Tôm chết cục thịt hay tôm rớt cục thịt là một hiện tượng thường gặp trong nuôi tôm, nhất là vào giai đoạn mưa lớn kéo dài. Tuy nhiên không ít bà con nhầm lẫn đây là một loại bệnh lý trên tôm. Bài viết này bà con hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn về hiện tượng tôm rớt cục thịt nhé!
Các nội dung chính
Tôm chết cục thịt là hiện tượng gì?
Tôm chết cục thịt thực chất là cách gọi cho hiện tượng tôm rớt đáy khi lột xác, một hiện tượng thường gặp ở các ao nuôi. Lúc này tôm chết nhưng vẫn còn tươi, lớp vỏ ngoài mềm hoặc thậm chí chưa kịp hình thành, bị các con tôm khỏe rỉa ăn trông gọn ghẽ nên thường được gọi là tôm rớt cục thịt hay tôm chết cục thịt. Tôm rớt đáy thường xảy ra ở các ao bạt, ao nuôi mật độ cao, môi trường ao có độ mặn thấp, có thể xuất hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau.
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng tôm chết cục thịt
Tôm chết cục thịt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tôm, tỷ lệ sống và năng suất mùa vụ nuôi. Do đó bà con cần hiểu rõ nguyên nhân, hiện tượng cũng như giải pháp xử lý để hạn chế thiệt hại. Có nhiều nguyên nhân khiến tôm chết khi lột xác, dưới đây là các tác nhân chính bà con cần nắm bắt:
- Tôm bị nhiễm bệnh nấm như đen mang do nấm Fusarium (mang tôm dính rong, chuyển màu).
- Ao bị xì phèn hay sau các trận mưa khiến độ pH xuống thấp lúc đang lột xác.
- Tảo tàn, sụp tảo.
- Chất lượng thức ăn kém, tôm thiếu dinh dưỡng, khoáng chất (Na, K, Mg, …).
- Môi trường ao ô nhiễm, hàm lượng khí độc H2S, NH3, NO2, v.v. cao làm giảm khả năng hô hấp của tôm.
- Ao tôm thiếu oxy, hàm lượng oxy hòa tan giảm đột ngột.
- Mật độ tôm quá dày: Khi mới bóc vỏ, thịt tôm còn mềm, tôm bị va chạm vào nhau khiến chúng bị rớt đáy.
- Tôm bị vi khuẩn tấn công khiến tôm bị dính đuôi, chìm xuống đáy.
- Môi trường ao biến động do thời tiết.
Khi thấy tôm chết cục thịt bà con cần làm gì?
Để đưa ra được giải pháp phù hợp nhất, đầu tiên bà con cần xác định được nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tôm rớt đáy bằng cách quan sát, ghi chép các hiện tượng xuất hiện trên tôm. Đem mẫu nước để kiểm tra các chỉ số ao. Kiểm tra nhá xem lượng thức ăn của tôm giảm không.
- Nếu tôm rớt đáy do thiếu dinh dưỡng, khoáng chất thì bà con cần bổ sung vào thức ăn hoặc tạt vào ao. Chú ý sử dụng thức ăn thích hợp với từng giai đoạn của tôm để giúp tôm lột vỏ nhanh, cứng vỏ và không bị rong tảo bám vào.
- Nếu tôm rớt đáy do môi trường ao thì bà con cần kiểm tra lại và tiến hành điều chỉnh các thông số cho phù hợp (độ pH, độ mặn, độ kiềm, hàm lượng oxy hòa tan,…). Để tăng nhanh độ pH trong ao, bà con bón lót từ 50 đến 100kg Ca(OH)2 hòa tan trong nước vào những ngày mát, chiều muộn hoặc những ngày mưa. Đối với vùng nước phèn, ao không bao giờ được quá khô, nên rải vôi để ổn định độ pH. Trước khi mưa lớn, bà con nên rắc 10-20kg/m2 vôi Ca (OH) 2 xung quanh ao để tránh pH giảm đột ngột.
- Nếu tôm rớt đáy do vi khuẩn gây bệnh thì bà con cần liên tục chạy quạt nước, sục khí đáy ao để cung cấp oxy. Điều trị bệnh cho tôm, đồng thời kiểm soát tốt chất lượng nước ao, ổn định tảo bằng vi sinh.
Phòng ngừa tôm chết cục thịt bằng cách chăm sóc ao tôm ngay từ khi thả giống
Hiện tượng tôm chết cục thịt nếu không kịp thời khắc phục, tôm chết liên tục sẽ khó cứu vãn. Chính vì vậy chủ động phòng ngừa là cách tốt nhất thay vì điều trị, khắc phục. Dưới đây là một vài biện pháp bà con có thể thực hiện:
Xử lý kỹ đáy ao trước vụ tôm
Để hạn chế các tác nhân gây bệnh trên tôm, khâu xử lý đáy ao cần được thực hiện kỹ càng, nếu dùng ao bạt thì bạt cần được khử khuẩn. Đặc biệt nếu ao vụ trước bị ô nhiễm, bà con cần phải ngâm với clorin trong 1 ngày, đồng thời dùng bơm chìm hút nước clorin xịt bờ, quạt, phao trước khi rút hết nước và thả tôm. Với trường hợp vụ trước tôm nhiễm bệnh thì trước khi chà bạt bà con nên xịt ướt bạt và rải vôi nóng. Sau đó chà bạt, xịt ướt bạt rồi rắc vôi nóng thêm lần nữa, sau đó ngâm clorin như trên.
Chọn giống khoẻ, nuôi mật độ vừa phải
Bà con chọn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, tôm bố mẹ có chất lượng đảm bảo, có phiếu xét nghiệm âm tính các mầm bệnh đốm trắng, đầu vàng, taura…; cỡ tôm đạt 9 – 11 mm…) Đồng thời thả tôm với mật độ vừa phải để tôm có không gian phát triển. Với ao lót bạt nên từ 100-150 con/m2, với ao đất nên từ 60-80 con/m2.
Chọn thức ăn chất lượng, chế độ ăn phù hợp
Thức ăn công nghiệp cho tôm cần đảm bảo đầy đủ thành phần như protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất. Thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có khả năng tiêu hoá cao giúp tôm hấp thụ tối đa dinh dưỡng. Bà con cũng cần chú ý chọn thức ăn phù hợp với môi trường nuôi, nhất là hàm lượng muối, tránh để ao có độ mặn cao.
Khi cho tôm ăn bà con chú ý để loại thức ăn và khẩu phần phù hợp từng giai đoạn. Ví dụ tôm thả từ 7-10 ngày thì nên dùng ở dạng bột mịn. Đối với tôm sau 10 ngày thì nên cho ăn dạng hạt nhỏ để tôm làm quen. Sau 15 ngày thì có thể sử dụng thêm khoáng chất, vitamin và chế phẩm vi sinh. Bà con cũng cần chú ý bảo quản thức ăn đúng cách, tránh sử dụng thức ăn hư hỏng.
Sử dụng chế phẩm vi sinh kiểm soát chất lượng nước
Môi trường ao ô nhiễm là nguyên nhân hàng đầu khiến tôm rớt đáy, nhiễm bệnh. Bổ sung men vi sinh là cách làm đơn giản, an toàn và hiệu quả để kiểm soát chất lượng môi trường ao. Bà con tham khảo men vi sinh Microbe-Lift AQUA C, sản phẩm làm sạch ao nuôi rất được ưa chuộng hiện nay. Kết hợp thêm men vi sinh xử lý khí độc là Microbe-Lift AQUA N1.
Cách dùng men vi sinh khá đơn giản, bà con chỉ cần bổ sung đúng liều lượng vào chiều tối. Về liều lượng tùy theo tình hình ao kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bà con cụ thể nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Để được hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng men vi sinh Microbe-Lift cũng như các giải pháp sinh học giúp hạn chế tình trạng tôm chết cục thịt, nuôi tôm an toàn, hiệu quả, bà con liên hệ ngay Biogency theo HOTLINE 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Cách làm tôm nhanh cứng vỏ sau lột theo tư vấn của chuyên gia
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh