Sử dụng cây chó đẻ nói riêng và thảo dược trong nuôi tôm nói chung đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực. Đây được xem là phương pháp hỗ trợ phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả, giảm lượng kháng sinh sử dụng,…trên tôm. Để hiểu rõ hơn, bà con hãy cùng Biogency tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau.
Các nội dung chính
Cây chó đẻ là loại cây gì? Đặc điểm nhận diện
Cây chó đẻ, tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, loài cây thuộc họ thầu dầu, thường mọc dại ở ven đường, ở những cánh đồng khô hay vùng đất hoang. Chúng còn có tên gọi khác là cây cau trời hay diệp hạ châu (dựa vào đặc điểm phía dưới tán lá có những hạt tròn nhỏ)
Đặc điểm nhận diện cây chó đẻ:
- Cây thân thảo, thường cao từ 20-30cm, cao nhất có thể lên tới 70cm
- Thân cây nhẵn, thẳng đứng, màu hồng đỏ hoặc màu xanh
- Thân xốp ở giữa tạo thành một đường rỗng bên trong
- Lá nhỏ, hình bầu dục, mọc so le nhau
- Phía dưới cành có hạt tròn nhỏ
Hiện có 3 loài cây gần giống nhau thuộc họ thầu dầu là diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum.& Thonn), diệp hạ châu ngọt (Phyllanthus urinaria) và một loại diệp hạ châu nữa là Phyllanthus sp. Trong đó, diệp hạ châu đắng chứa nhiều hoạt chất quan trọng cùng dược tính mạnh nhất.
Cây chó đẻ trị bệnh gì cho tôm?
Trong nuôi tôm, cây chó đẻ được xem là một loại thảo dược tự nhiên giúp phòng và trị nhiều bệnh ở tôm hiệu quả. Nguyên nhân là vì trong cây chó đẻ sở hữu những hoạt chất như Phyllanthin, Hypophyllanthin và Corilagin… giúp tôm chống lại một số loại virus nguy hiểm, ức chế các tác nhân gây bệnh, điển hình như:
Bệnh đốm trắng trên tôm
Theo nghiên cứu của TS. Lý Thị Thanh Loan và cộng sự năm 2010, dịch chiết từ cây chó đẻ (100mg/kg trọng lượng tôm) có khả năng giúp tôm chống lại virus gây bệnh đốm trắng trên tôm (White Spot Syndrome Virus – WSSV), với tỷ lệ tôm sống sót đến 96,97%.
Đồng thời loài cây này còn có khả năng ức chế tác nhân gây bệnh đục thân trên tôm càng xanh là MrNV và XSV (theo thuysanvietnam.com.vn).
Các bệnh liên quan đến vi khuẩn Vibrio
Vibrio là nhóm vi khuẩn nguy hiểm trong nuôi tôm, điển hình có thể kể đến các tác nhân lớn như Vibrio alginolyticus gây bệnh phân trắng cho tôm; Vibrio harveyi gây bệnh phát sáng, tử vong hàng loạt,…
Các nghiên cứu đã chỉ ra, cây chó đẻ khô và tươi với nồng độ từ 250-1000ml có khả năng chống lại vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus – tác nhân gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND). Sử dụng cây chó đẻ với liều khoảng 20 gram/kg thức ăn còn góp phần cải thiện tốc độ tăng trưởng của tôm ở giai đoạn ấu trùng và kiểm soát vi khuẩn Vibrio alginolyticus – tác nhân gây nên bệnh hoại tử cơ ở tôm.
Hỗ trợ điều trị và phòng bệnh về gan cho tôm (teo gan, viêm gan…)
Xuất phát từ khả năng hỗ trợ điều trị bệnh gan trên con người, các nhà khoa học đã thử nghiệm trên tôm nuôi và cho thấy có hiệu quả. Theo đó, cây chó đẻ có tác dụng bảo vệ gan, phòng ngừa bệnh lý về gan ở tôm, hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, teo gan.
Ngoài ra, sử dụng cây chó đẻ trong nuôi tôm còn mang lại các công dụng như:
- Tăng cường miễn dịch cho tôm, giúp tôm chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây hại.
- Giúp tôm đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.
- Hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp cho tôm.
- ..v…v..
Các công dụng của cây chó đẻ có thể chưa dừng lại ở đó vì hiện, các công trình về chiết xuất cây diệp hạ châu vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.
Hướng dẫn sử dụng cây chó đẻ trong nuôi tôm hiệu quả
Mặc dù là thảo dược tự nhiên, bà con cũng cần tìm hiểu về cách sử dụng, tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Với cây chó đẻ, cách đơn giản nhất bà con có thể sử dụng trực tiếp cho tôm ăn. Chú ý cây chó đẻ có vị đắng nên thời gian đầu bà con nên trộn với liều lượng ít để tôm quen dần.
Cách phổ biến hơn, được nhiều bà con áp dụng là nấu sôi cây chó đẻ với nước để lấy tinh chất cô đặc, sau đó trộn vào thức ăn của tôm. Với cách này, 1 lít nước cốt sẽ sử dụng cho 20-30kg thức ăn. Tuỳ theo quy mô ao nuôi bà con sử dụng lượng cây chó đẻ phù hợp.
Để tăng hiệu quả trong phòng và điều trị bệnh cho tôm bà con có thể kết hợp các thảo dược khác. Chẳng hạn để trị bệnh gan tụy cấp trên tôm bà con nên kết hợp cây chó đẻ cùng cây mật gấu (tỷ lệ 1:1, tức 1kg cây chó đẻ thì dùng 1kg cây mật gấu) rửa sạch, xay nhuyễn. Sau đó đun sôi hỗn hợp này với 10 lít nước trong 2 tiếng. Đợi nguội, bà con vắt lấy nước cốt là có thể sử dụng.
Ngoài ra, cây chó đẻ đã được nhiều đơn vị nghiên cứu và bào chế ra thành các sản phẩm chứa tinh chất, bà con có thể tìm hiểu mua về và trộn vào khẩu phần ăn của tôm. Lưu ý, liều lượng sử dụng bà con nên tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bên cạnh sử dụng thảo dược như cây chó đẻ, để nâng cao hiệu quả phòng trị bệnh, bà con nên kết hợp sử dụng men vi sinh làm sạch ao nuôi như AQUA C, kiểm soát khí độc NH3, NO2 như AQUA N1. Bên cạnh đó cần thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có biện pháp ứng phó, tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển.
Tài liệu tham khảo:
- YẾN, Phạm Thị Hải, et al. HOẠT TÍNH KHÁNG VI KHUẨN Vibrio parahaemolyticus GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) CỦA CÂY CHÓ ĐẺ THÂN XANH (Phyllanthus amarus) VÀ CHẾ PHẨM EM5. Hue University Journal of Science: Natural Science, 2019, 128.1E: 107-114.
- Cách dùng cây chó đẻ cho tôm ăn – Tạp chí Thủy sản Việt Nam (thuysanvietnam.com.vn)
>>> Xem thêm: Top 5 thảo dược trị bệnh gan cho tôm
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh