Vôi thủy sản là loại hóa chất được sử dụng chủ yếu trong nuôi trồng thủy sản. Vôi thủy sản có tác dụng nâng độ pH, độ kiềm, khử phèn đất và nước. Bài viết dưới đây, Biogency sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về vôi thủy sản, phân loại và các đặc điểm nổi bật của vôi thủy sản.
Các nội dung chính
Vôi thủy sản là gì?
Vôi thủy sản là thành phần quan trọng được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Vôi được áp dụng để xử lý đáy ao, kiểm soát chất lượng nước và ngăn chặn sự biến động về độ pH trong môi trường nuôi. Đồng thời, vôi cũng cung cấp Canxi và Magiê giúp duy trì sinh lý động vật khi nuôi trồng thủy sản.
Nguồn cung cấp vôi đến từ nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những khu vực có dự trữ khoáng phong phú. So với các hóa chất khác, vôi thủy sản không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Chính vì vậy, việc sử dụng vôi đã trở thành lựa chọn tối ưu cho bà con nuôi trồng thủy sản.
Phân loại, đặc điểm và ứng dụng của các loại vôi thủy sản
Hiện nay, vôi thủy sản có thể chia làm nhiều loại khác nhau như vôi sống, vôi tôi hay vôi đen. Dưới đây là thông tin chi tiết của từng loại vôi cũng như những đặc điểm nổi bật, ứng dụng của các loại vôi sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
Vôi sống (vôi nung CaO)
Vôi sống (CaO) hay còn được gọi là Canxi oxit, một chất hóa học quan trọng được sản xuất thông qua quá trình nung đá vôi CaCO3 ở nhiệt độ cao, khoảng 900°C. Trong quá trình nung, phản ứng hóa học xảy ra như sau:
CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k) ; ΔH > 0
- Đặc điểm:
Vôi sống được sử dụng trong thủy sản ở dưới dạng tinh thể rắn, có thể là bột hoặc vón cục màu trắng. Đặc biệt, vôi có tính chất phản ứng với nước mạnh mẽ, tạo ra hiệu ứng tỏa nhiệt, có vị đắng và mùi hắc nồng.
- Ứng dụng:
Vôi sống được ứng dụng rộng rãi trong ngành thủy sản, đặc biệt là trong cải tạo môi trường ao nuôi. Vôi có thể điều chỉnh độ pH, hạ phèn, khử trùng, loại bỏ tảo, rêu, nấm mối và diệt khuẩn. Tính chất hút nước mạnh của vôi sống cũng giúp tăng độ kiềm trong ao nuôi.
Tuy nhiên, do khả năng tăng độ pH mạnh, nên vôi nung CaO thường chỉ được sử dụng trong quá trình cải tạo ao, không phù hợp khi ứng dụng vào ao đang nuôi cá, tôm.
Vôi nông nghiệp (vôi đá nghiền, vôi Canxi)
Vôi nông nghiệp còn được biết đến với các tên gọi khác nhau tùy theo vùng miền và là một loại vôi được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Công thức hóa học của vôi nông nghiệp (vôi đá nghiền, vôi calci) là CaCO3 với hàm lượng Canxi cao từ 36 – 38%. Nguồn gốc của loại vôi này là chủ yếu là từ quá trình nghiền nhỏ đá vôi, san hô, vỏ sò.
- Đặc điểm:
Vôi nông nghiệp có hàm lượng CaCO3 từ 95 – 98%, có màu trắng, không có mùi và vị. Chất lượng của vôi nông nghiệp có thể khác nhau tùy thuộc vào các tạp chất được trộn vào trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, việc sử dụng vôi với hàm lượng CaCO3 lớn hơn 75% sẽ đảm bảo hiệu quả cao nhất.
- Ứng dụng:
Vôi nông nghiệp không tác dụng với nước mà chỉ tương tác với axit vô cơ. Do đó, loại vôi này có tác dụng hạ phèn, nâng cao độ kiềm, bổ sung Canxi cho vật nuôi và cây trồng. Đồng thời, vôi nông nghiệp cũng khả năng khử trùng, làm tăng khả năng đệm của nước. Hiện nay, vôi nông nghiệp đã trở thành nguồn dưỡng chất quan trọng trong quá trình quản lý đất đai và nuôi trồng thủy sản.
Vôi tôi
Vôi tôi hay Canxi hydroxit (Ca(OH)2) là chất hóa học quan trọng được sản xuất bằng cách nung đá vôi (CaO) ở nhiệt độ cao, thường là khoảng 800 – 900°C. Quá trình phản ứng hóa học chính:
CaO+ H2O –>Ca(OH)2
- Đặc điểm:
Vôi tôi tồn tại ở dạng rắn, có màu trắng, không mùi, có tính chất dễ cháy. Khi tan trong nước, vôi tôi sẽ tạo thành dung dịch Canxi hydroxit. Đây là biểu hiện của sự tương tác tích cực giữa vôi tôi với nước, có khả năng kiềm hóa môi trường.
- Ứng dụng: Vôi tôi đóng vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Một số ứng dụng của vôi tôi như:
+ Vôi tôi ược sử dụng để nâng cao độ pH của ao nuôi và được áp dụng trong suốt vụ nuôi.
+Tính chất kiềm hóa giúp cải thiện môi trường ao.
+Vôi tôi còn được sử dụng để hạ phèn, diệt khuẩn, khử trùng, loại bỏ rong rêu và các loại ký sinh trong ao nuôi tôm.
+Sự linh hoạt và hiệu quả của vôi tôi làm cho loại vôi này trở thành nguồn dưỡng chất quan trọng trong quá trình quản lý ao nuôi, đảm bảo sức khỏe và phát triển của thủy sản.
Vôi đen (Dolomite)
Vôi đen, hay còn được biết đến dưới tên gọi Dolomite, là một loại vôi có công thức hóa học CaMg(CO3)2, là hợp chất khoáng chứa MgCO3 và CaCO3. Đây là một trong những dạng đá vôi nghiền chứa Magnesium được biết đến với hiệu quả lên đến 109%, có thể khác nhau tùy vào nguồn gốc và thành phần cụ thể.
- Đặc điểm:
Vôi đen thường có màu trắng, sữa hoặc xám đen, không phân rã nhanh trong nước. Vôi không có mùi, không vị. Màu đen của vôi này thường đi kèm với tính chất giàu khoáng, làm cho vôi đen trở thành sự lựa chọn phổ biến trong ngành thủy sản.
- Ứng dụng: Vôi đen (Dolomite) được sử dụng chủ yếu trong ngành luyện kính, sản xuất phân bón, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Những ứng dụng cụ thể của loại vôi này như sau:
+ Vôi đen có tác dụng hạ phèn và tăng hệ đệm cho nước, đặc biệt là trong ao tôm cá.
+ Cung cấp Canxi và Magie, nguyên tố vi khoáng quan trọng cho sự phát triển của thủy sản.
+ Trong ngành thủy sản, vôi dolomite là một thành phần không thể thiếu, được sử dụng để xử lý nước, tăng kiềm tính, cung cấp nguyên tố vi lượng và đa lượng cho thủy sản,
+ Tạo điều kiện cho sự phát triển của tảo, cấu trúc sinh thái không thể thiếu trong hệ thống nuôi trồng thủy sản.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vôi thủy sản mà Biogency đã cung cấp đến bà con. Hiện nay, vôi thủy sản được phân chủ yếu thành 4 loại bao gồm vôi nông nghiệp, vôi sống, vôi tôi và vôi đen, trong đó mỗi loại vôi sẽ có những đặc điểm ứng dụng riêng. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bà con có thể lựa chọn được loại vôi phù hợp khi nuôi trồng thủy sản. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Biogency qua hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ ngay nhé!
>>> Xem thêm: Đất nhiễm phèn do đâu? Biện pháp cải tạo đất nhiễm phèn trong nuôi tôm
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh