hội chứng lỏng vỏ tôm thẻ chân trắng

Hội chứng lỏng vỏ ở tôm thẻ chân trắng – nguyên nhân và cách phòng trị

Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, bà con khi nuôi tôm sẽ thường xuyên gặp phải vấn đề tôm bị nhiễm bệnh, một trong số đó là bệnh lỏng vỏ (LSS). Trong bài viết dưới đây, Biogency sẽ giới thiệu đến bà con nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị hội chứng lỏng vỏ (LSS) ở tôm thẻ chân trắng.

Nguyên nhân phát sinh bệnh

Dựa theo đặc điểm hình thái và xét nghiệm sinh hóa từ nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, người ta đã phân lập được 4 loại vi khuẩn từ những con tôm bị bệnh: Vibrio harveyi, Vibrio alginolyticus, Vibrio fluvialis và Vibrio parahaemolyticus. Cũng từ quá trình nghiên cứu này mà phát hiện ra rằng việc thiếu khoáng chất, chất lượng nước ao nuôi kém, quản lý ao nuôi không hiệu quả cùng với sự liên kết của vi khuẩn Vibrio là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng vỏ lỏng ở tôm nuôi.

1 Hoi chung long vo LSS o tom the chan trang
Hình 1: Hội chứng lỏng vỏ ở tôm thẻ chân trắng (LSS)

Bên cạnh những nguyên nhân phát bệnh từ con giống, hội chứng lỏng vỏ ở tôm thẻ chân trắng còn có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

  • Do thiếu dinh dưỡng: Tôm thẻ chân trắng thiếu canxi và photpho, vitamin và khoáng chất là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Khi tôm tiến hành quá trình lột xác, lớp vỏ mới sẽ cứng lại trong vòng 24 giờ, và nếu tôm không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết thì sẽ bị mềm và lỏng vỏ.
  • Tác động bên ngoài: 
    • Nước ao bị ô nhiễm: Nước ao nhiễm cặn công nghiệp, hoặc hóa chất, cặn nông nghiệp.
    • Độ mặn của nước ao và độ kiềm thấp quá mức. (Tham khảo quản lý độ mặn ao tôm)
    • Nuôi tôm với mật độ dày đặc cũng dễ dẫn đến bệnh lỏng vỏ ở tôm. 

Tham khảo: Tôm mềm vỏ và cách khắc phục

Triệu chứng khi tôm mắc bệnh lỏng vỏ

Tôm mắc bệnh lỏng vỏ thường có triệu chứng chậm chạp, lờ đờ. Ngoài ra các cơ và vỏ bị mềm, bị nhão và tôm ăn kém. Đặc biệt, vỏ của tôm bị hư hại nghiêm trọng, xuất hiện lớp keo trên bề mặt khiến tôm khó lột xác trong thời gian dài và vi khuẩn bám phần lớp ngoài của tôm. 

Các sắc tố melanin tại phần gan tụy khiến phần gan bị teo lại và nhỏ hơn so với tôm bình thường. Tôm bị bệnh thường có phần ruột màu sữa đục. Ngoài ra cơ và vỏ tôm có thể nhìn thấy được với khoảng cách rất rõ ràng.

2 Hoi chung long vo LSS o tom the chan trang
Hình 2: Tôm có triệu chứng của bệnh lỏng vỏ LSS

Ngoài ra, hội chứng này còn làm cho tôm bị loạn dưỡng cơ, rơi vào trạng thái hôn mê và mềm, nhũn thịt.

Nghiên cứu mô bệnh học

Kết quả khi nghiên cứu mô bệnh học của các nhà khoa học chỉ ra rằng: Phần gan tụy, cơ tôm và mang của tôm nhiễm bệnh đã bị hư hỏng hoàn toàn. Không những vậy phần bùn đất bám trên mang tôm cũng làm suy giảm mạnh quá trình hô hấp của tôm. Có thể nhận thấy dễ dàng dấu hiệu trên tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh cũng tương tự dấu hiệu tôm sú nhiễm LSS đã được báo cáo vào năm 1989.

3 Hoi chung long vo LSS o tom the chan trang
Hình 3: (A) Sự sắp xếp của các tế bào sợi thể hiện qua ký hiệu T của phần cơ trên cơ thể tôm, (B) Tôm bị mất cấu trúc sợi cơ
4 Hoi chung long vo LSS o tom the chan trang
Hình 4: (E) Mang tôm lúc bình thường, (F) Tơ mang của tôm bị nhiễm LSS

Cách phòng trị hội chứng lỏng vỏ ở tôm thẻ chân trắng 

Để phòng trị hội chứng này một cách hiệu quả, bà con lưu ý những phương pháp sau:

  • Quản lý kỹ nguồn nước cấp và nguồn gốc nguồn nước ao. Ngoài ra nên thường xuyên diệt khuẩn nguồn nước cấp, nếu phát hiện thấy quá nhiều chất độc hại trong ao thì bà con nên thay nước ao. Việc này nhằm giúp giữ cân bằng môi trường nước và sự phát triển của tảo có lợi, ức chế tối đa sự phát triển của hại tảo trong ao. (Tham khảo: Quy trình xử lý nước ao nuôi)
  • Ngoài ra trong quá trình nuôi bà con nên diệt khuẩn ao định kỳ và sử dụng hàm lượng khoáng chất vừa đủ để đảm bảo đủ tôm có đủ chất trong quá trình tạo vỏ. Đặc biệt nên sử dụng thêm men vi sinh làm sạch nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C. Đây là sản phẩm vi sinh chứa các chủng vi sinh vật đã được phân lập, có khả năng phân hủy chất bài tiết, thức ăn thừa nhằm làm sạch nước ao nuôi. Bên cạnh đó, Microbe-Lift AQUA C còn có khả năng ức chế các vi sinh vật gây bệnh, giảm tối đa chất thải hữu cơ và hạn chế hình thành lớp bùn đáy tích tụ. Từ đó giảm tỷ lệ chết của tôm và hỗ trợ tôm phòng trị được các bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh lỏng vỏ.
5 Hoi chung long vo LSS o tom the chan trang
Hình 5: Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C giúp ức chế các vi sinh vật gây bệnh, hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh ở tôm
  • Quản lý kỹ nguồn thức ăn cho tôm, không chọn những thức ăn không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Nên bổ sung thêm vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM để hỗ trợ đường tiêu hóa tôm thẻ chân trắng. Vi sinh bao gồm các hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm, được nhiều trại nuôi áp dụng trong phòng ngừa bệnh và tăng cường sức đề kháng tôm, cải thiện hệ miễn dịch. Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift trộn với thức ăn cho tôm giúp ao nuôi bổ sung được một lượng lớn các vi sinh vật có lợi và ức chế hiệu quả sự phát triển của hại khuẩn, từ đó hỗ trợ phòng ngừa bệnh lỏng vỏ (LSS) ở tôm thẻ chân trắng một cách hiệu quả.
6 Hoi chung long vo LSS o tom the chan trang
Hình 6: Men vi sinh Microbe-Lift DFM giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh LSS hiệu quả
  • Thường xuyên đo độ pH và độ mặn của nước để điều chỉnh cho phù hợp.

Tham khảo: Tôm chết liên tục và cách xử lý

Hy vọng những thông tin do bài viết cung cấp đã giúp bà con nắm rõ những nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách phòng ngừa hội chứng lỏng vỏ (LSS) của tôm thẻ chân trắng hiệu quả. Khi áp dụng các biện pháp phòng ngừa bà con nên sử dụng kết hợp 2 loại men vi sinh Microbe-Lift đã giới thiệu ở trên để mang hiệu quả cao nhất. Liên hệ với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ đặt mua sản phẩm.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký