việc đầu tiên bà con cần làm khi thấy tôm chết lai rai là đo nhanh các chỉ số của môi trường nước, và cần xử lý khi chúng vượt ra khỏi các ngưỡng sau:

  • pH từ 7,5 – 8,5. Nếu pH quá cao có thể dùng mật rỉ đường hoặc phèn nhôm để hạ pH. Ngược lại, nếu pH quá thấp có thể dùng vôi bột (CaCO3) để nâng pH. (Xem cách nâng/hạ ph ao tôm)
  • Nhiệt độ 25℃ – 30℃. Trong trường hợp nhiệt độ vượt khỏi ngưỡng này cần tăng cường quạt và sục khí để tránh phân tầng nhiệt độ trong ao khiến tôm bị sốc. (Xem cách quản lý nhiệt độ ao tôm)
  • Oxy hòa tan > 4 mg/l. Khi đo thấy Oxy hòa tan < 4 mg/l cần tăng cường quạt và sục khí, cần thiết có thể bổ sung thêm viên oxy vào ao nuôi để tăng oxy cho tôm. (Xem cách quản lý oxy hòa tan ao tôm)
  • Độ mặn từ 10 – 15‰. Trường hợp độ mặn thấp có thể pha thêm nước biển, muối biển nhân tạo hoặc nước ót vào ao nuôi. Nếu độ mặn quá cao thì pha thêm nước ngọt để giảm độ mặn.(Xem cách giảm độ mặn ao tôm)
  • Độ kiềm từ 120 – 180 mg CaCO3/L. Nếu độ kiềm quá thấp có thể dùng Bicarbonate hoặc Calcium chloride để nâng kiềm. Ngược lại, nếu độ kiềm quá cao có thể dùng EDTA Super để hạ kiềm, hoặc cũng có thể thay nước hoặc xử lý tảo để hạ kiềm. (Xem cách nâng/hạ kiềm ao tôm)
  • Độ trong từ 30 – 45cm. Có thể dùng men vi sinh để cắt tảo độc và nuôi lại tảo khuê/tảo Silic giúp ao nuôi có màu nước đẹp và độ trong phù hợp.
  • Độ cứng từ 20 – 150ppm. Trường hợp độ cứng > 300ppm có thể dùng EDTA để hạ xuống.
  • Khí độc NH3, NO2 < 0,1mg/l. Nếu khí độc lớn hơn 0,1mg/l, cần dùng men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 để xử lý khí độc, trường hợp khí độc tăng quá cao thì dùng Bio-Choice AQUA để cấp cứu cho tôm rồi sau đó mới dùng AQUA N1.
03 tom chet lai rai
Hai sản phẩm giúp xử lý khí độc ao nuôi tôm hiệu quả.
  • Khí độc H2S < 0,01mg/l. Nếu khí độc H2S 0,01mg/l cần dùng men vi sinh AQUA SA để xử lý bùn đáy ao, từ đó loại bỏ khí độc này ra khỏi ao nuôi tôm.

Tiếp theo đó, bà con cần kiểm tra xem tôm đang có bị nhiễm bệnh nào hay không và tiến hành điều trị bệnh kịp thời để giảm hiện tượng tôm chết lai rai. Trong thời gian này, bà con nên giảm lượng thức ăn cho tôm để tránh làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước, đồng thời bổ sung thêm vào nước khoáng chất cũng như men vi sinh để tăng đề kháng cho tôm, giúp tôm nhanh khỏi bệnh. Một số sản phẩm mà con nên bổ sung là:

Quản lý tốt chất lượng con giống ban đầu và môi trường nước trong quá trình nuôi là 2 yếu tố chính để giảm thiểu tình trạng tôm chết lai rai suốt mùa vụ. Nếu bà con đang gặp phải tình trạng tôm chết lai rai mà chưa biết cách xử lý, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua Hotline 0909 538 514, kỹ sư thủy sản của chúng tôi sẽ hỗ trợ bà con kịp thời.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký