Phương pháp xử lý nước thải ngành cao su luôn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp sản xuất ngành cao su. Cho nên để giữ môi trường luôn trong lành, không ảnh hưởng đến cuộc sống xung quanh thì vấn đề xử lý nước thải trong ngành cao su rất quan trọng.
Các nội dung chính
Nguyên nhân sinh ra nước thải trong ngành cao su
Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất sau:
- Nước thải từ quá trình sản xuất mủ khối.
- Nước thải từ quá trình chế biến mủ skim.
- Nước thải rửa từ dây chuyền sản xuất mủ.
- Nước thải từ quá trình sản xuất mủ ly tâm.
Thói quen sinh hoạt của công nhân, nhân viên nhà máy cao su cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Thành phần, tính chất của nước thải ngành cao su
- Nước thải chế biến cao su có pH trong khoảng 4,2 đến 5,2 do sử dụng acid để làm đông mủ cao su. Đối với mủ skim có nước thải pH thấp hơn nhiều. Đối với cao su khối được chế biến từ nguyên liệu đông tụ tự nhiên thì nước thải có pH cao hơn và tính acid chủ yếu là acid béo bay hơi, kết quả của sự phân hủy sinh học các lipid và phospholiqid xảy ra trong tồn rửa nguyên liệu.
- Hơn 90% nước thải trong cao su là nước thải rắn dễ bay hơi.
- Do việc sử dụng amoniac để chống đông tụ trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ mủ cao su làm cho hàm lượng Ni tơ trong amoniac rất cao.
- Phát sinh mùi hôi trong quá trình phân hủy protein ở môi trường acid. Tạo thành nhiều khí khác nhau như NH3, CH3COOH, H2S..
- Thành phần COD có thể lên đến 15.000 mg/l, BOD có thể lên đến 12.000 mg/l, hàm lượng ammonium và photpho cao.
Bạn có thể tham khảo tính chất ô nhiễm của nước thải cao su để hiểu rõ nước thải cao su ảnh hưởng như thế nào đến môi trường
Tác hại nước thải trong ngành cao su
- Ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng dẫn đến nước bị đục, đen ngòm, nổi ván lợn cặn; bốc mùi hôi thối nồng đặc.
- Làm chết thủy sinh vật, hạn chế sự phát triển thực vật, làm mất cân bằng sinh thái.
- Những nơi tiếp nhận nước thải, do quá trình lên men yếm khi sinh ra mùi hôi khó chịu lan khắp các vùng, gây khó thở, mệt mỏi cho dân cư; nước nguồn bị nhiễm bẩn không thể sinh hoạt.
Có thể thấy nước thải nhà máy cao su ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; đời sống, sức khỏe con người. Dễ sinh ra các căn bệnh khó chữa như ung thư, lở loét..
Phương pháp xử lý nước thải trong ngành cao su
Mục đích xử lý nước thải cao su chính là hạn chế những chất ô nhiễm trong nước thải đến mức độ có thể chấp nhận được theo tiêu chuẩn quy định. Các phương pháp xử lý thường áp dụng đó là: Phương pháp xử lý cơ học, Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý và Phương pháp xử lý sinh học.
Phương pháp xử lý cơ học
Xử lý nước thải trong ngành cao su bằng phương pháp xử lý cơ học này dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng ra khỏi nước thải. Như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác. Lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực ly tâm và lọc. Tùy thuộc vào tính chất lý hóa; nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch để lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.
Phương pháp hóa học và hóa lý
Trung hòa: Nước thải có chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa về pH khoảng 6.5 đến 8.5 trước khi thải vào nguồn tiếp nhận hoặc sử dụng cho công nghệ tiếp theo. Có thể dùng: NaOH, KOH,..để trung hòa nước thải. Tùy thuộc vào thể tích, nồng độ nước thải, chi phí để áp dụng phương pháp này.
Keo tụ: Sử dụng chất keo tụ sẽ giảm liều lượng chất keo tụ. Giảm thời gian keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông keo. Các chất hỗ trợ keo tụ có nguồn gốc tự nhiên thường dùng như tinh bột, ete..
Phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học dựa trên cơ sở hoạt động của các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm. Xử lý bằng phương pháp sinh học được chia thành hai loại:
Phương pháp xử lý kỵ khí: Sử dụng các nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy.
Phương pháp xử lý hiếu khí: Sử dụng vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục.
Microbe-Lift IND
Sử dụng chế phẩm vi sinh vừa bảo vệ môi trường vừa mang lại hiệu quả trong xử lý nước thải. Hiện nay chế phẩm được nhiều nhà máy áp dụng là vi sinh Microbe-Lift. Sản phẩm được nghiên cứu bởi các chuyên gia Hoa Kỳ và được sản xuất tại Mỹ.
Tùy vào mục đích sử dụng mà nhà máy sẽ lựa chọn chế phẩm phù hợp.
Để giảm nồng độ BOD, COD trong nước thải cao su thì nhà máy nên dùng vi sinh Microbe-Lift IND. Đây là sản phẩm chứa quần thể vi sinh được cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường.
Lợi ích vi sinh:
- Chuyên dùng giảm COD, BOD, TSS và hàm lượng chất rắn lơ lửng.
- Cải thiện hiệu suất và duy trì sự ổn định của hệ thống xử lý nước thải.
- Đẩy mạnh quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ, chất hữu cơ chậm phân hủy.
- Giảm chết vi sinh do sốc tải. Giúp vi sinh hồi phục nhanh sự cố của hệ thống xử lý nước thải.
- Cải thiện quá trình lắng của bể lắng. Đồng thời, giảm thể tích bùn sau xử lý,
- Giảm thiểu và kiểm soát mùi hôi của hệ thống.
Tùy thuộc vào mức độ, quy mô hệ thống nước thải mà sử dụng liều lượng phù hợp. Liên hệ 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.
Ngoài ra, các nhà máy có thể sử dụng Vi sinh Microbe-Lift SA có công dụng chính là: Tăng cường quá trình phân hủy các hợp chất khó phân hủy sinh học và giảm bùn. Và Vi sinh Microbe-Lift OC-IND công dụng chính là kiểm soát và giảm thiểu mùi hôi.
Tham khảo:
Sử dụng vi sinh Microbe-Lift trong xử lý nước thải là phương pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí cho các nhà máy. Hy vọng các thông tin sẽ giúp người đọc hiểu thêm về nguyên nhân, và cách xử lý nước thải trong ngành cao su một cách hiệu quả, nhanh chóng.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh